CHƯƠNG IV: KHAN HIẾM TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ, KINH TẾ VÀ
III- CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT DÂN SỐ
1.1. Học thuyết Thomas R. Malthus
- Thời gian: năm 1789 - Sách: "Những hiểu biết về quy luật dân số và tác động của nó đến nâng cao đời sống xã hội"
- Nội dung học thuyết: Dân số tăng theo cấp số nhân, cứ 25 năm lại tăng gấp đôi trong khi đó của cải vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng. Hậu quả tất yếu của nó là nạn thừa nhân khẩu, đói nghèo, dịch bệnh và chiến tranh.
- Ưu điểm: đơn giản, phù hợp với đặc điểm lịch sử của quy luật dân số.
- Nhược điểm: chưa tính đến khả năng phát triển của khoa học kỹ thuật và quan niệm về gia đình hiện đại. Malthus đã cho rằng dân số cứ tăng lên mãi theo khả năng sinh sản tự nhiên mà không quan tâm đến một thực tế là mức sinh chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đương thời, của những quan điểm xã hội và nhu cầu cá nhân của từng kiểu gia đình. Do vậy những phương pháp giải quyết được đề ra không đúng.
1.2. Học thuyết về quá độ dân số
- Học thuyết quá độ dân số xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng dân số.
- Nội dung học thuyết: chia làm 3 giai đoạn (thực tế ở các nước phát triển) + Giai đoạn 1: Thời kỳ trước cách mạng công nghiệp. Trong thời kỳ này tỷ suất sinh và tỷ suất chết của dân số đều khá cao (khoảng 50 phần nghìn) với mức sinh cao hơn không đáng kể so với mức chết, vì vậy dân số tăng rất chậm, thậm chí ổn định.
1 1 Tỷ suất sinh
và chết hàng
năm (‰) Tỷ suất sinh
Tỷ suất chết
Thời gian Giai
đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3 Hình: Quá độ dân số
+ Giai đoạn 2: Thời kỳ cách mạng công nghiệp. Cùng với những tiến bộ trong công nghiệp, mức sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phương pháp y tế cộng đồng đã được nâng cao, nhờ đó tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt, tuổi thọ trung bình tăng dần từ 40 lên 60 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ sinh lại không thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước. Kết quả là dân số trong giai đoạn này tăng lên một cách nhanh chóng và đôi khi được gọi là "bùng nổ dân số".
+ Giai đoạn 3: Tác động của công nghiệp hoá tới các điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến những thay đổi làm tăng tuổi thọ trung bình của con người đồng thời lại làm cho mức sinh giảm dần. Đến cuối giai đoạn này, mức sinh và mức chết đều thấp và cân bằng ở mức khoảng 10 phần nghìn, dân số ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là lúc này đời sống cao, chăm sóc y tế tốt, phụ nữ tham gia lao động sản xuất và các công tác xã hội khác nên phụ nữ lấy chồng muộn chiếm tỷ lệ cao; bản thân các gia đình cũng có ý thức sinh ít con để bố mẹ ít phải đầu tư thời gian và tăng dần đầu tư vật chất, tinh thần cho con (chuyển từ nhu cầu "số lượng" sang "chất lượng" đối với con cái)
1.3. Học thuyết kinh tế vi mô về mức sinh
- Nội dung học thuyết: Trẻ em được nhìn nhận như những hàng hoá mang lại độ thoả dụng cho người tiêu dùng trong một thời gian dài. Theo lý thuyết hành vi người tiêu dùng, các cá nhân (trong trường hợp này là các ông bố, bà mẹ) với mức
1 2 0 Chi phí cho con cái
MC2
MC1 D1 =
MB1 D2 = MB2
Q 1 Q
2
Số con Hình: Cầu về số con trong gia đình
thu nhập nhất định sẽ cố gắng tối đa hoá mức thoả dụng của mình thông qua việc lựa chọn tiêu dùng các hàng hoá hàng ngày, các hình thức dịch vụ, nghỉ ngơi, dụ lịch…
và lựa chọn việc cần sinh bao nhiêu con để có thể bảo đảm điều kiện thu nhập, lao động cũng như các nhu cầu học hành, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống tinh thần cho con cái.
