Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Một phần của tài liệu Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc bru vân kiều (Trang 30 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

1.2.3. Lý thuyết cấu trúc - chức năng

Lý thuyết cấu trúc - chức năng hình thành từ thế kỷ XIX. Sau các cuộc cách mạng tư sản, thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mới, lý thuyết cấu trúc- chức năng ra đời như một nổ lực để giải thích và hiểu về xã hội và con người. Nói đến trường phái cấu trúc - chức năng phải nói đến tên tuổi của Auguste Comte; Emilie Durkheim; Talcott Parsons; Merton; Miriam Johnson...

Trước hết là quan niệm của các nhà cấu trúc - chức năng về xã hội và cấu trúc của nó. "Lý thuyết cấu trúc - chức năng nhìn xã hội nhƣ một hệ thống hoàn chỉnh của nhiều bộ phận khác nhau nhƣng liên kết chặt chẽ với nhau [157, tr. 314].

Một cách diễn đạt khác ý niệm về xã hội của lý thuyết này là họ đã "coi xã hội nhƣ một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng tác động để tạo ra tính ổn định tương đối" [157, tr. 314]. Từ luận điểm này, lý thuyết cấu trúc - chức năng coi phụ nữ và nam giới nhƣ những bộ phận khác nhau tạo nên hệ thống xã hội. Phụ nữ và nam giới có cấu trúc sinh học khác nhau nhƣng họ có quan hệ về mặt xã hội hết sức chặt chẽ với nhau. Sự tương tác qua lại giữa hai thành phần này đã tạo ra quan hệ giới trong

xã hội. Một trong những yếu tố thể hiện mối quan hệ xã hội giữa họ là sự PCLĐ, việc thực hiện các chức năng và vai trò xã hội giữa phụ nữ và nam giới trong phạm vi "gia đình" và "công cộng". Chính vì vậy, từ quan điểm xã hội nhƣ một hệ thống hoàn chỉnh của nhiều bộ phận khác nhau nhƣng liên quan chặt chẽ với nhau, lý thuyết cấu trúc - chức năng cho rằng "giới nhƣ là một cách thức để tổ chức đời sống xã hội" [157, tr. 314], hay "Giới đƣợc nhìn nhận nhƣ khái niệm cấu trúc xã hội mà cấu trúc này là kết quả quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người" [151, tr. 365].

Lý thuyết cấu trúc - chức năng nhìn "phụ nữ và nam giới nhƣ những vai trò khác nhau mà những vai trò này quan trọng đối với sự sống còn của gia đình, xã hội" [151, tr. 362]. Họ cho rằng sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội truyền thống dù diễn ra ở phạm vi nào thì cơ sở của sự PCLĐ đó cũng dựa trên

"tính chất sinh học: nam giới có thể chất mạnh mẽ hơn trong khi đó phụ nữ chỉ có khả năng sinh sản và nuôi con" [151, tr. 362-363]. Quan điểm này khá gần với thuyết quyết định luận sinh học khi họ cho rằng: sự khác biệt nam - nữ trong vai trò xã hội, PCLĐ, quan hệ quyền lực... "có thể quy về những khác biệt đã được chương trình hóa về mặt sinh học giữa hai giới tính nhƣ những khác biệt giữa nam và nữ về chiến lược tái sinh sản, các hóc môn, kích thước và hình dạng của bộ não..." [65, tr.

13]. Bên cạnh đó hệ thống niềm tin, sự ấn định vai trò giới có từ cách nhìn nhận mang tính sinh học cộng với quan niệm của xã hội về bổn phận của phụ nữ và nam giới từ trong truyền thống đã dẫn đến sự chấp nhận cung cách ứng xử dành riêng cho phụ nữ hoặc nam giới và chi phối sự PCLĐ giữa hai bộ phận này. Talcott Parsons còn nhấn mạnh về sự PCLĐ hay sự khác biệt về vai trò, chức năng, tính chuyên môn hóa trong lao động của người chồng và người vợ "là yếu tố cần thiết cho sự bền vững của gia đình và trật tự xã hội" (dẫn theo D.Kendall, J.L Murray, R.

Linden) [151, tr. 18].

