CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
1.2.4. Lý thuyết nữ quyền về phân công lao động theo giới
Lý thuyết nữ quyền hình thành từ các phong trào nữ quyền thế giới. Kể từ sau cuộc cách mạng tƣ sản Anh thế kỷ thứ XVII, cũng nhƣ tình cảnh của giai cấp công nhân, đời sống phụ nữ không mấy cải thiện so với chế độ phong kiến. Họ cũng bị đối xử bất bình đẳng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong chính trị nữa.
Tình cảnh của họ đã đƣợc mô tả rằng: "Nam giới không bao giờ cho phép phụ nữ được hưởng quyền không thể tước bỏ được của họ là quyền bầu cử... Nam giới đã tước đoạt của phụ nữ mọi thứ quyền của họ về tài sản, ngay cả tiền lương mà họ kiếm đƣợc... Nam giới đã chiếm hầu hết các công việc ngon lành và phụ nữ chỉ đƣợc phép làm một số ít công việc với đồng lương ít ỏi. Nam giới đã đóng chặt các cửa ngõ không cho phụ nữ tiếp cận với phúc lợi và quyền lực... Nam giới đã ra sức tìm mọi cách huỷ diệt niềm tin của phụ nữ vào sức mạnh của họ, làm giảm lòng tự trọng của họ và biến họ thành những người chỉ muốn sống một cuộc đời phụ thuộc và thấp hèn..." (dẫn theo Lê Thị Chiêu Nghi) [88, tr. 18]. Từ đó phong trào nữ quyền đƣợc biết đến qua ba làn sóng. Các làn sóng này đã tạo tiền đề cho các lý thuyết nữ quyền ra đời.
Có thể xem "lý thuyết nữ quyền là hệ thống các quan điểm về tình trạng của phụ nữ... giải thích nguyên nhân cũng nhƣ hậu quả của tình trạng bị áp bức của phụ nữ và đƣa ra những chiến lƣợc giải phóng phụ nữ" [34, tr. 11]. Theo Amanda Sebastyen thì từ phong trào giải phóng phụ nữ "...ít nhất cũng có 10 lý thuyết khác nhau đi tìm cách lý giải những nguyên nhân tạo ra thân phận khốn khổ của phụ nữ và đặt lại vấn đề về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội" [100, tr.
1]. Có thể đề cập đến một số trường phái khác nhau như: thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa, thuyết nữ quyền triệt để, thuyết nữ quyền hiện sinh, thuyết nữ quyền phân tâm học, thuyết nữ quyền sinh thái... Trong các trường phái này, vấn đề PCLĐTG đã được đề cập đến như một khía cạnh quan trọng nhất trong bức tranh bất bình đẳng giới. Ở đây chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm cơ bản của thuyết nữ quyền về PCLĐTG và bình đẳng giới thông qua một số tác giả tiêu biểu.
Trước hết, một số nhà nữ quyền đồng ý với chủ nghĩa Marx rằng: PCLĐTG xuất hiện rất sớm trong lịch sử của xã hội loài người và nó dựa trên các điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định. Chính yếu tố kinh tế, bao gồm chế độ sở hữu, kỹ thuật đã tác động làm biến đổi sự PCLĐTG. Sự biến đổi ấy tuỳ theo sự phát triển của cách thức tổ chức xã hội và của kinh tế - kỹ thuật. C.O.N Moser khẳng định rằng: "Việc phân chia công việc về mặt này hay mặt khác thay đổi tuỳ theo mỗi quốc gia. Vì những quốc gia có những thay đổi kinh tế và bản chất công việc thay đổi do đó chúng cũng có ảnh hưởng đến sự phân chia lao động giữa nam và nữ" [159, tr. 28].
