Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường mầm non tỉnh trà vinh đến năm 2020 (Trang 36 - 48)

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH TRÀ

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Trà Vinh

Năm 1992, ngay sau khi tái lập tỉnh, ngành Giáo dục - Đào tạo Trà Vinh đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước ổn định và đã xây dựng được bộ máy giáo dục với tất cả các cấp học. Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế cả nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành Giáo dục - Đào tạo Trà Vinh trong hơn 20 năm qua đã có những bước phát triển quan trọng trên tất cả các mặt cả quy mô, chất lượng và hiệu quả.

a. Về phát triển giáo dục và đào tạo

- Quy mô trường lớp: Mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học không ngừng được củng cố và phát triển ở khắp các địa phương trong tỉnh theo đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp đã xác định ở tất cả các cấp học, ngành học, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân.

Bảng 2.1. Tình hình trường lớp Mầm non, Phổ thông tỉnh Trà Vinh năm học 2008 – 2009

TT Cấp học Trường Lớp Học sinh Giáo viên

trực tiếp

1 Mầm non 98

(Công Lập 94)

1.019 lớp MG và nhóm trẻ

27.821 1.129

2 Tiểu học 214 3.179 75.812 4.406

3 THCS cấp 2 94

(có 5 trường DTNT) 1.457 47.947 3.441

4 THPT cấp 3

24

(có 1 trường chuyên,

1 PTDTNT) 706 23.607 1.789

5 PTTH cấp 2- 3 04

(Nguồn Phòng tổng hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh)

Ngoài hệ thống các trường Mầm non, Phổ thông, tỉnh Trà Vinh có 05 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 trung tâm Ngoại ngữ và Tin học; 02 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; 02 trường Trunh học chuyên nghiệp; 01 trường Cao đẳng; 01 trường Đại học. Hàng năm thu hút lượng lớn học sinh, sinh viên vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các trung tâm, nhằm phục vụ nhu cầu về nguồn nhân lực cho địa phương. Năm học 2011 - 2012 có 27.316 sinh viên đại học và cao đẳng, gần 2.811 học viên Trung học chuyên nghiệp, 5.819 học viên bổ túc văn hóa đang được đào tạo tại các cơ sở này. Đối tượng theo học là hoc sinh phổ thông, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước, cán bộ chủ chốt ở các sở, ngành và địa phương.

Hiện đã có 105/105 xã - phường - thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng nhằm phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân.

Ngoài các hình thức đào tạo trên, ngành giáo dục và đào tạo còn liên kết các trường đại học ngoài tỉnh tổ chức đại học tại chức, đại học từ xa,… để tạo điều kiện nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học. Số cán bộ, giáo viên đã và đang học nâng chuẩn trình độ sư phạm tính đến cuối năm học 2011 - 2012 là 6.372 học viên. Trong đó có gần 700 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Hình thức này nhằm đáp ứng nhu cầu của đội ngũ và cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo:

Tháng 12/2006, tỉnh Trà Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tháng 12/2007 được công nhận tỉnh đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Đặc biệt, trong năm học 2011 - 2012 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 94%, cao hơn năm học trước hơn 05%, đứng thứ 3/13 tỉnh thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả này vừa là một vinh dự lớn của cán bộ, giáo viên, học sinh các ngành học, cấp học trong toàn tỉnh vừa khẳng định sự cố gắng vươn lên không ngừng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, Mặc dù còn nhiều khó khăn, song tất cả các trường học ở tỉnh Trà Vinh đã có nhiều cố gắng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với các cuộc vận động của ngành “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bằng nhiều biện pháp, các cuộc vận động trên đã được triển khai, quán triệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục trong cộng đồng.

Đến nay, hầu như không còn hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, quy chế thi cử được triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc; đánh giá xếp loại học sinh đảm bảo công bằng, không chạy theo thành tích. Nhiều thầy, cô giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã ý thức hơn về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình; hạn chế nạn dạy thêm, học thêm tràng lan, mà chủ yếu giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập và đời sống. Kỷ cương, nề nếp dạy và học được đảm bảo dạy đủ các môn quy định, không có hiện tượng cắt xén chương trình.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, các ngành, các cấp triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.

- Đội ngũ giáo viên:

Trong những năm qua, ngành đã chú trọng triển khai dự án “đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên” đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn, từng bước đạt chuẩn và nâng chuẩn đào tạo. Tính đến nay cơ bản đã có đủ giáo viên cho tất cả các ngành học, cấp học từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông; tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ. Thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2009 - 2012 với gần 12.000 giáo viên tham gia. Hiện tại trong toàn ngành có: 80,76% giáo viên mầm non; 97,04 % giáo viên tiểu học; 97,74% giáo viên Trung học cơ sở và 97,2%

giáo viên Trung học phổ thông đạt chuẩn và trên chuẩn.

