CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC GÓI THẦU XÂY LẮP CỦA BAN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1. Thực trạng công tác đâu thầu của Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2. Quy trình tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp của Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy
Ban ĐT&XD thị xã Hương Thủy là một cơ quan nhà nước nên mọi hoạt động của Ban đều được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho Ban hoạt động đúng pháp luật và nguồn vốn của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Việc xây dựng một quy trình thực hiện đấu thầu theo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thị xã không chỉ đảm bảo cho nguồn vốn của Nhà nước được giám sát chặt chẽ mà còn giảm thiểu khả năng thất thoát, lãng phí. Các bước trong quá trình tổ chức đấu thầu được quy định cụ thể trong Luật đấu thầu 2005, tuy nhiên mỗi cơ quan, tổ chức sẽ có những quy trình khác nhau. Quy trình tổ chức đấu thầu ở Ban ĐT&XD thị xã Hương Thủy, được thực hiện đúng theo quy định của luật đấu thầu Việt Nam 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/04/2006).
Công tác tổ chức đấu thầu được tiến hành theo 6 bước: chuẩn bị đấu thầu, thực hiện đấu thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, công bố kết quả đấu thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng. Trong từng bước, đối với những trường hợp cụ thể của gói thầu lại có thể bao gồm nhiều công việc. Cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu.
Chuẩn bị đấu thầu bao gồm các công việc mà BMT cần thiết phải thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu chính thức. Gồm: chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu đối với những gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển, chuẩn bị danh sách ngắn đối với các gói thầu cạnh tranh hạn chế, chuẩn bị HSMT và tiêu chí đánh giá HSDT.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu:
Công tác đấu thầu do Ban ĐT&XD thực hiện. Sau khi Chủ tịch UBND thị xã ra quyết định phê duyệt DA đầu tư và kế hoạch đấu thầu của DA, Ban ĐT&XD sẽ lập danh sách các chuyên gia xét thầu cho mỗi gói thầu hoặc cho cả DA. Các chuyên gia xét thầu là các cán bộ am hiểu pháp luật đấu thầu, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu và các cán bộ có liên quan thuộc Ban quản lý DA. Các chuyên gia có trách nhiệm: chuẩn bị các tài liệu pháp lý và soạn thảo HSMT; tiếp nhận và quản lý HSDT; phân tích, đánh giá, so sánh và xếp hạng các HSDT theo tiêu chuẩn đã nêu trong HSMT, có trách nhiệm bảo mật các thông tin trong HSDT, không được phép thông đồng, móc ngoặc với bất cứ nhà thầu dưới bất cứ hình thức nào.
Sơ tuyển nhà thầu.
Đối với những gói thầu có quy mô lớn hoặc có yêu cầu tính chất kỹ thuật phức tạp, tiến hành sơ tuyển nhà thầu để lựa chọn những nhà thầu có năng lực phù hợp để tham gia đấu thầu chính thức. Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển. Hồ sơ mời sơ tuyển nội dung thống nhất do Chính Phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm. Thực tế tại Ban ĐT&XD thị xã Hương Thủy có rất ít các gói thầu tiến hành sơ tuyển nhà thầu.
Chuẩn bị danh sách ngắn đối với những gói thầu cạnh tranh hạn chế.
Đối với những gói thầu cạnh tranh hạn chế thì tùy theo điều kiện cụ thể của gói thầu mà Ban chỉ lựa chọn một số lượng nhà thầu nhất định để tham gia đấu thầu. Cụ thể Ban ĐT&XD sẽ đưa ra danh sách mời các nhà thầu dựa trên những thông tin mà họ thu được về các nhà thầu như có tư cách pháp nhân, đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu cạnh tranh hạn chế và theo ý kiến chủ quan của Ban mà phê duyệt các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế.
Chuẩn bị HSMT và tiêu chí đánh giá HSMT.
Trước khi lập HSMT, Kế hoạch đấu thầu sẽ do Ban ĐT&XD đảm nhiệm, sau đó chuyển lên UBND thị xã phê duyệt để cấp vốn thực hiện. Ban ĐT&XD sẽ lập kế hoạch thực hiện gói thầu, danh sách nhà thầu tham gia chào thầu giá cạnh tranh hoặc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đấu thầu hạn chế. Kế hoạch đấu thầu của Ban được lập ra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng tiến độ kế hoạch và đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn. Kế hoạch đấu thầu các DA của Ban được lập theo Điều 6 Luật đấu thầu Việt Nam 2005.
Thông thường để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian, cũng như sự đồng bộ của các hạng mục công trình, các DA lớn thường được chia thành nhiều gói thầu nhỏ.
Kế hoạch đấu thầu của một DA được lập ngay khi tiến hành lập DA đầu tư vì thế mà khi DA đầu tư được phê duyệt thì kế hoạch đấu thầu cũng được phê duyệt. Quy trình lập kế hoạch đấu thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu bao gồm: tên gói thầu, xác định giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu, thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu, hình thức hợp đồng cho từng gói thầu cuối cùng là thời gian thực hiện hợp đồng.