- Sự lựa chọn của họ chịu ảnh hưởng của thu nhập và giá cả của các loại hàng hoá. Giá cả của con cái chính là các chi phí kinh tế cho trẻ em, bao gồm chi phí tài chính (thức ăn, quần áo, nhà ở, học hành, thuốc men…) và chi phí cơ hội (chi phí hay thu nhập mà cha mẹ mất đi như nghỉ việc hoặc từ bỏ cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác để nuôi con…). Thu nhập còn phụ thuộc vào những lợi ích kinh tế mà cha mẹ hy vọng nhận được từ con cái trong tương lai.
MC1: Chi phí cận biên của con cái khi kinh tế - xã hội chưa phát triển MC2: Chi phí cận biên của con cái khi kinh tế - xã hội phát triển
D1 = MB1: Cầu = Lợi ích cận biên của con cái khi kinh tế - xã hội chưa phát triển
D2 = MB2: Cầu = Lợi ích cận biên của con cái khi kinh tế - xã hội phát triển
1 2
- Khi kinh tế - xã hội chưa phát triển:
+ Chi phí cho trẻ em thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn và những nơi trẻ em không đi học, phụ nữ ít tham gia lao động xã hội.
+ Lợi ích từ con cái lại tương đối lớn vì ngay từ lúc còn ít tuổi, trẻ em đã có thể lao động để đóng góp vào thu nhập của gia đình; khi cha mẹ già, con cái có thể trợ giúp về kinh tế và chăm sóc lúc ốm đau.
=> Mức sinh cao
- Khi kinh tế - xã hội phát triển:
+ Chi phí kinh tế cho trẻ em khá cao; đặc biệt, sự gia tăng mức độ tham gia của phụ nữ vào lao động và tiền lương cao hơn trên thị trường đã làm tăng thêm chi phí cơ hội của trẻ em. Bố mẹ mong muốn “chất lượng” hơn là “số lượng”.
+ Lợi ích từ con cái mang lại không cao vì con cái ít có thời gian để chăm sóc và trợ giúp bố mẹ, mặt khác các khoản lương hưu và trợ cấp xã hội đảm bảo cho cha mẹ già không bị lệ thuộc vào sự phụng dưỡng của con cái.
=> Trẻ em không phải là một lĩnh vực đầu tư tốt vì chi phí thì cao mà lợi ích kinh tế lại thấp => Mức sinh thấp
2. Phát triển kinh tế, dân số và môi trường
2.1. Tác động của gia tăng dân số đến việc sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường
Dân số có mối quan hệ trực tiếp đến môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và phát thải vào môi trường. Tác động đến tài nguyên và chất lượng môi trường (tác động môi trường) của dân số được Paul Ehrlich và John Holdren đề cập năm 1971 dưới dạng một đồng nhất thức như sau:
I = P x F (1) Trong đó:
1 2 2
I: Tác động môi trường của dân số và các yếu tố liên quan đến dân số P: Quy mô dân số
F: Mức độ tác động môi trường tính bình quân theo đầu người
Mức độ tác động môi trường tính bình quân theo đầu người lại là một hàm của một loạt biến số.
F = f[P, c, t, g(t)] (2) Trong đó:
c: mức tiêu dùng bình quân đầu người
t: tác động môi trường của công nghệ tính trên một đơn vị tài nguyên được sử dụng
g: lượng tài nguyên được sử dụng
Theo đó, (1) cũng có thể được biểu diễn dưới một dạng khác : I = P x A x T (3) Trong đó:
A: Mức độ sử dụng tài nguyên bình quân đầu người
T: Tác động môi trường của việc sử dụng tài nguyên (hay là tác động của công nghệ).
=> Mô hình cho thấy, tổng tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào quy mô dân số (P), các biến số có liên quan đến mức tác động bình quân đầu người.