Lý thuyết cấu trúc - chức năng đi sâu phân tích vai trò giới truyền thống trong xã hội săn bắn, hái lƣợm và xã hội nông nghiệp thô sơ. Đại biểu là nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons. Ông cho rằng trong phạm vi gia đình, nam giới đảm nhận các công việc liên quan đến kinh tế và các công việc liên quan đến quyền lực. Còn phụ nữ thường đảm nhiệm các công việc liên quan đến duy trì cuộc sống, sinh hoạt bình thường của các thành viên gia đình, đặc biệt là các công việc liên quan đến đời

sống tinh thần. T. Parsons viết: "Sự thực hiện bổn phận người cha, người chồng là những nhiệm vụ có tính duy lý. Cái bao gồm sự đảm đương công việc lãnh đạo, ra quyết định trong gia đình và trong công việc ngoài gia đình để hỗ trợ cho gia đình.

Người mẹ, người vợ đảm nhiệm các nhiệm vụ có tính biểu cảm, bao gồm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, cung cấp sự hỗ trợ về tình thương và xúc cảm cho toàn thể gia đình" (dẫn theo D. Kendall và những người khác) [151, tr. 18]. Chính vì vậy mà trách nhiệm của người phụ nữ trong xã hội truyền thống là hướng tới duy trì mọi hoạt động bên trong gia đình. Điều này cũng phù hợp với chuẩn mực xã hội của người phụ nữ trong xã hội đó. Bởi vì "chuẩn mực xã hội khuyến khích phụ nữ tập trung vào đời sống của mình ở nhà và con cái mang chức năng thúc đẩy sự tồn tại của xã hội. Vì thế các nền văn hóa đều xem các hoạt động này là nữ tính" [73, tr. 409]. Còn đàn ông thì sao? "Trách nhiệm của đàn ông là nối gia đình tới thế giới rộng lớn hơn, cơ bản là sự tham gia trong nguồn lực lao động" [157, tr. 314]. Và các hoạt động nhƣ vậy trong chuẩn mực văn hóa thời bấy giờ đƣợc coi là nam tính. Họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò phụ nữ, mặc dầu nó chỉ diễn ra trong gia đình và mang tính tự nhiên: "Phụ nữ cung cấp cho sự xã hội hóa thế hệ kế tiếp, nếu họ không làm điều đó, nền tảng tinh thần, đạo đức xã hội sẽ bị suy tàn, kết quả là tỷ lệ tội phạm, bạo lực, sử dụng chất kích thích sẽ cao hơn. Từ tính hợp lý này vai trò giới truyền thống của lao động giữa phụ nữ và nam giới là sự sắp đặt có tính tự nhiên của nhân loại"

[151, tr. 363].

Nhƣ vậy, theo lý thuyết cấu trúc - chức năng trong vai trò giới truyền thống phụ nữ là lực lƣợng lao động trong gia đình, nam giới là lực lƣợng lao động ngoài gia đình (trên các đồng ruộng của trang trại). Theo lý thuyết này, sự PCLĐ nhƣ thế là mang tính tự nhiên và phổ biến trong xã hội truyền thống. Đây cũng là một trong những luận điểm cơ bản nhất của lý thuyết cấu trúc - chức năng về sự PCLĐTG. "Hầu hết các xã hội tiền công nghiệp chấp nhận chiến lƣợc này vì giá trị sống còn của nó, và qua nhiều thế hệ, sự PCLĐ dựa trên cơ sở phái (giới tính) trở nên thể chế hóa - Nghĩa là, xây dựng thành cấu trúc xã hội và xem đó là mặc nhiên" [73, tr. 409]. Điều này đã đƣợc H. Spencer phân tích rõ khi ông cho rằng: "phụ nữ duy trì chỗ của họ trong thiết chế của gia đình thông qua vai trò xã hội của người mẹ, người vợ... Phụ nữ đem lại tình cảm nữ tính trong sự hòa hợp gia đình trong khi nam giới đóng vai trò nhƣ là cầu nối

giữa gia đình và các tổ chức khác trong xã hội" (dẫn theo Hoàng Bá Thịnh) [118, tr. 4].