Ngành giáo dục và đào tạo Trà Vinh đã thường xuyên chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cho các trường học. Thông qua việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, Sở đã lựa chọn và cử nhiều cán bộ đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ở Trung ương và địa phương, cán bộ quản lý được bồi dưỡng ở khối Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đạt gần 100%; khối Tiểu học đạt trên 90%; khối mầm non đạt 100%. Đào tạo gần 200 cán bộ quản lý đạt trình độ cử nhân và thạc sĩ Quản lý giáo dục; 100% cán bộ chủ chốt ở các Phòng giáo dục và đào tạo đều được theo học các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý.

- Cơ sở vật chất:

Nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, từ các Chương trình, dự án tài trợ nước ngoài trong việc đầu tư cho giáo dục, từ nguồn ngân sách và sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các lực lượng xã hội, nên trong những năm qua cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ thuật của ngành giáo dục tỉnh nhà có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh. Tính đến nay, cơ bản đều có đủ phòng học, bàn ghế, thư viện, phòng chức năng. Ngành đã quan tâm điều tiết kinh phí và tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc; sắp xếp và nâng cấp mạng lưới trường lớp hiện có. Riêng năm học 2011 - 2012, ngành đã nâng cấp, sửa chữa và làm mới 766 phòng học, cấp mới 2.700 bộ bàn ghế học sinh và trang bị khá đầy đủ các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc đổi mới giáo dục phổ thông.

Tóm lại, công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Trà Vinh, tuy trong điều kiện chung còn nhiều khó khăn, nhưng cơ bản đã hội tụ được một số điều kiện thuận lợi để phát triển, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà. Trong hơn 20 năm qua, từ khi tách ra từ tỉnh Cửu Long (5/1992), sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Đã xác lập được cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân và mở ra những tiềm năng phát triển cho những năm sau, đã thực hiện một cách đồng bộ mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Tuy nhiên, công tác Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà cũng còn nhiều hạn chế cần quan tâm khắc phục:

- Mặt bằng chất lượng đại trà giáo dục phổ thông còn đang ở mức thấp, số học sinh yếu kém phổ biến ở các trường phổ thông từ 25 đến 30%. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao (chung cả tỉnh năm học

2011 - 2012 còn gần 2%, trong đó nhiều nhất là học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, do nhiều nguyên nhân khác nhau).

- Việc đổi mới quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục thực hiện chưa đồng đều giữa các trường và các cơ sở đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ phát triển mạng lưới trường lớp theo yêu cầu còn hạn chế, thiếu thốn và lạc hậu nhất là đối với các cơ sở giáo dục mầm non, vùng nông thôn sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chưa có trường mầm non, tỷ lệ huy động trẻ vào lớp đạt thấp.

- Chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn nhiều bất cập. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều.

b. Về phát triển giáo dục mầm non - Quy mô giáo dục mầm non

Trong nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm huy động trẻ đến lớp, đảm bảo cho trẻ 5 tuổi đến trường tỷ lệ ngày càng cao, tăng hàng năm. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành học, trong hơn 20 năm qua giáo dục mầm non đã xây dựng được mạng lưới trường lớp ở các trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm học 2011 - 2012, tỉnh Trà Vinh đã có 98 trường mầm non, so với năm học 1992 - 1993 (khi mới chia tỉnh) tăng 84 trường, trong đó có 5 trường ngoài công lập.

+ Nhóm trẻ trong trường mầm non 56; nhóm trẻ gia đình 14, với số trẻ là 1.094 cháu, đạt tỷ lệ 2,4% so với số trẻ trong độ tuổi.

+ Mẫu giáo: 1.063 lớp; 27.821 trẻ, đạt tỷ lệ 63% so với số trẻ trong độ tuổi.

+ Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp 14.538 cháu, đạt tỷ lệ 98,2% so với số trẻ trong độ tuổi.

Tỷ lệ trẻ đến trường, lớp mầm non với trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo còn chênh lệch khá xa. Trong nhiều năm qua, do điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục mầm non thiếu thốn, lạc hậu,… Mặt khác, lực lượng lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn còn nhiều, phần lớn nhân dân không có nhu cầu gửi trẻ vào nhà trẻ, nên tỷ lệ huy động trẻ thấp. Số trẻ mẫu giáo đến trường đạt yêu cầu so tỷ lệ chung của cả nước; riêng trẻ 5 tuổi ra lớp thường xuyên đạt tỷ lệ khá cao, nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 của bậc tiểu học.

- Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ

Để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, giáo dục mầm non Trà Vinh đã chú trọng duy trì và phát triển loại hình bán trú trong các nhà trẻ và trường mầm non bằng nhiều hình thức.