Kế hoạch tổ chức đấu thầu gói thầu sau khi được lập lại được chuyển lên UBND thị xã phê duyệt lần nữa trước khi bắt tay vào thực hiện. HSMT được lập theo mẫu của Chính Phủ bao gồm các nội dung như điều 32 của Luật đấu thầu.
Yêu cầu về mặt kỹ thuật: Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu). Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác. Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác.
Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại: bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào thầu và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Trong HSMT có phần tiêu chuẩn đánh giá HSDT. Đây là căn cứ để BMT so sánh, đánh giá các HSDT của các nhà thầu. Tiêu chuẩn này gồm: kỹ thuật chất lượng, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, tài chính và giá cả, tiến độ thi công. Các tiêu chuẩn này đưa ra càng phù hợp với đặc điểm của từng gói thầu thì việc lựa chọn nhà thầu thích hợp sẽ dễ dàng hơn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Dựa vào nhu cầu của từng gói thầu HSMT bao gồm các nội dung sau:
Thư mời thầu;
Mẫu đơn dự thầu;
Mẫu bảng danh mục số lượng và giá;
Các hướng dẫn cho nhà thầu;
Tiêu chuẩn kỹ thuật của gói thầu;
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;
Các điều kiện của hợp đồng;
Mẫu hợp đồng;
Mẫu bảo đảm dự thầu;
Mẫu bảo đảm thực hiện hợp đồng;
Mẫu bảo đảm bảo hành (nếu cần);
Các phụ lục.
HSMT có thể do Ban ĐT&XD phối hợp với các chuyên gia lập cũng có thể do Ban thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu. Các DA và các gói thầu Ban ĐT&XD tổ chức đấu thầu đều là trong nước nên HSMT được lập bằng tiếng Việt theo mẫu quy định chung của Nhà nước.
Bước 2: Tổ chức đấu thầu.
Giai đoạn này được tính từ thời điểm thông báo mời thầu chính thức đến khi mở thầu. Gồm những công việc: thông báo mời thầu, phát hành HSMT, nhận HSDT, mở thầu.
Thông báo mời thầu: Trên cơ sở HSMT đã được thông qua, Ban ĐT&XD tiến hành tổ chức phát hành HSMT. Ban sẽ đăng báo và gửi thông tin lên mạng, hoặc gửi thư mời thầu trước khi bán HSMT theo đúng Luật đấu thầu. HSMT được bán cho các nhà thầu trong thời gian quy định trong thông báo mời thầu.
Phát hành HSMT: HSMT được phát hành tại Ban ĐT&XD. Các nhà thầu tới mua HSMT theo thông báo của Ban trên các thông tin đại chúng đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi hoặc là thư mời thầu đối với các gói thầu cạnh tranh hạn chế. Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì BMT phải thông báo cho các nhà thầu tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhận HSDT:HSDT bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính của nhà thầu.
Việc tiếp nhận và bảo quản các HSDT phải được BMT thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo tính chính xác về số lượng tài liệu và bí mật về thông tin dự thầu trước khi BMT mở các HSDT.
Tại Ban ĐT&XD thị xã Hương Thủy mọi trường hợp liên quan đến việc kiểm tra, thuyết minh, đánh giá và so sánh các HSDT và các đề nghị giao hợp đồng không được tiết lộ cho các nhà thầu hay bất cứ người nào khác không liên quan chính thức đến quá trình này cho tới khi công bố kết quả đấu thầu. Mọi nỗ lực nào của nhà thầu nhằm gây ảnh hưởng tới việc xét thầu của BMT có thể dẫn tới việc loại bỏ HSDT của nhà thầu đó. HSDT sau khi nộp cho BMT, BMT sẽ chịu trách nhiệm bảo mật theo quy định về bảo mật hồ sơ. Tất cả các HSDT sẽ được niêm phong cùng một chỗ.
Mở thầu: Mở thầu là việc BMT thông báo công khai các điều kiện dự thầu của từng nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá các HSDT. BMT sẽ mở các HSDT, kể cả các bổ sung HSDT với sự có mặt của các cơ quan liên quan, các thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu và của đại diện các nhà thầu. Đại diện của nhà thầu có mặt ký tên vào biên bản mở thầu chứng minh sự tham gia của mình. Theo điều 33 Luật đấu thầu thì việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu. BMT sẽ lập biên bản mở thầu bao gồm các thông tin: tên gói thầu; ngày, giờ địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ các nhà thầu tham dự mở thầu; giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện; các khoản giảm giá, các nội dung liên quan khác; đại diện các nhà thầu, BMT cùng ký vào biên bản mở thầu. Sau lễ mở thầu các HSDT sẽ được niêm phong lại theo chế độ bảo mật và chuyển tới tổ chuyên gia xét thầu.
Bước 3: Đánh giá và xếp hạng nhà thầu
Giai đoạn này gồm các công việc: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết và tổng hợp lại kết quả của các HSDT.