Chính vì vậy, việc đóng góp vai trò của họ đã tạo ra "sự thích nghi xã hội trong các hành vi và vai trò thể chất và tâm lý của phụ nữ và nam giới... giúp cho sự hòa hợp gia đình trong một thể thống nhất" [118, tr. 4]. E. Durkheim nhìn sự PCLĐTG trong phạm vi của gia đình hiện đại trên quan điểm sinh học, ông cho rằng "phụ nữ lệ thuộc tự nhiên vào gia đình". Sự lệ thuộc tự nhiên này đƣợc hình thành từ đặc điểm sinh học của phụ nữ và nam giới. Điều mà một số lý thuyết khác cũng đã đề cập, nhƣ thuyết tiền định sinh học, thuyết nữ quyền sinh thái... Họ cho rằng PCLĐTG đƣợc ấn định bởi sự phân biệt về cấu trúc sinh học, là cơ sở của áp bức giới. Nó qui định tính cách và phẩm chất giới. Mies viết: "Công việc của người phụ nữ trong gia đình và chăm sóc con cái đƣợc xem nhƣ là chức năng sinh học mở rộng của phụ nữ tạo nên. Vì thế phụ nữ sinh con đó là bởi vì trời phú cho họ có dạ con" (dẫn theo Nguyễn Kim Hà) [38, tr. 25]. Chính bản thân E. Durkheim cũng nhìn nhận về sự PCLĐ giữa nam và nữ từ các yếu tố có sẵn trong phụ nữ và nam giới để xem xét vai trò xã hội của họ. Sự phân tích của ông có thể nhìn thấy khá rõ khi ông đặt nó trong bối cảnh sự liên kết tích cực của hôn nhân và gia đình. Ở đó "phụ nữ đáp ứng các vai trò truyền thống đƣợc nhận thức nhƣ chức năng với gia đình" [118, tr. 4] mà các vai trò ấy chắc chắn sẽ bao gồm các công việc liên quan đến sinh con, đẻ cái, chăm sóc trẻ em và nội trợ. Trong bối cảnh của "sự liên kết tiêu cực về sự tự sát, ly hôn, ...

Trong mỗi sự liên kết này, phụ nữ một lần nữa đƣợc xem nhƣ là sự khác biệt tự nhiên so với nam giới - phụ nữ nhƣ một phần của tự nhiên, không phải của xã hội"

[157, tr. 314]. Nhƣ vậy, qua cách nhìn của E.Durkheim chúng ta không chỉ thấy đƣợc khuôn mẫu vai trò của phụ nữ trong một bối cảnh nhất định, mà chúng ta còn tiếp cận rõ hơn với ý tưởng "tính tự nhiên" trong công việc của phụ nữ trong lý thuyết cấu trúc - chức năng.

Các nhà cấu trúc - chức năng cho rằng: sự khác nhau về PCLĐ giữa nam và nữ trong xã hội truyền thống không có gì bất ổn, ngƣợc lại theo Talcott Parsons:

"chúng tạo nên sự bổ sung của các vai trò mà điều đó kết nối phụ nữ và nam giới cùng với nhau trong sự đoàn kết, liên hiệp gia đình để thực hiện các chức năng sống còn khác nhau tới quá trình hoạt động của xã hội" [151, tr. 363]. Khi gia đình của họ là một thành phần cơ bản của xã hội phải thực hiện nhiều chức năng quan trọng thì "sự phân công lao động này của lao động gia đình đảm bảo chắc chắn rằng các

nhiệm vụ xã hội quan trọng sẽ đƣợc thỏa mãn, nó cũng cung cấp sự ổn định cho các thành viên trong gia đình" [151, tr. 119].

Lý thuyết cấu trúc - chức năng tuy không đi sâu nghiên cứu mô hình PCLĐTG trong xã hội công nghiệp hiện đại, nhƣng lý thuyết này cũng chỉ ra sự PCLĐTG trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa.