Mặc dù mức thu nhập của đại đa số nhân dân Trà Vinh còn thấp, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là rất khó khăn, nhưng hàng năm ngành vẫn cố gắng đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong các bếp ăn tại trường. Năm học 2011 – 2012 có: 890 cháu tuổi nhà trẻ ăn tại trường đạt tỷ lệ 100%; 3.217 cháu tuổi mẫu giáo ăn tại trường đạt tỷ lệ 11,56%.

Đại bộ phận các nhóm, lớp mầm non có tổ chức ăn trực thuộc các trường trên địa bàn thị xã, thị trấn và các trường đạt chuẩn quốc gia. Do tỷ lệ trẻ được ăn tại trường còn thấp, nên hầu hết các trường và các đơn vị cơ sở mầm non đã tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong cộng đồng. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng bệnh cho trẻ từ 0 - 6 tuổi được duy trì thường xuyên. Công tác cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển, chăm sóc sức khỏe theo mùa cho trẻ, chế độ vệ sinh, an toàn được thực hiện với kết quả khả quan. Trong năm học 2011 - 2012 có: 100% trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo được

theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10%.

- Về Chất lượng giáo dục: Giáo dục mầm non Trà Vinh thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các độ tuổi, thông qua việc thực hiện nghiêm túc chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và triển khai thực hiện các chuyên đề. Từ đó, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện trẻ mầm non.

Đại bộ phận trẻ được cơ sở và giáo dục trong trường mầm non phát triển khá tốt: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, hào hứng tham gia các hoạt động và giao lưu, có nhận thức sơ đẳng về thế giới xung quanh; có thói quen đạo đức, hành vi văn minh, vệ sinh và tự phục vụ; thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá.

Vì vậy, giáo dục mầm non Trà Vinh đã thu hút ngày càng đông trẻ mầm non đến trường, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi (98,2%) trẻ trong độ tuổi. Kết quả đánh giá sự phát triển trẻ mầm non (theo 5 lĩnh vực phát triển: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ), trong năm học 2011 - 2012 cho thấy, trong 93,2% trẻ 5 tuổi được đánh giá, trẻ khá tốt đạt 52%, trẻ trung bình đạt 42,5%, trẻ yếu chiếm 5,5%.

Thực tế khẳng định rằng, hầu hết các cháu 5 tuổi đã qua trường lớp mầm non chuẩn bị vào lớp 1 tốt, trẻ trở nên tự tin, dễ thích nghi với môi trường lớp học mới;

trẻ gia nhập vào các hoạt động, các mối quan hệ dễ dàng hơn. (Nguồn: Báo cáo kết quả 02 năm thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi tỉnh Trà Vinh - Báo cáo số 06, ngày 02/01/2013).

Năm học 2011 - 2012, 100% nhà trẻ và trường mầm non thực hiện nghiêm túc các loại chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, trong đó:

+ Thực hiện chương trình chỉnh lý (nhà trẻ): 11 nhóm

+ Thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới: 45 lớp mẫu giáo và 45 nhóm trẻ trong trường mầm non.

+ Thực hiện chương trình cải cách: 503 lớp mẫu giáo

+ Thực hiện chương trình mẫu giáo 5 tuổi 26 tuần: 456 lớp (trong đó, có 26 lớp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số và 4 lớp mẫu giáo 5 tuổi thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ).

Nhìn chung, mức độ thực hiện chương trình ở các địa phương không đồng đều, do cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ tay nghề của giáo viên còn hạn chế.

Chương trình cải cách mẫu giáo và chương trình chỉnh lý nhà trẻ thực hiện tương đối ổn định ở các điểm trường chính, thị trấn, thành phố, nơi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên. Những nơi khác chủ yếu thực hiện chương trình mẫu giáo 5 tuổi 26 tuần để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Việc tham gia thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới là để rút kinh nghiệm chuẩn bị cho thực hiện thống nhất chương trình giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT. Các chuyên đề giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, làm quen với văn học và chữ viết, giáo dục lễ giáo, phong tục, tập quán… được triển khai thực hiện kịp thời, có chất lượng, hiệu quả.

Kết quả thực hiện chương trình và các chuyên đề được khẳng định rất rõ qua hội thi giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, bé khéo tay, tìm hiểu luật an toàn giao thông…

- Đội ngũ giáo viên

Là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đến chất lượng nền giáo dục chính là đội ngũ giáo viên mầm non. Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục mầm non tỉnh Trà Vinh đã coi việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nâng cao trình độ đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thực hiện đồng bộ các biện pháp như tuyển mới giáo viên; đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình độ giáo viên bằng nhiều hình thức: Học tại trường Sư phạm tỉnh, học từ xa, bồi dưỡng thường xuyên,… những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đó được triển khai

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường mầm non tỉnh trà vinh đến năm 2020 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)