Xu hướng là tiêu thụ bình quân đầu người tăng => tác động của công nghệ khai thác và chế biến tài nguyên tăng => Gây ra những tác động tiêu cực.
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:
+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp…
1 2 SỨC ÉP DÂN SỐ
Phát triển kinh tế Tài nguyên Môi trường Chất lượng cuộc sống
Tổng sản phẩm
quốc dân
Bố trí cơ cấu kinh tế ngành
và lãnh
thổ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Cung cấp lương
thực thực phẩm
Phát triển văn hoá, y
tế, giáo
dục
Thu nhập
bình quân đầu người Thu
hẹp không
gian cư trú
Ô nhiễm và suy thoái
môi trường
Khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên
+ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm do nghèo đói ở các nước đang phát triển và ô nhiễm do tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá.
Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển và đang phát triển gây ra hiện tượng di dân dưới mọi hình thức.
+ Sự gia tăng dân số đô thị, hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị gây ra tình trạng quá tải, làm cho môi trường nhiều khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.
+ Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự gia tăng dân số; ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải rắn tăng lên; Các tệ nạn xã hội gia tăng và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
1 2 4
2.2. Nghèo đói và môi trường
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về chuẩn mực đói nghèo, nhưng có thể nói đói nghèo trước hết là thiếu thốn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, học hành. Hiện tượng đói - nghèo của thế giới chủ yếu là do sự phân phối thiếu công bằng làm cho một số đông dân không đạt mức sống cần thiết tối thiểu, làm cho thể lực, trí lực của người lao động bị hạn chế, tính sáng tạo của người lao động không có đất để phát triển.
Do phải đối mặt với sự sống còn trước mắt, những người nghèo vừa là nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, vừa là nạn nhân của chính sự tàn phá môi trường ấy tạo ra "vòng tròn luẩn quẩn" của nghèo đói.
Giữa nghèo đói và môi trường có mối quan hệ tác động chủ yếu bao gồm:
- Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo vốn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội.
- Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho kết cấu hạ tầng, văn hoá, giáo dục và các dự án cải tạo môi trường.
- Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt.
- Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
- Nghèo đói góp phần vào bùng nổ dân số…
3. Các chính sách nhằm bảo đảm cân đối giữa gia tăng dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
3.1. Chính sách nhằm đạt được tỷ lệ gia tăng dân số hợp lý
Hiện nay với tình hình gia tăng dân số tăng nhanh, con người đang bị đe doạ bởi 3 nạn đói: đói ăn, đói học và đói việc làm. Dân số tăng nhanh cũng làm cho
1 2
khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. Nghèo đói cùng với tốc độ tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển là nguyên nhân dẫn đến tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cao làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, suy thoái môi trường, giảm đa dạng sinh học.
Cùng với việc sử dụng một khối lượng lớn tài nguyên để thoả mãn nhu cầu đời sống cho số dân đông con người lại phát thải vào môi trường một lượng chất thải lớn hơn bao giờ hết.
Hướng đi tới của các thế kỷ tiếp theo là giảm tỷ lệ tăng dân số nhằm bảo đảm ổn định và nâng cao mức sống của cộng đồng xã hội đồng thời bảo đảm sự phát triển không vượt quá giới hạn chịu đựng của các hệ sinh thái.
- Tỷ lệ tăng dân số phù hợp cần được xác định cụ thể căn cứ vào khả năng phát triển lực lượng sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực.
+ Đối với những nước công nghiệp phát triển, trình độ lực lượng sản xuất cao, số lượng máy móc sử dụng trong sản xuất chiếm tỷ lệ lớn và ngày một hiện đại, năng suất lao động cao nên nhu cầu lao động hàng năm tăng không đáng kể, thậm chí ổn định nên tỷ lệ tăng dân số 0,3 - 0,5% là hợp lý.