Trong xã hội nông nghiệp, sản xuất đƣợc tổ chức chủ yếu ở phạm vi hộ hoặc gia đình, đàn ông có thể lao động tách biệt với phụ nữ trên đồng ruộng, nhƣng đồng ruộng vẫn là một phần trang trại của hộ. Trái lại bây giờ "công việc của nam giới đã đƣợc di chuyển ra ngoài hộ vào trong các nhà máy, cơ quan". Phần lớn đàn ông trở thành người công nhân hưởng lương và tiền công. Một số được chấp nhận trong các vai trò ra quyết định trong kinh tế và lĩnh vực chính trị (các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xã hội). Trong khi nam giới đi ra nơi công cộng, phần lớn phụ nữ duy trì trong hoạt động tƣ nhân hoặc công việc nhà" [157, tr. 314]. Nhƣng khi nền sản xuất xã hội càng phát triển, cơ hội lựa chọn công việc mở ra cho phụ nữ do sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội công nghiệp. "Trong thời kỳ công nghệ, khả năng kiểm soát sự tái sản xuất đƣa đến cho phụ nữ sự lựa chọn lớn hơn trong khuôn khổ đời sống của họ" [157, tr. 314]. Quan điểm này chúng ta bắt gặp ở Engels khi ông cho rằng xã hội công nghiệp đã kéo người phụ nữ ra khỏi việc bếp núc và đưa họ đến với các nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên, theo lý thuyết này sự thay đổi mô hình PCLĐTG trong xã hội công nghiệp diễn ra một cách chậm chạp. "Bởi vì giới đã ăn sâu vào các tập tục xã hội" [151, tr. 363]. Từ sự phân tích nói trên lý thuyết cấu trúc - chức năng đã khẳng định một luận điểm rõ ràng rằng: PCLĐTG không phải là một yếu tố bất biến, mà thực ra chúng cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo chức năng hoạt động của nền kinh tế mới.

Khi mô hình PCLĐTG truyền thống đã thay đổi ít nhiều trong xã hội hiện đại, các nhà cấu trúc - chức năng coi lao động của phụ nữ và nam giới nhƣ mô hình nguồn vốn nhân lực trong hệ thống sản xuất xã hội. Bởi vì lao động của họ gắn với nền kinh tế thị trường và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường. Theo Horan (1978) và Kemp (1994) thì lý thuyết cấu trúc - chức năng đã giải thích về sự chia tách giới tính có tính nghề nghiệp tương tự như trường phái tân cổ điển. Họ đưa ra

khái niệm về mô hình vốn nhân lực. Trong quan điểm này, lý thuyết cấu trúc- chức năng cho rằng giá trị của nguồn vốn nhân lực có liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm lao động và việc họ đã đƣợc giáo dục và đào tạo ra sao. Đây chính là yếu tố cơ bản quyết định cơ hội tham gia lao động sản xuất của phụ nữ và nam giới. Sự thực là trong xã hội hiện đại, khi người phụ nữ tham gia sản xuất ngoài gia đình, họ thực sự khó khăn để cạnh tranh với nam giới. Trong các trường hợp phụ nữ rời lực lƣợng lao động để quan tâm đến các hoạt động nhƣ mang thai, sinh đẻ, chăm sóc con cái, thì lúc này phụ nữ bị "giảm bớt vốn nhân lực của họ". Bởi vì, theo sự phân tích của Kemp "trong khi phụ nữ ở ngoài lực lƣợng lao động, vốn nhân lực của họ bị hao mòn bởi công việc nhà. Khi họ trở lại công việc phụ nữ kiếm lương thấp hơn nam giới, bởi vì họ có ít năm kinh nghiệm công việc hơn và có nguồn vốn nhân lực hao mòn vì sự giáo dục và đào tạo của họ đã trở nên lỗi thời" [151, tr. 363].

Luận điểm đáng lưu ý khác của lý thuyết cấu trúc - chức năng về PCLĐTG là họ cho rằng sự PCLĐ giữa nam và nữ có liên quan chặt chẽ đến văn hóa, xã hội hóa và bình đẳng giới.

Quan điểm này thể hiện rõ điểm ở Parsons và các nhà lý thuyết cấu trúc - chức năng khác. Các khái niệm nhƣ: văn hóa, giá trị, hệ thống niềm tin xã hội, chuẩn mực xã hội, đạo đức, phong tục tập quán, cung cách ứng xử… đƣợc các ông nhắc đến rất nhiều trong quá trình phân tích quan hệ giới, vai trò giới tính. Talcott Parsons cho rằng: "Giới là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hóa liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình, mà đến lƣợt mình gia đình trở thành trung tâm hoạt động xã hội" (dẫn theo J. Macionis) [73, tr. 409 - 410]. Ông còn cho rằng:

khi nghiên cứu về ứng xử của con người phải dựa trên 4 cấp độ, trong đó "cấp độ thứ nhất là cấp độ văn hoá: liên quan đến những truyền thống, chẳng hạn nhƣ thiết chế, những giá trị chuẩn mực" (dẫn theo Trần Thị Kim Xuyến và Trần Thị Hồng Xoan) [145, tr.194]. Các yếu tố này có liên quan đến việc hình thành vai trò giới.