Đánh giá HSDT là việc BMT xem xét các HSDT trên cơ sở các yêu cầu được đặt ra trong HSMT, đó chính là việc chấm thầu, chấm thi trong cuộc đua, cuộc thi giữa các nhà thầu. Mục đích của công việc này là nhằm đánh giá, xem xét, so sánh giữa các nhà thầu với nhau để chọn lựa nhà thầu tốt nhất. Phương thức đánh giá HSDT phụ thuộc vào đặc điểm của từng gói thầu. Đánh giá HSDT gồm: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết HSDT.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đánh giá sơ bộ để tìm ra các HSDT hợp lệ và không hợp lệ. Đây là mẫu đánh giá sơ bộ HSDT của Ban ĐT&XD thị xã.
Bảng 2.2: Mẫu đánh giá tính hợp lệ của HSDT của Ban ĐT&XD thị xã
TT Nội dung đánh giá
Kết quả đánh giá Ghi Đáp ứng Không chú
đáp ứng 1 Có tên trong danh sách mua HSMT
2 Có bản gốc HSDT
3 Tư cách hợp lệ của nhà thầu
4 Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh (nếu có) 5 Đơn dự thầu hợp lệ
6 Bảo đảm dự thầu hợp lệ
7 Hiệu lực của HSDT đảm bảo yêu cầu
8
HSDT có tổng giá dự thầu cố định, không chòa thầu theo nhiều mức giá hoặc không có giá kèm điều gây bất lợi cho chủ đầu tư
9 Không có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách nhà thầu chính
10 Vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu
KẾT LUẬN
Nguồn: Ban ĐT&XD thị xã Hương Thủy Ngoài ra, ở bước đánh giá sơ bộ BMT còn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu theo các tiêu chí trong Bảng 2.3:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm và năng lực gói thầu xây lắp của nhà thầu
Nội dung yêu cầu Mức độ đáp ứng
Không đạt Đạt I. Kinh nghiệm:
1. Kinh nghiệm chung về thi công xây dựng
a. Có số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tối thiểu 5 năm
Không đạt nội dung a
Đạt nội dung a 2. Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự:
a. Có ít nhất 01 hợp đồng xây lắp tương tự có giá trị tối thiểu (tùy thuộc vào giá trị của gói thầu) đã thực hiện với tư cách nhà thầu chính hoặc một thành viên của liên danh trong thời gian 05 năm gần đây.
Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có 01 hợp đồng xây lắp tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh.
b. Có bản photo công chứng hợp đồng các gói tương tự trên
Không đạt một trong các nội dung a,b
Đạt cả 2 nội dung a,b
II. Năng lực kỹ thuật:
1. Chỉ huy trưởng
a. Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng của gói thầu. Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp hợp lệ.
b. Có thời gian liên tục làm cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công công trình xây dựng tối thiểu 5 năm. Có bản tóm tắt quá trình công tác và tài liệu hợp đồng lao động chứng minh.
c. Đã từng làm chỉ huy trưởng của 01 hoặc 02 (tùy thuộc vào gói thầu) công trình xây dựng có nội dung tương tự với gói thầu.
Không đạt một trong các nội dung a,b,c
Đạt cả 3 nội dung a,b,c
2. Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp
a. Có ít nhất …. người (tùy thuộc vào mức độ phức tạp của gói thầu).
b. Có bằng cao đẳng hoặc đại học trở lên thuộc chuyên ngành
Không đạt một trong các nội dung a,b,c
Đạt cả 3 nội dung a,b,c
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xây dựng dân dụng. Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp hợp lệ.
c. Có thời gian liên tục làm cán bộ phụ trách kỹ thuật thi công công trình xây dựng tối thiểu 02 năm. Có bản tóm tắt quá trình công tác và tài liệu hợp đồng lao động chứng minh.
Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải có tối thiểu 01 chỉ huy trưởng và 01 kỹ thuật.
3. Lực lượng công nhân trực tiếp thi công công trình a. Tối thiểu 20 công nhân trực tiếp thi công công trình
b.Bố trí hợp lý lực lượng công nhân trực tiếp thi công cụ thể cho từng hạng mục công việc cụ thể phù hợp với biểu đồ huy động nhân lực của nhà thầu.
Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải bố trí nhân công phù hợp với khối lượng công việc do mình đảm nhận
Không đạt một trong các nội dung a,b
Đạt cả 2 nội dung a,b
4. Thiết bị thi công chủ yếu
Tùy thuộc vào từng công trình mà BMT yêu cầu nhà thầu về thiết bị thi công
Nhà thầu có đầy đủ thiết bị theo yêu cầu (Nhà thầu phải kèm theo tài kiệu để chứng minh thuộc quyền sở hữu, nếu đi thuê phải kèm theo hợp đồng thuê mướn và các tài liệu chứng minh thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê)
Đối với nhà thầu liên danh, cac thành viên liên danh phải bố trí thiết bị thi công phù hợp với khối lượng công việc do mình đảm nhận
Không đáp ứng nội dung mục 4
Đáp ứng nội dung mục 4
III. Năng lực tài chính 1. Doanh thu
a. Doanh thu trung bình trong 3 năm gần đây đạt trên (tùy thuộc vào gói thầu).
Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình của cả liên danh được tính bằng doanh thu trung bình 3 năm của các thành
Không đạt một trong các nội dung a,b,c
Đạt cả 3 nội dung a,b,c
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