CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
II- PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ CHO TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG
1.1. Phân tích chi phí - lợi ích
- Có nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường và tất cả các phương pháp đánh giá tác động môi trường khác chủ yếu phân tích định tính, định lượng về môi trường, thông qua các thông số môi trường được lựa chọn. Còn phương pháp phân tích chi phí lợi ích thường sử dụng kết quả của các phương pháp khác từ đó phân tích sâu về mặt kinh tế thông qua việc so sánh giữa lợi ích đạt được của một dự án và những khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đó. Lợi ích và chi phí để tiến hành phân tích bao gồm những khoản thực thu, thực chi bằng tiền của dự án (Những khoản thu chi này gọi là thu chi tài chính và quá trình phân tích mà chỉ dựa vào những khoản thực thu, thực chi bằng tiền được gọi là phân tích tài chính đối với dự án, quá trình phân tích này chỉ cho biết dự án này có hiệu quả hay không có hiệu quả đối với doanh nghiệp hay đối với chủ đầu tư).
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích liệt kê các giải pháp lựa chọn và phân định rõ lợi ích thực mà mỗi giải pháp đó mang lại cho xã hội. Trên cơ sở đó sắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên và lựa chọn giải pháp mang lại cho xã hội lợi ích thực cao nhất.
1.2. Phân tích lợi ích - chi phí mở rộng
- Phân tích chi phí lợi ích mở rộng còn được phân tích dưới giác độ kinh tế trong đó bao gồm ngoài những khoản thực thu và thực chi bằng tiền của dự án và những tác động của dự án đến tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường, kinh tế - xã hội. Những tác động tích cực sẽ được quy đổi thành lợi ích của dự án và những tác động tiêu cực sẽ được quy đổi thành chi phí của dự án. Và những tác động này cũng được quy đổi thành tiền kết hợp với những khoản thực thu, thực chi bằng tiền để tiến hành phân tích. Quá trình này là quá trình phân tích chi phí lợi ích mở rộng hay
9 8
phân tích kinh tế đối với một dự án. Nó cho biết dự án có hiệu quả hay không có hiệu quả đối với xã hội.
- Khái niệm: Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là một phương pháp phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện các hoạt động đó gây ra. Thông thường người ta tách phần môi trường riêng ra là Et để nhấn mạnh lợi ích và chi phí môi trường.
- Công thức: ∑ (Bt – Ct ± Et)/(1+r)t
- Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí và lợi ích về tài nguyên, môi trường và các thành viên khác trong xã hội.
- Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng khác với phân tích tài chính:
+ Phân tích tài chính chỉ liên quan đến chi phí và lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư.
+ Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng: liên quan đến phạm vi xã hội, xác định lợi ích và chi phí ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng có bao gồm phân tích tài chính, nó xem xét trên phương diện lợi ích thực mang lại cho xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu thuật ngữ phân tích lợi ích - chi phí được sử dụng với ý nghĩa đặc biệt mà các nhà kinh tế thường dùng để ám chỉ việc đánh giá các dự án về mặt xã hội hay chính là phân tích chi phí - lợi ích mở rộng.
2. Các bước tiến hành phân tích chi phí - lợi ích Bước 1: Xác định các giải pháp thay thế
Bước này xác định các giải pháp khác nhau cho một quyết định chính sách.
Với những quyết định có thể gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng thì bảo vệ môi trường là một giải pháp riêng biệt. Ví dụ: Với chính sách có nên cấp giấy phép khai thác gỗ ở các khu rừng nguyên sinh vùng Tây Nguyên để làm gỗ xẻ cho một dự án sản xuất đồ gỗ được đầu tư vào vùng ven biển Nam Trung Bộ hay không?
Rõ ràng giữ nguyên vẹn rừng, không khai thác chúng cũng là một giải pháp.
Bước 2: Phân định chi phí và lợi ích
Bước này lập một danh mục đầy đủ về các khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các hành động của một giải pháp thay thế. Tất cả các giải pháp thay thế đều được phân định chi phí và lợi ích.
Cần chú ý trong việc phân định lợi ích và chi phí phải mang ý nghĩa xã hội.
Đôi khi một số khoản tiền mà có thể thường xuyên được xem như là một khoản chi phí hay lợi ích sẽ không được coi là có ý nghĩa xã hội. Ví dụ Nhà đầu tư Việt Nam đóng thuế cho Nhà nước xét về mặt xã hội không phải là chi phí.
Bước 3: Đánh giá chi phí và lợi ích
Bước này thực hiện việc định giá bằng tiền các chi phí và lợi ích đã được xác định ở trên. Giá thị trường đối với một mặt hàng có thể không đúng do thị trường thường xuyên không hoàn hảo. Vì vậy có thể sử dụng giá thị trường thế giới đối với các mặt hàng trao đổi trên thị trường thế giới vì nó là những chỉ số tốt hơn về mặt giá trị so với giá thị trường trong nước. Đối với những yếu tố ảnh hưởng không có giá thị trường thì người ta thường sử dụng giá tham chiếu.