Khi phân tích 4 yêu cầu chức năng của xã hội để đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong đó có bổn phận của phụ nữ và nam giới, ông cho rằng: ngoài việc thích nghi với môi trường tự nhiên, đạt mục đích, hội nhập, thì cần phải "duy trì nếp mẫu", nghĩa là "các thành viên của một xã hội phải chia sẻ phần lớn các giá trị văn hóa..." [73, tr. 143]. Với quan điểm này việc chấp nhận và duy trì mô hình PCLĐTG

trong xã hội truyền thống là điều tất yếu, nhƣ hệ thống chuẩn mực và niềm tin của xã hội được mọi người chia sẻ và tuân thủ. Điều này cũng đã được nhà nhân học xã hội Margaret Mead khẳng định. Quan hệ giữa PCLĐTG và văn hoá đã bộc lộ rõ khi "bà nghiên cứu bốn xã hội khác nhau để tìm ra phạm vi và nguyên nhân của các vai trò giới". Và "một nghiên cứu về 224 nền văn hoá cho thấy có 5 nền văn hoá trong đó nam giới làm tất cả những việc bếp núc và 36 nền văn hoá trong đó phụ nữ làm tất cả những việc liên quan đến xây dựng nhà cửa" [118, tr. 51].

Trong quan hệ giữa PCLĐTG với xã hội hóa, câu hỏi đặt ra cho các nhà cấu trúc - chức năng là: tại sao các khuôn mẫu PCLĐ giữa nam và nữ lại trở thành phổ biến và tồn tại lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác? Cách lý giải của lý thuyết này là để đảm nhiệm các vai trò khác nhau và đảm bảo sự kế thừa qua nhiều thế hệ cần phải thông qua quá trình xã hội hóa. Cả phụ nữ và nam giới đều phải học hỏi để

"nhận dạng giới tính" của mình (tự nhận biết về mình) để có hành vi tương ứng với vai trò giới. Và nhƣ vậy quá trình xã hội hoá theo giới đã diễn ra. Điều này bắt đầu từ khi họ chỉ là những đứa trẻ. Họ phải học hỏi, tập tành về kỹ năng, kinh nghiệm lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động của mình và đƣợc xã hội chấp nhận. "Vì trách nhiệm xã hội chính của họ là thành tựu trong lực lƣợng lao động, nam giới đƣợc xã hội hóa để trở thành người duy lý, mang cá tính, quả quyết và ganh đua... Để đảm nhận chính trong công việc nuôi con, nữ giới đƣợc xã hội hóa để thể hiện điều mà Talcott Parsons gọi là tính biểu cảm... như cảm xúc và nhạy cảm với người khác" (dẫn theo J. Macionis) [73, tr. 410]. Xã hội hóa sự PCLĐTG trước hết và chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình thông qua vai trò giáo dục của người bố và người mẹ đối với con cái của họ. Họ sẽ giáo dục con trai và con gái các khuôn mẫu, kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trò lao động của mình phù hợp với đặc điểm giới tính và yêu cầu của xã hội - những kỹ năng cho con cái khi trưởng thành và tham gia lao động thực thụ. Việc họ lao động nhƣ thế nào tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng đã học đƣợc từ các thế hệ đi trước hoặc những người xung quanh.

Lý thuyết cấu trúc- chức năng còn xem xét mối quan hệ giữa bình đẳng giới với sự PCLĐ nam - nữ thông qua việc phân tích ba sự thay đổi mang tính kinh tế - xã hội hướng tới gia tăng sự bình đẳng giới. Trong yếu tố thứ nhất: sự xâm chiếm và chiến tranh kéo dài, cấp độ cao của sự bình đẳng giới đã tồn tại trong xã hội săn

Một phần của tài liệu Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc bru vân kiều (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)