Lý thuyết nữ quyền Marxits cho rằng: cũng nhƣ giai cấp công nhân bị bóc lột bởi những kẻ hữu sản, người phụ nữ cũng bị bóc lột bởi những người nắm trong tay tƣ liệu sản xuất. Chính chế độ sở hữu tƣ nhân vừa nảy sinh ra chế độ áp bức giai cấp vừa nảy sinh ra chế độ áp bức phụ nữ. Người phụ nữ cũng như người vô sản, họ không có tƣ liệu sản xuất, họ phải lệ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Vì vậy địa vị của phụ nữ trong xã hội tư bản là địa vị của người phụ thuộc, người nô lệ. Beauvoir cũng tán thành với sự phân tích của Engels khi ông khẳng định trong xã hội mọi thứ là của chung thì địa vị xã hội của phụ nữ rất cao. Và địa vị ấy chỉ thay đổi khi có sự tiến bộ của kỹ thuật. Tuy nhiên, S.D. Beauvoir cho rằng không phải lúc nào sự tiến bộ về kỹ thuật cũng đem đến sự bất lợi cho phụ nữ mà đôi khi kỹ thuật sẽ giúp cho phụ nữ lấy lại vị thế đã mất trong hệ thống sản xuất. Ở những ngành áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới mà sự cơ giới hóa và tự động hóa là phương tiện cơ bản thì phụ nữ có thể "chuyển yếu thành mạnh". Bởi vì: "Kỹ thuật có thể xóa đi sự không cân sức về cơ bắp giữa đàn ông và phụ nữ... Do đó việc điều khiển nhiều loại máy móc hiện đại chỉ cần đến một phần của nguồn lực nam giới và nếu yêu cầu tối thiểu không vƣợt quá mức khả năng của phụ nữ thì phụ nữ sẽ ngang bằng với đàn ông trong công việc"[6, tr. 2]. Nhƣ vậy, theo Beauvoir sự tiến bộ kỹ thuật sẽ có hai mặt:
mặt thứ nhất là chúng có thể hạn chế vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất nếu họ không tiếp cận đƣợc. Mặt thứ hai, chúng có thể tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngang bằng nam giới. Vấn đề ở đây chỉ là cơ hội để phụ nữ đƣợc đào tạo và tiếp cận với kỹ thuật. Tuy nhiên không thể giải thích sự PCLĐ và sự bất bình đẳng thông qua công cụ, mà "cần phải gắn liền với công cụ toàn bộ thái độ của con người trong việc sử dụng công cụ, một thái độ có liên quan đến cấu trúc bản thể học, tức nền móng trong bản chất sự tồn tại của con người" [6, tr. 6].
Thứ hai là, các nhà nữ quyền đã đặt PCLĐTG trong mối quan hệ với văn hoá.
Bàn về giới và văn hoá, Frances E. Mascia - Lees Nancy và Johnson Black cho rằng "Giới nhƣ là một cấu trúc của văn hoá" [158, tr.1]. ELeanor Leacock, Helen I. Safa và các cộng sự đã đi từ phân tích sự PCLĐTG như một ảnh hưởng văn hoá để khái quát về cội nguồn bất bình đẳng giới. Họ cho rằng: "Sự phân công lao động theo giới có những cách thức khác nhau tuỳ theo bối cảnh xã hội và văn hoá của nó. Các hoạt động mà phụ nữ thực hiện được phân định khác nhau theo từng trường hợp trong điều kiện của cả nội dung và giá trị xã hội kèm theo chúng" [155, tr. 4 -5].
Họ coi PCLĐTG chịu ảnh hưởng từ giá trị, chuẩn mực, thói quen đến mô hình hành vi và cung cách ứng xử của con người nói chung với giới tự nhiên và xã hội.
Thứ ba là, các nhà nữ quyền đã chỉ ra vai trò và những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giới đảm nhận theo các lĩnh vực công việc hoặc là theo phạm vi hoạt động của họ. Sự bất bình đẳng nam - nữ cũng đƣợc khẳng định là bắt nguồn từ sự PCLĐTG vốn không hợp lý và từ sự phân biệt, đối xử của xã hội đối với lao động nam và nữ. Trong phần này nhiều khái niệm mới đã xuất hiện trong khi họ trình bày các quan điểm PCLĐTG. Moser, Goddard; Jumani; Sam London, Boserup, Whitehead, Dey, Muntemba Palmer...là những người đại diện cho cách nhìn nhận PCLĐTG theo lĩnh vực công việc mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.
Trong tác phẩm: "Kế hoạch hoá về giới và phát triển - Lý thuyết, thực tiễn và đào tạo" (Gender planning and development - Theory, practice and training), C.O.NMoser đã xem xét sự PCLĐTG thông qua việc đƣa ra các khái niệm then chốt nhƣ: vai trò ba mặt; công việc sản xuất; công việc tái sản xuất và công việc cộng đồng. Chúng ta sẽ làm rõ bốn khái niệm cơ bản này theo quan điểm của Moser.
Theo Moser, "trong phần lớn các hộ ở thế giới thứ ba có thu nhập thấp phụ nữ có vai trò ba mặt. Công việc của phụ nữ không chỉ bao gồm công việc tái sản xuất, sự đảm nhận việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái, yêu cầu đảm bảo sự nuôi dƣỡng và tái sản xuất ra sức lao động. Nó cũng bao gồm công việc sản xuất, thường như một người tìm kiếm thu nhập thứ hai. Cũng nhƣ vậy, phụ nữ thực hiện công việc quản lý cộng đồng xung quanh việc cung cấp khoản tiêu dùng mang tính tập thể, thực hiện trong địa phương kể cả bối cảnh nông thôn hay đô thị" [159, tr. 27-28]. Còn đối với đàn ông thì sao? Bà cho rằng nếu khuôn mẫu của người phụ nữ là "người làm việc nhà", thì khuôn mẫu của người đàn ông trong thế giới thứ ba được coi là "cần câu cơm" hay
"người trụ cột" của hộ hoặc gia đình. "Điều này có nghĩa là đàn ông như người sản xuất chiếm ƣu thế, thậm chí khi nó không có trên thực tế" [159, tr. 28].
