Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 1010 (Trang 75 - 80)

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC

3.2.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong thời kì này còn tồn tại một số tiêu cực.

Cần phải thấy rằng, cho đến nay và trong hơn 10 năm tới vẫn có những sự khác biệt về chính trị, kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Những khác biệt này tác động không nhỏ đến sự phát triển quan hệ giữa hai nước:

về chính trị, công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong hệ thống chính trị Việt

Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo với vai trò đặc biệt quan trọng của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Còn Hàn Quốc áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập, theo phương thức chính trị tư bản chủ nghĩa, thể chế và bộ máy nhà nước vận hành theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Các quyết định chính trị, trong đó có chính sách đối ngoại, thường được hình thành thông qua các cuộc cọ sát và đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các chính đáng và các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội.

Trên phương diện kinh tế, Việt Nam và Hàn Quốc tuy đều chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, nhưng có điều khác biệt quan trọng là nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vai trò quản lí, điều tiết vĩ mồ mạnh, trong khi nhà nước Hàn Quốc không nhấn mạnh vai trò đó, mà đề cao cơ chế tác động của thị trường. Hai nước đều có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu phát triển, song mức độ, tiến độ và định hướng ưu tiên trong hội nhập kinh tế của mỗi bên khác nhau tương đối cơ bản. Do vậy, sự phát triển quan hệ kinh tế Việt - Hàn sẽ tùy thuộc chủ yếu vào sự chủ động của doanh nghiệp hai nước, nhất là từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Trên phương diện đối ngoại, Hàn Quốc chú trọng thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng, tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Nga... Trong khi đó, Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước láng giềng khu vực, đồng thời rất cần khai thác “nhân tố các nước lớn” nhằm thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước này. Mặt khác, vị thế quốc tế của Hàn Quốc và Việt Nam là khác nhau, càng đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách chủ động trong phát triển quan hệ song phương với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, vấn đề của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là nhân tốc nhạy cảm trong quan hệ Việt - Hàn.

Cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc luôn luôn bất họp lí, trong buồn

tăng. Phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, còn chịu nhiều rào cản thương mại, cồng tác xúc tiến thương mại hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, tỉ trọng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc vẫn là một con số khá khiêm tốn.

Khoảng cách trong trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn quá xa. Trong khi Hàn Quốc đã là một nước tư bản phát triển, có kinh nghiệm quản lí tiên tiến và kĩ thuật công nghệ hiện đại thì Việt Nam đang ở trong quá trình cồng nghiệp hóa, yếu kém và tồn đọng còn nhiều. Tất cả những sự chênh lệch nói trên là trở ngại lớn trong quan hệ giữa hai nước. Sự phân bổ dòng FDI của Hàn Quốc ở Việt Nam có độ tập trung cao, chủ yếu ở bốn tỉnh là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.

Vấn đề lao động: Tại Việt Nam, Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị đình cồng. Nguyên do là người sử dụng lao động Hàn Quốc chưa nắm kĩ Luật Lao động Việt Nam, tập quán văn hóa, ngôn ngữ, lại vận dụng một cách cứng nhắc điều kiện lao động ở Hàn Quốc vào Việt Nam... nên xảy ra tình trạng xúc phạm nhân phẩm, ngược đãi, kì thị văn hóa. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ họp đồng trốn ra ngoài làm việc khá cao, làm cho người quản lí Hàn Quốc có nhận thức không tốt về kỉ luật lao động của người Việt Nam, bên cạnh đó là sự tuyên truyền, phổ biến văn hóa, lịch sử Việt Nam tại Hàn Quốc còn hạn chế...

Những vấn đề xã hội khác: Tỉ lệ đàn ông Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam tăng cao. Hiện tượng các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc là điều tự nhiên, nhưng việc xảy ra một số tệ nạn như thương mại hóa phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm, lừa gạt... có lúc tạo nên những căng thẳng, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Các đường dây “sex tour”, đối tượng tội phạm... từ Hàn Quốc vào Việt

Nam, tình trạng gia tăng người Việt Nam phạm pháp trên đất Hàn Quốc cũng là những vấn đề xã hội mà hai bên phải phối họp giải quyết.

Giao lưu văn hóa: Gần đây, văn hóa đại chúng Hàn Quốc như phim truyền hình, điện ảnh, âm nhạc... đang xâm nhập mạnh vào Việt Nam, trong khi sự quảng bá của văn hóa Việt Nam vào đất nươc Hàn Quốc lại rất hạn chế. Văn hóa là cội nguồn, tâm hồn của mỗi dân tộc, nên nếu giao lưu văn hóa một chiều như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định trên quan hệ hai nước.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, một vấn đề khác là trong quá khứ Hàn Quốc từng hỗ trợ Mỹ, đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam, từng gây nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam. Mặc dù Việt Nam chủ trương khép lại quá khứ để hướng tới tương lai và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã chính thức hối tiếc về quá khứ đó, đã có nhiều nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, nhưng nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn chưa thể quên đi điều đó.

Sự nổi lên của Trung Quốc vừa mang lại cơ hội phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức cho nhiều nước trong khu vực. Những cải cách của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt sau khi nước này gia nhập WTO, kết họp với sự chuyển biến chiến lược phát triển kinh tế và những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đang làm cho dòng đầu tư đổ vào châu Á nhằm vào Trung Quốc. Trong dòng đầu tư đó bao gồm cả đầu tư từ Hàn Quốc. Điều này ít nhiều tác động lên quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc.

Ngày nay các thị trường chính của Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, EU và đây cũng là những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nếu xem xét trên khía cạnh trình độ phát triển kinh tế, bản thân Hàn Quốc cũng cần thu hút đầu tư và công nghệ cao. Vì vậy, họp tác kinh tế với Hàn Quốc cũng đi cùng vói sự cạnh tranh quyết liệt.

Những phân tích trên cho thấy rằng, quan hệ đối tác toàn diện Việt- Hàn có đầy

Việt Nam - Hàn Quốc có triển vọng mở rộng hợp tác, nhất là trong những lĩnh vực đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên như họp tác khai thác dầu khí, hóa dầu, năng lượng, giao thông, xây dựng đồ thị, nhà ở, nuôi hồng cồng nghệ, đào tạo cán bộ, đặc biệt là những ngành mà Hàn Quốc có thế mạnh như điện tử, viễn thông, tin học... vẫn là những hướng phối họp hành động có triển vọng giữa hai nước. Ngoài ra, hai bên còn có khả năng mở rộng họp tác sang các lĩnh vực khác như khí tượng thủy văn, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, họp tác về văn hóa, giáo dục và du lịch.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 1010 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)