III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
8. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền ở địa phương
Để HĐND hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần tăng cường mối quan hệ giữa HĐND với UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo hướng:
Hàng năm, Thường trực HĐND, UBND, Thường trực Uỷ ban MTTQ phải xây dựng chương trình phối hợp hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ công tác năm, tạo sự đồng thuận, sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện
các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là trong việc phát huy dân chủ. Việc xác lập mối quan hệ hợp lý giữa Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội thông qua hệ thống cơ chế thích hợp, làm cho từng tổ chức và cả hệ thống chính trị ngày mạnh lên, quyền làm chủ của nhân dân ngày một tốt hơn, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cả hệ thống chính trị.
HĐND, UBND tiếp thu ý kiến của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền và coi đó là một kênh thông tin quan trọng trong việc quyết định và quản lý và điều hành xã hội ở địa phương. Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND định kỳ nên có những cuộc làm việc với Ban lãnh đạo UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân để nghe và trao đổi về những ý kiến xây dựng bộ máy chính quyền. Thái độ lắng nghe và tiếp thu chân thành của người đứng đầu các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương có tác động tích cực đến việc huy động trí tuệ của cả hệ thống chính trị vào việc xây dựng quyết định cũng như tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Nghị quyết HĐND đúng hay sai, có được nhân dân ủng hộ và thực hiện hay không, một phần đáng kể là do sự phối hợp này. Cần tiếp tục xây dựng thành quy chế phối hợp giữa các cơ quan này với nhau và duy trì việc thực hiện thành nề nếp. Từng thời gian có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn chỉnh quy chế để tăng thêm hiệu quả phối hợp.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Vũ Tấn Cường DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà nội, 2011.
4. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002.
5. Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoá XI), Luật ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
7. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và HĐND, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
8. TS Phạm Ngọc Kỳ, Quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát cơ bản, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2001.
9. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội, "Đại biểu HĐND những điều cần biết", Nxb Chính trị Quốc gia, 2008.
10. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội, "Vai trò của đại biểu HĐND trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Nxb chính trị - Hành chính, 2009.
11. Vụ công tác đại biểu, "Những điểm mới trong Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005", Nxb Chính trị Quốc gia, 2005.
12. Nguyễn Như Du, "Cử tri đang mong chờ vào hiệu quả giám sát", Báo Người đại biểu nhân dân, số 31/2004 (tr.1).
13. Trần Đình Huề, mấy vấn đề về vai trò hoạt động giám sát của HĐND và bước đầu xây dựng quy trình một cuộc giám sát, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của HĐND, Văn phòng Quốc hội.
14. Đào Trí Úc, "Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và các cơ chế thực hiện giám sát", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2003 (tr.4).
15. Nguyễn Khắc Bộ, Công tác giám sát tại kỳ họp HĐND - Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của HĐND, Văn phòng Quốc hội, 2001.