Công việc sản xuất hay "vai trò sản xuất bao gồm công việc do cả nam giới và phụ nữ làm để lấy công hoặc bằng tiền, hoặc bằng hiện vật. Nó còn bao gồm cả sản xuất hàng hoá có giá trị trao đổi, và sản xuất vừa có ý nghĩa tiêu dùng tại gia đình vừa có giá trị sử dụng, nhƣng cũng có giá trị trao đổi tiềm tàng. Đối với phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, điều này bao gồm công việc của những nông dân độc lập, vợ của những người nông dân và công nhân hưởng lương" [159, tr. 31].
Công việc tái sản xuất hay "vai trò tái sản xuất bao gồm sự đảm nhận việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái và việc thực hiện các nhiệm vụ nội trợ bởi phụ nữ, đòi hỏi đảm bảo sự duy trì và tái sản xuất sức lao động. Nó bao gồm không chỉ tái sản xuất sinh học mà còn chăm sóc và duy trì nguồn lao động (chồng và con đang lao động) và nguồn lao động tương lai (trẻ sơ sinh và trẻ em đang độ tuổi đến trường)" [159, tr. 29].
Moser, Edholm và các tác giả khác cho rằng có thể nhìn vai trò tái sản xuất ở hai khía cạnh: Tái sản xuất sinh học và tái sản xuất sức lao động. Họ cho rằng trong khi tái sản xuất sinh học liên quan đến sự sinh con đẻ cái, thì tái sản xuất ra sức lao động là một khái niệm gợi mở nhiều hơn. Chúng "bao gồm việc chăm sóc, xã hội hóa và duy trì của các cá nhân ở trong suốt cuộc đời của họ để đảm bảo sự kế tục của xã hội tới các thế hệ kế tiếp" (dẫn theo Moser) [159, tr. 29]. Nhƣng cần phải phân biệt rõ giữa tái sản xuất sức lao động với tái sản xuất xã hội. Khái niệm tái sản xuất xã hội "bao gồm một tiến trình rộng hơn và xa hơn mà trong đó các mối quan hệ sản xuất chính trong xã hội đƣợc tái tạo và hình thành" [159, tr. 29].
Tiến trình ấy không chỉ bao gồm sản xuất và duy trì lực lƣợng lao động làm công mà còn tự tái tạo tƣ bản nữa.
Loại công việc thứ ba trong vai trò ba mặt là quản lý cộng đồng và chính trị cộng đồng. Moser quan niệm rằng: "Vai trò quản lý cộng đồng bao gồm các hoạt động do phụ nữ thực hiện ở trong phạm vi cộng đồng nhƣ là sự mở rộng vai trò tái sản xuất của họ. Điều này đảm bảo cho sự cung cấp và duy trì các nguồn khan hiếm trong việc tiêu dùng tập thể, như nước, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Đây là các công việc tự nguyện không được trả lương được làm trong "thời gian nhàn
rỗi". Quyền lực đối với cộng đồng ngƣợc lại bao gồm các hoạt động do nam giới đảm nhiệm trong phạm vi cộng đồng tổ chức ở mức độ có tính quyền lực chính trị chính thức. Đây thường là các công việc được trả lương, trực tiếp hay gián tiếp, qua tiền lương hoặc việc tăng vị thế và quyền lực" [160, tr. 34]. Theo Moser, đây là công việc thường xuyên nhất bởi vì nó là một phần của công việc tái sản xuất.
Công việc cộng đồng là sự mở rộng tự nhiên các công việc nhà của phụ nữ đến việc của cộng đồng.
Vậy phụ nữ và nam giới đã đóng vai trò nhƣ thế nào trong ba loại công việc ấy và sự bất bình đẳng đã nảy sinh nhƣ thế nào trong quá trình đó? Vấn đề này đƣợc các thuyết nữ quyền đề cập đến trong các nghiên cứu của họ.
Tham gia sản xuất để kiếm thu nhập, đảm bảo sinh kế cho hộ hoặc gia đình đƣợc coi là vai trò số một khẳng định vị thế của nam giới. Vai trò ấy ăn sâu vào tiềm thức của xã hội và của người đàn ông có thể từ khi họ còn tấm bé. Chính vì vậy, ngay cả những lúc đàn ông hay người chồng thất nghiệp vì lý do khách quan hay chủ quan họ mà không đảm nhiệm đƣợc vai trò ấy dẫn đến gánh nặng này đặt hoàn toàn lên vai người phụ nữ thì bản thân người đàn ông ấy hay xã hội mà anh ta sống vẫn nghĩ như vậy. Trong thực tế đôi khi địa vị xã hội không tương ứng với vai trò và thu nhập của người đàn ông. Đây là một trong những phát hiện có ý nghĩa của Moser khi bà liên kết vai trò giới với các chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội để giải thích cho một số trường hợp không lôgíc diễn ra trong thực tế ở nhiều quốc gia hiện nay.
Lý thuyết nữ quyền đã phê phán tư tưởng của những người gia trưởng hay tư tưởng "phụ hệ" đã "củng cố cho một ý tưởng rập khuôn phổ biến là nam giới là người làm ra tiền" [159, tr. 31], là "người trụ cột", còn phụ nữ chỉ là những người phụ thuộc và mong đợi tiêu dùng số tiền ấy. Họ bác bỏ mạnh mẽ tư tưởng này.
Moser viết: "thực tế chứng minh không phải là nhƣ thế" [159, tr. 31]. Bằng những nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong việc tìm kiếm kế sinh nhai trong thế giới thứ ba, bà đã đƣa ra kết luận ngƣợc lại (ít nhất thì cũng là sự minh chứng cho phụ nữ trong những quốc gia đông dân và nghèo khổ). Bà cho rằng ở đó "đa số phụ nữ với mức thu nhập thấp giữ chức năng sản xuất quan trọng" [159, tr. 31]. Nhƣ vậy, trong điều kiện thế giới hiện nay, ít nhất trong các nước thuộc thế giới thứ ba, phụ nữ và
nam giới đều tham gia vào công việc sản xuất để tạo ra các sản phẩm trao đổi (theo nghĩa đơn giản nhất) nhằm duy trì cuộc sống cho các thành viên và cho xã hội.
Ngay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, người nông dân cho dù nam hay nữ đều phải tham gia sản xuất ở ngoài đồng ruộng. Nhƣng sự phân công công việc của họ có khác nhau. E. Boserup cũng có quan điểm tương tự khi phân tích vai trò của phụ nữ ở châu Phi và châu Á, bà đã làm nổi bật luận điểm: phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế châu Phi. "Bà chứng minh phụ nữ Tây Sahara (châu Phi) là người chịu trách nhiệm đầu tiên về sản xuất lương thực" [5, tr. 85].
Lý thuyết nữ quyền đã chỉ ra sự bất bình đẳng ngay trong PCLĐTG khi họ thấy rõ mức độ tham gia rất khác nhau trong công việc sản xuất giữa phụ nữ và nam giới trong các nước phát triển và trong thế giới thứ ba. S.D. Beauvoir phê phán mạnh mẽ rằng: "Trong lĩnh vực kinh tế hầu nhƣ có thể nói rằng đàn ông và đàn bà thuộc hai đẳng cấp... đẳng cấp đàn ông nắm giữ công việc làm tốt hơn, hưởng lương cao hơn, có nhiều vận may thành công hơn đẳng cấp đàn bà nếu nhảy vào cạnh tranh" - Trích Giới tính thứ hai, theo cuốn Những bài giảng về Xã hội học [140, tr.
222]. Trong thực tế sự bất bình đẳng nam - nữ được che đậy bởi "hệ tư tưởng trong sản xuất" mà thông thường hệ tư tưởng này mang ảnh hưởng của nam giới, và "cho dù là trong lĩnh vực chính thức và phi chính thức, sản xuất nông thôn hay thành thị, cho thấy rằng phụ nữ lại như là một hạng đứng dưới nam giới" [159, tr. 32]. Điều này có thể dễ dàng hiểu đƣợc khi việc quản lý hệ thống sản xuất xã hội thông thường là các vị trí giành riêng cho nam giới, và việc sắp xếp công việc trong sản xuất thường hay căn cứ vào giới tính của người lao động mà phụ nữ luôn luôn bị coi là những người bận rộn con cái, ít được đào tạo, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật v.v...
Moser đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí thứ cấp của phụ nữ và những công việc lương thấp mà phụ nữ phải làm trong hệ thống sản xuất xã hội. Mặc dầu sự chuyển tiếp hay sự thay đổi về mặt cấu trúc trong hệ thống sản xuất ở các khu vực thành thị và nông thôn đã đem đến những điều kiện lao động mới nhƣng thực trạng đó "vẫn tiếp diễn". Sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động cho thấy ở tất cả các nền kinh tế, phụ nữ chiếm số đông ở những công việc có giá trị thấp, mức lương hoặc tiền công thấp mà bà dùng hình ảnh chúng "nằm cuối thị trường" [159, tr. 32]