Bước 4: Tính toán giá trị các chỉ tiêu liên quan
Những chỉ tiêu thường được sử dụng để tính toán là: Giá trị hiện tại ròng (NPV); tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR).
* Lợi nhuận tuyệt đối hay lợi ích ròng của dự án: NPV NPV = Σ (Bt – Ct)/(1 +r)t (t = 0 - n)
Trong đó:
NPV là lợi ích ròng của dự án
n: thời gian (số năm hoạt động của dự án)
t là thời điểm hay năm phát sinh lợi ích hay chi phí Bt là lợi ích tài chính phát sinh tại thời điểm t
1 0 0
Ct là chi phí tài chính phát sinh tại thời điểm t r: tỷ lệ chiết khấu hay hệ số chiết khấu
(1+r)t là nhân tố chiết khấu
Sở dĩ phải sử dụng hệ số và nhân tố chiết khấu vì các khoản lợi ích hay chi phí của một dự án thường phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Trong khi đó người ta lại tiến hành phân tích dự án chỉ trong thời kỳ hiện tại khi dự án được xét duyệt, chưa bắt đầu hoạt động. Bởi thế phải thông qua hệ số và nhân tố chiết khấu để quy đổi các khoản lợi ích/chi phí ở mọi thời điểm khác nhau về cùng một giá trị đó là giá trị hiện tại để so sánh, phân tích.
+ NPV>0 => Dự án có hiệu quả đối với chủ đầu tư + NPV = 0 => Dự án hoà vốn đối với chủ đầu tư
+ NPV <0 => Dự án không có hiệu quả đối với chủ đầu tư Nếu dự án có lợi ích môi trường: BEt
=> NPV = ∑ (Bt + BEt– Ct )/(1+r)t (t = 0- n).
Nếu dự án có chi phí môi trường CEt
=> NPV = ∑ (Bt – Ct - CEt )/(1+r)t (t = 0- n).
*Chú ý:
r: Đối với doanh nghiệp là lãi suất vay vốn
r: trong phân tích kinh tế là chi phí cơ hội của tiền (Thông thường r trong phân tích kinh tế> trong phân tích tài chính).
+ NPV> 0 => Dự án có hiệu quả đối với xã hội + NPV =0 => Dự án hoà vốn đối với xã hội
+ NPV<0 => Dự án không có hiệu quả đối với xã hội Tóm lại:
1 0
Bt/(1+r)t Ct/(1+r)t BCR = ∑
t=0 n
Bt+BEt/
(1+r)t Ct/(1+r)t BCR = ∑
t=0 n
Bt/(1+r)t Ct+CEt /(1+r)t BCR = ∑
t=0 n
Bt - Ct (1+k)t
∑ = 0 t=0
n
+ Nếu có lợi ích môi trường mà NPVTC <0 (không có hiệu quả đối với doanh nghiệp) và NPVKT >0 (Có hiệu quả đối với xã hội) => Cần phải khuyến khích bằng cách: Cho vay vốn với lãi suất thấp; Trợ cấp trên 1 đơn vị sản phẩm => Vừa hiệu quả đối với doanh nghiệp vừa có hiệu quả đối với xã hội.
+ Nếu có chi phí môi trường mà NPVTC >0 và NPVKT <0 => Biện pháp khắc phục: không cho vay với lãi suất thấp; Đánh thuế môi trường, thu phí môi trường để nếu dự án đó hoạt động nó phải đồng thời có hiệu quả đối với doanh nghiệp và xã hội.
* Lợi nhuận tương đối (BCR) - tỷ suất B/C
+ BCR>1 => Có hiệu quả doanh nghiệp + BCR< 1 => Không có hiệu quả doanh nghiệp Nếu có ngoại ứng:
Có lợi ích môi trường:
Có chi phí môi trường:
+ BCR> 1=> Có hiệu quả xã hội
+ BCR < 1 => Không có hiệu quả xã hội
* Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (k)
- IRR là hệ số mà tại đó giá trị của NPV = 0
<=>
1 0 2
- Hệ số hoàn vốn nội bộ không phải là hệ số chiết khấu r mà chỉ tương đương với hệ số chiết khấu khi giá trị của NPV = 0
- Trong trường hợp k> r thì dự án sẽ có hiệu quả và lúc đó k càng lớn thì hiệu quả của dự án càng cao và ngược là k < r thì dự án sẽ không có hiệu quả, lúc đó NPV
= 0
- Hệ số hoàn vốn nội bộ k thường được các tổ chức tài chính sử dụng để xem xét mức độ hấp dẫn của một dự án.