+ Ngược lại ở các nước đang phát triển, sử dụng lao động của con người (bao gồm cả lao động chân tay) chiếm tỷ lệ lớn, năng suất lao động thấp nên nhu cầu về số lượng lao động cao. Ngoài ra, trong thời gian tới, nhu cầu phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông… sẽ đòi hỏi gia tăng lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng. Trong một vài thập kỷ tới, các nước đang phát triển cần tỷ lệ tăng dân số ở mức trên dưới 1%, thậm chí 1,5%/năm. Trên thực tế tỷ lệ tăng dân số ở các nước này khá cao có khi vượt cả con số đó.
- Chính sách nhằm đạt được tỷ lệ gia tăng dân số hợp lý có thể sử dụng cả các chính sách trực tiếp và gián tiếp:
+ Biện pháp tác động trực tiếp tới biến số dân số: ví dụ như chính sách sinh 1 con ở Trung Quốc, cung cấp các biện pháp và dịch vụ đầy đủ cho kế hoạch hoá gia
1 2 6
đình…
+ Những biện pháp chính sách dân số gián tiếp: theo hướng tiếp cận kinh tế trong việc kiểm soát dân số. Biện pháp này được thực hiện thông qua việc xác định các nhân tố có thể tác động đến quy mô của gia đình, để tiến hành thay đổi chúng. Để làm được điều đó chúng ta phải biết được quyết định về mức sinh bị tác động như thế nào bởi hoàn cảnh kinh tế của các gia đình. Ví dụ về những biện pháp gián tiếp như:
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống và các cơ hội học hành, việc làm, chăm sóc sức khoẻ của con người, tạo điều kiện phát triển cho phụ nữ…
3.2. Chính sách phân bố lại dân cư và sử dụng hợp lý lao động
Vì những lý do lịch sử, tình hình chung của nhiều quốc gia trên thế giới là dân cư phân bố không đều, không hợp lý. Phần lớn dân cư thế giới tập trung ở một số vùng đồng bằng, ven biển. Do đó cần phải có chính sách di dân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Để tạo được sức hút đối với việc điều dân từ vùng đông dân đến vùng ít dân, cần phải tổ chức tốt sản xuất và có chính sách giữ dân ở những vùng tiếp nhận nhập cư. Khả năng giữ dân tốt nhất là tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ, thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống cho người dân, làm cho người nhập cư sớm thấy hoà mình vào cộng đồng mới. Việc di dân cũng cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa số dân tăng cơ học và khả năng về tài nguyên, môi trường của vùng tiếp nhận, cần chuẩn bị "sức chứa" cho vùng tiếp nhận nhập cư một cách toàn diện.
Các quốc gia cần có một hệ thống chính sách phù hợp như quy định về sử dụng tài nguyên, về xây dựng nhà ở, hình thành khu dân cư mới, xây dựng hoặc bổ sung trường học, bệnh viện, các hệ thống dịch vụ khác như điện, nước, ngân hàng, giao thông vận tải và thông tin.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đúng mức đến hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị để thiết kế những chính sách để làm giảm áp lực cho quá trình đô thị hoá.
1 2
Để giải quyết vấn đề này có thể bằng cách xây dựng các thành phố vệ tinh, các khu công nghiệp ngoại đô, mở rộng đô thị, dùng chính sách dãn dân ở vùng trung tâm đô thị và hạn chế nhập cư vào thành phố với những tiêu chuẩn cao.
Cùng với chính sách phân bố lại dân cư cần có một hệ thống chính sách để sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao như các chính sách về giáo dục, đào tạo, ưu đãi ngành nghề, phát triển việc làm…
3.3. Lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia cũng như của các địa phương.
Lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược và kế hoạch phát triển là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu giảm mức sinh, giảm quy mô gia đình, nâng cao chất lượng dân số; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Thực tế cho thấy giải quyết vấn đề dân số sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém cả về thời gian, công sức nếu không được liên kết với các vấn đề môi trường và phát triển, giảm nghèo đói và tạo cơ hội cho phát triển, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, dạy nghề và phân công lao động, cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, đầu tư hợp lý cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
Việc thực hiện các chương trình lồng ghép được coi là cách thức tốt nhất để đạt được các hiệu quả tổng hợp về hạn chế tỷ lệ gia tăng dân số, làm cho vấn đề dân số hài hoà với phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường.