Đổi mới và nâng cao chất lượng giám sát của HĐND

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG bài 3 (Trang 27 - 32)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

5. Đổi mới và nâng cao chất lượng giám sát của HĐND

Một trong những chức năng quan trọng của HĐND là giám sát. Thực hiện tốt chức năng này sẽ nâng cao vai trò, vị thế của HĐND ở địa phương. Tuy nhiên, sau gần 5 năm hoạt động, Thường trực HĐND nhiều xã có chung nhận xét: tổ chức giám sát còn hình thức, chất lượng giám sát thấp, hiệu quả chưa cao... Nguyên nhân chính, do chất lượng đại biểu chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ cấu tổ chức HĐND chưa đủ mạnh để giám sát có hiệu quả; do nhận thức về chức năng giám sát của HĐND chưa đầy đủ...

Trước hết, phải nói đến chủ thể giám sát là Thường trực và các đại biểu HĐND xã. Hiện nay, Thường trực HĐND cấp xã chỉ có 2 người. Chủ tịch HĐND phần lớn đang giữ chức Bí thư Đảng uỷ. Để làm tròn trách nhiệm ở cương vị người đứng đầu tổ chức Đảng cơ sở, Bí thư đã phải rất cố gắng, vì vậy hầu như mọi hoạt động của Thường trực HĐND, từ xây dựng kế hoạch hoạt động chung, đến chương trình giám sát, tiếp xúc cử tri, chuẩn bị nội dung kỳ họp, tham gia các phiên họp của UBND, các cấp, ngành, đoàn thể, tiếp dân theo định kỳ, đôn đốc giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo… đều giao cho Phó chủ tịch. Phó chủ tịch đảm nhiệm công việc HĐND và còn kiêm thêm chức danh Chủ tịch công đoàn cấp xã và một số chức danh khác; làm cả những việc mà lẽ ra Văn phòng HĐND và UBND phải làm. Vì vậy, Thường trực HĐND rất khó sắp xếp được thời gian để tổ chức giám sát theo đúng kế hoạch. Hơn 6 tháng qua, đa số các đơn vị đều chỉ giám sát qua báo cáo hàng tháng của UBND và giám sát tại kỳ họp, nhiều xã chỉ mới tổ chức được 1 cuộc giám sát thực tế. Chỉ nghe báo cáo, không xem xét thực tế để đối chiếu giữa báo cáo với việc thực hiện, hiệu quả giám sát thấp là điều khó tránh khỏi. Quyền lực của HĐND vì thế sẽ bị hạn chế.

HĐND xã không có các ban chuyên trách, Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND phần lớn là những đại biểu đang đảm nhiệm chức danh chuyên môn hoặc phụ trách đoàn thể ở địa phương. Nhiệm vụ của đại biểu vốn đã nặng nề, lại chưa được tập huấn về kỹ năng, không có chuyên môn về lĩnh vực giám sát… nên nhiều khi chỉ tham gia cho đủ quân số. Bên cạnh đó, nhận thức về trách nhiệm của một số đại biểu chưa hoàn toàn đúng, cho rằng chỉ thực hiện một số hoạt động mà HĐND, Thường trực HĐND phân công là đủ. Trên thực tế, khi một bộ phận không nhỏ đại biểu HĐND cấp xã không có trình độ chuyên môn; hiểu biết chính sách, pháp luật và về chính nghị quyết HĐND các cấp còn hạn chế; cơ hội tiếp nhận các nguồn thông tin ít, lại chưa được tập huấn nhiều về kỹ năng hoạt động; tham gia giám sát chưa thực sự tâm huyết…thì tính hình thức trong hoạt động của HĐND chưa thể giảm, hiệu quả giám sát chưa được như mong muốn. Trong khi đó, nhiều ban, ngành ở cấp xã không muốn hợp tác với Đoàn giám sát của HĐND, cho rằng HĐND can thiệp quá sâu vào công tác quản lý nhà nước, công việc nội bộ của đơn vị mình. Có ban, ngành tỏ rõ sự khó chịu khi Đoàn giám sát của HĐND yêu cầu giải trình một số vấn đề về thu, chi tài chính; yêu cầu cho xem những văn bản, tài liệu, hóa đơn chứng từ liên quan công tác quản lý tài chính, giải quyết chế độ, chính sách…Có đơn vị còn cho rằng, HĐND giám sát chỉ “vạch ra” rồi “để đấy”. Do đó, Đoàn giám sát có yêu cầu, kiến nghị, hay chỉ ra những hạn chế, thiếu sót… thì khi Đoàn rút đâu lại đóng đấy. Nhiều kiến nghị của Đoàn giám sát được “cất kỹ”, không

xử lý, giải quyết. Thường trực HĐND xã đôn đốc, yêu cầu thực hiện kết luận giám sát, nhưng một số xã, thị trấn không quan tâm, kết luận giám sát rơi vào quên lãng.

Tuy nhiên, những sai phạm tồn tại, những cá nhân cố ý làm sai… rất khó xử lý triệt để, khi chưa có đủ chế tài cho hoạt động giám sát.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã, thị trấn, đặc biệt là chất lượng giám sát, trước tiên phải nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành về chức năng, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND. Nhận thức đúng về hoạt động giám sát mới có sự phối hợp để đạt hiệu quả, giúp UBND, các ngành thực hiện tốt hơn nhiệm vụ. Chất lượng giám sát phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của đại biểu. Vì vậy, ngoài việc nâng cao nhận thức, tinh trần trách nhiệm cho đại biểu HĐND, còn phải lựa chọn những đại biểu có trình độ, có kỹ năng xử lý thông tin, hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội; đồng thời phải dám nói, dám chịu trách nhiệm mới có thể thẳng thắng chỉ ra sai phạm, hạn chế và kiến nghị xác đáng trong quá trình giám sát. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm chức danh ủy viên Thường trực HĐND để giúp Thường trực HĐND cấp xã có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn. HĐND xã cũng rất cần có các ban để hoạt động chuyên sâu, giúp HĐND giám sát, thẩm tra để quyết định chính xác những vấn đề quan trọng của địa phương. Mặt khác, thay vì chỉ có thể đề nghị, kiến nghị, yêu cầu… cần có chế tài đủ mạnh giúp HĐND, Thường trực HĐND thực hiện tốt hoạt động giám sát.

Thực tế, mặc dù có quyền quyết định, phân bổ ngân sách, nhưng nhiều xã, thị trấn không có nguồn thu, ngân sách chủ yếu do cấp trên phân bổ về. Do đó, nhiều địa phương chi cho hoạt động của HĐND cũng rất hạn chế, ngoài phụ cấp đại biểu, các hoạt động khác chung chi với UBND nên tiền thưởng cho các đại biểu hoạt động tích cực cũng khó chi. Nhiều đại biểu có từ 15 năm hoạt động trong lĩnh vực dân cử trở lên, nhưng chưa bao giờ có giấy khen, bằng khen; chưa bao giờ có đại biểu HĐND được nhận kỷ niệm chương, trong khi các cấp, ngành, các đoàn thể khác định kỳ trao kỷ niệm chương cho những người có nhiều cống hiến… Những việc này dù không lớn, nhưng cũng làm cho đại biểu dân cử ở cơ sở thấy mặc cảm,

không hết lòng với công việc, từ đó không thực sự tâm huyết với trách nhiệm được nhân dân giao phó.

Nâng cao chất lượng, tạo điều kiện hoạt động và có cơ chế thỏa đáng để đại biểu HĐND cấp xã nhiệt tâm, tích cực vì quyền và lợi ích của cử tri là cần thiết và chính đáng. Nhiệm kỳ này chưa làm tốt, nhiệm kỳ tới hy vọng những điều kiện trên sẽ bảo đảm để HĐND cấp xã đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.

Để chất lượng giám sát của Ban HĐND xã đạt hiệu quả cao, cần quan tâm các vấn đề sau:

Một là, chọn nội dung giám sát: Nội dung giám sát của HĐND là rất rộng mà người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát thì có hạn. Do vậy, cần phải có sự chọn lựa đề tài giám sát. Để chọn đề tài giám sát, phải nghiên cứu kỹ chương trình giám sát được xây dựng và thông qua kỳ họp đầu năm HĐND xã các NQ của HĐND, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo thực hiện của UBND và các ngành, các vấn đề bức xúc trong dân thông qua việc thực hiện những chủ trương, chính sách hoặc thực thi pháp luật hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật những vấn đề có liên quan đến các đề án UBND trình HĐND xem xét… Nói chung là phải xem xét cụ thể nhiều nội dung rồi mới cân nhắc và đưa vào chương trình giám sát những gì nổi cộm nhất, cần thiết nhất, đúng thời điểm giám sát nhất.

phải xây dựng chương trình, nội dung giám sát vừa sức, phù hợp, đúng trọng tâm, chọn trúng những vấn đề mà nhiều đại biểu và cử tri quan tâm. Những vấn đề mới phát sinh trong thực tế gây bức xúc phải tiến hành giám sát kịp thời. Hoạt động giám sát của HĐND rất rộng, đối tượng đa dạng, do đó việc lựa chọn nội dung giám sát hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Để xây dựng được chương trình giám sát phù hợp, Thường trực HĐND tỉnh cần thu thập thông tin thông qua đề xuất của các Ban về những vấn đề quan trọng, bức xúc thuộc lĩnh vực Ban theo dõi; qua tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri (những vấn đề đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề được cử tri nhiều địa phương quan tâm),...

Hai là, thu thập thông tin và nghiên cứu tư liệu có liên quan đến nội dung giám sát. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động giám sát là HĐND được cung cấp những thông tin cần thiết, khách quan, trung thực. Do hoạt động giám sát ngân sách thường mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ sâu nên công tác chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu, những thông tin thu thập được trước giám sát phải được các quan tâm, nghiên cứu kỹ. Hiện nay, phần lớn thông tin phục vụ công tác giám sát của HĐND do UBND, các đơn vị được giám sát cung cấp. Việc xem xét thông tin một chiều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát. Vì vậy, khi tiến hành giám sát cần phải thu thập thông tin qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là ý kiến của cử tri để lựa chọn nội dung, đối tượng giám sát phù hợp. Nội dung giám sát là những vấn đề có tính thời sự, đang được sự quan tâm của các đại biểu và cử tri, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm và những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến người dân là kênh thông tin quan trọng vì người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, trước khi ban hành Nghị quyết hoặc muốn đánh giá tính khả thi của Nghị quyết đã ban hành HĐND nên tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân.

Ba là, đổi mới hình thức, nội dung giám sát. Để nâng cao chất lượng giám sát, tại mỗi kỳ họp HĐND nên chọn ra một vài nội dung quan trọng, bức xúc đang được xã hội quan tâm (thu tiền thuê đất, quản lý thu - chi các quỹ đóng góp tự nguyện ở cấp xã, chi chuyển nguồn,…), yêu cầu UBND có báo cáo chuyên đề trình ra kỳ họp để các đại biểu HĐND xem xét, đánh giá, thảo luận. Thông qua thảo luận, các đại biểu sẽ đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chuyên đề, đồng thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót để làm cơ sở chất vấn (nếu thấy cần thiết).

Trong hoạt động giám sát cần phải kết hợp nghe báo cáo với kiểm tra thực tế tại cơ sở, thu thập đầy đủ các “chứng cứ” để có sự so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với báo cáo của đơn vị được giám sát, so sánh với các quy định hiện hành của Nhà nước, nghị quyết của HĐND để rút ra được những kết luận đúng, đề xuất, kiến nghị hợp lý, khả thi.

Bốn là, “đeo bám” các kiến nghị sau giám sát. Hiệu quả của hoạt động giám sát phụ thuộc vào việc thực hiện kiến nghị của các ngành hữu quan. Để đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, các báo cáo kết quả giám sát được gửi cho đại biểu HĐND nghiên cứu, thảo luận tại kỳ họp. Các kiến nghị của Thường trực HĐND, các ban HĐND sau giám sát được UBND tỉnh tổng hợp và trả lời tại các kỳ họp HĐND. Lời hứa của lãnh đạo các ngành khi trả lời chất vấn được Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trích bằng văn bản gửi UBND, các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện và báo cáo tại kỳ họp tiếp theo.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG bài 3 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w