* Ba chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau:
NPV (B-C) BCR(B/C) IRR(k) Đánh giá
>0 >1 >r Dự án hoạt động có hiệu quả
= 0 = 1 = r Dự án hoà vốn
<0 <1 <r Dự án hoạt động không hiệu quả
Bước 5: Sắp xếp thứ tự các giải pháp thay thế
Bước này dựa trên cơ sở các chỉ tiêu tính toán để sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp đã đề ra ở bước 1. Sự sắp xếp này căn cứ vào:
- Đối với chỉ tiêu NPV: giải pháp mang lại giá trị dương và có giá trị cao nhất lên đầu.
- Đối với chỉ tiêu BCR: thường dùng giải pháp có chỉ số lớn hơn 1và sắp xếp giải pháp có BCR cao nhất lên đầu.
- Đối với chỉ tiêu IRR, sắp xếp ưu tiên lên đầu đối với những giải pháp có IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi lẽ chúng ta đặt ưu tiên chuyển lợi ích cho thế hệ tương lai.
1 0
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Một dự án khai thác khoáng sản dự định tiến hành trong vòng 5 năm.
Những số liệu về lợi ích và chi phí được cho trong bảng dưới đây (đơn vị tính: Triệu đồng)
Lợi ích hay chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1. Chi phí xây dựng và khai thác 1700 500 600 700 800 900 2. Chi phí môi trường ngoại ứng 200 100 100 100 100 100 3. Lợi ích do bán khoáng sản 0 1100 1200 1300 1400 1500
Cho tỷ lệ chiết khấu là 12%
a. Viết công thức tính NPV cho đánh giá dự án?
b. Dựa vào việc tính chỉ tiêu NPV, hãy giải thích: chủ dự án có thực hiện dự án này không?
c. Các nhà quản lý có mong muốn thực hiện dự án này không?
d. Nếu cần cho phép thực hiện dự án, cơ quan quản lý phải có chính sách như thế nào đối với người khai thác khoáng sản?
e. Thể hiện các kết quả tính toán trên đồ thị.
Bài 2. Một dự án sản xuất chế phẩm vi sinh từ rác thải dự tính thực hiện trong vòng 5 năm. Những số liệu về lợi ích và chi phí được cho trong bảng dưới đây (đơn vị tính: triệu đồng).
1 0 4
Lợi ích hay chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1. Chi phí xây dựng và sản
xuất
1500 400 450 500 550 600
2. Lợi ích do bán sản phẩm 0 600 650 700 750 800
3. Lợi ích môi trường 0 200 200 200 200 200
Dựa vào việc tính toán chỉ tiêu NPV, hãy giải thích:
a. Dự án có hiệu quả hay không nếu bỏ qua việc chiết khấu các giá trị lợi ích và chi phí (tỷ lệ chiết khấu bằng 0).
b. Hiệu quả của dự án thay đổi như thế nào nếu sử dụng một tỷ lệ chiết khấu là 12% cho các giá trị lợi ích và chi phí?
c. Thể hiện các kết quả tính toán trên bằng đồ thị biến trình từ năm 0 đến hết năm thứ 5.
Bài 3. Một dự án nuôi tôm ở vùng ven biển có những số liệu cơ bản như sau:
Lợi ích hay chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Doanh thu từ sản phẩm 0 290 280 270 260 250
2. Chi phí đầu tư và sản xuất 450 120 130 140 150 160 3. Chi phí môi trường (người
nuôi tôm không phải trả)
0 10 20 30 40 50
Người nuôi tôm được vay tiền từ ngân hàng với lãi suất 8%/năm; Các nhà kinh tế lại tính rằng chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn này là 10%
a. Người nuôi tôm sẽ tính NPV cho dự án này như thế nào? Có nên thực hiện dự án này không?
b. Các nhà quản lý kinh tế và môi trường sẽ đánh giá như thế nào về hiệu quả của dự án?
1 0
c. Nếu để dự án này thực hiện, các nhà quản lý nên có chính sách như thế nào đối với người nuôi tôm?
Bài 4: Cho số liệu về một dự án như sau:
Lợi ích - Chi phí
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
CP ban đầu 1200 0 0 0 0 0 0 0
Chi phí hàng năm
0 500 600 700 800 900 1000 1100
Doanh thu hàng năm
0 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Chi phí môi trường
200 250 300 350 400 450 500 550
a. Chi phí môi trường mà dự án này tạo ra cho xã hội có thể là những loại chi phí nào?
b. Dự án này có hiệu quả hay không khi doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất 10%/
năm (Dùng NPV phân tích).
c. Dự án này có hiệu quả đối với xã hội không khi chi phí cơ hội của tiền trong giai đoạn này là 12%/năm.
d. Theo anh/chị để dự án này được thực hiện Nhà nước cần có chính sách gì đối với doanh nghiệp.
1 0 6