Qui mô trường lớp, học sinh và giáo viên phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC QUẬN 2, GIAI ĐOẠN 2007- 2017

2.3. Thực trạng phát triển giáo dục quận 2

2.3.1. Qui mô trường lớp, học sinh và giáo viên phổ thông

Kể từ khi được thành lập đến nay giáo dục quận 2 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về chất lượng cũng như qui mô.

Bảng 2.12. Thống kê số trường, số lớp, số giáo viên và học sinh quận 2, giai đoạn 2007-2017

Năm học 2007- 2008

2009- 2010

2011- 2012

2013- 2014

2015- 2016

2017- 2018 Số trường

(trường) 17 18 16 17 19 23

Tăng trưởng

hằng năm (%) 100 105,9 94,1 100 111,8 135,3

Số lớp (lớp) 431 439 424 455 486 625

Tăng trưởng

hằng năm (%) 100 101,8 98,4 105,5 112,8 145,0 Số giáo viên

(người) 613 691 703 803 926 978

Tăng trưởng

hằng năm (%) 100 112,7 114,7 131,0 151,0 159,5 Số học sinh

(người) 16.546 16.308 16.543 17.620 19.592 21.991 Tăng trưởng

hằng năm (%) 100 98,6 99,9 106,5 118,4 132,9 Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê các năm – Chi cục Thống kê quận 2 Qua 10 năm số trường, lớp, giáo viên và học sinh đều tăng, trong đó số giáo viên tăng nhiều nhất 59,5%, tiếp đến là số lớp 45%, số trường 35,3%, và số học sinh tăng gần 33%.

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ quy mô số học sinh phổ thông phân theo cấp học quận 2, giai đoạn 2007-2018

Nguồn: Phòng Giáo dục quận 2 và Niên giám Thống kê các năm – Chi cục thống kê quận 2

Dân số tăng nhanh nhất là gia tăng cơ học đã kéo theo sự gia tăng số lượng học sinh của quận. Từ năm 2007 đến năm 2017 tổng số học sinh phổ thông tăng mạnh từ 16.546 học sinh lên 21.991 học sinh. Trong đó số học sinh tiểu học tăng mạnh nhất khoảng hơn 1,56 lần, nguyên nhân là do chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đã huy động số trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1 tăng mạnh. Tiếp đến là học sinh THCS tăng hơn 1,2 lần, tăng mạnh nhất từ năm học 2013-2014 đến 2017-2018. Số học sinh THPT có xu hướng giảm, vì từ năm 2010 trở về trước quận có một trường cấp III dân lập. Từ năm 2011 trường cấp III dân lập không còn, toàn quận chỉ có 2 trường THPT là Giồng Ông Tố và Thủ Thiêm, hơn nữa nhiều học sinh thi lên lớp 10 ở quận 2 thi vào các trường THPT các quận liền kề, vì vậy số học sinh THPT giảm, những năm gần đây số học sinh THPT tăng trở lại.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Quận Ủy, Ủy ban nhân dân quận, lãnh đạo các cấp chính quyền – đoàn thể và để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hệ thống trường, lớp quận 2 tăng mạnh.

Bảng 2.13. Số trường, lớp phân theo cấp học phổ thông quận 2, giai đoạn 2007- 2017

Năm học 2007- 2008

2009- 2010

2011- 2012

2013- 2014

2015- 2016

2017- 2018

Tiểu học 9 9 7 8 9 10

THCS 6 7 7 7 8 11

THPT 2 2 2 2 2 2

Tổng số trường 17 18 16 17 19 23

Tiểu học 209 220 220 243 259 341

THCS 151 153 142 152 166 221

THPT 71 66 62 60 61 63

Tổng số lớp 431 439 424 455 486 625

Nguồn: Phòng giáo dục quận 2 và Niên giám thống kê các năm - Chi cục Thống kê quận 2

Tổng số trường, lớp của quận 2 giai đoạn 2007-2017 tăng nhưng biến động.

Toàn quận hiện có 23 trường phổ thông và 625 phòng học, tăng 6 trường và 194 phòng học. Trong đó cấp tiểu học luôn chiếm tỉ trong cao nhất hơn 45,8% số trường và hơn 54% số lớp, sau đó là trường và số lớp của THCS lần lượt là 40,1%, 35,7%

và thấp nhất là THPT với tỉ trọng 9,1% số trường và 11,4% số lớp. Nhìn chung số trường, lớp của quận tăng đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh.

Trong thời gian qua quận 2 cũng tích cực trong việc xã hội hóa giáo dục, tuy nhiên chỉ có giáo dục mầm non là có nhiều hệ thống các dân lập, còn giáo dục phổ thông cho đến năm 2017 gần như hoàn toàn là các trường công lập chỉ có một trường dân lập.

Cùng với sự gia tăng về hệ thống trường, lớp số giáo viên của quận cũng tăng trong giai đoạn 2007-2017

Biểu đồ 2.7. Số giáo viên phổ thông phân theo cấp học ở quận 2 (2007-2018) Nguồn: Phòng giáo dục quận 2 và Niên giám thống kê các năm - Chi cục

Thống kê quận 2

Nhìn chung tổng số giáo viên tăng liên tục từ 613 người năm 2007 lên 978 người năm 2017, tăng gần 1,6 lần. Trong đó số giáo viên tiểu học chiếm tỉ trọng nhiều nhất 49,9% và cũng tăng nhanh nhất hơn 1,84 lần, tiếp đến là THCS chiếm 35,9% và tăng gần 1,5 lần, số giáo viên THPT nhìn chung có tăng nhưng biến động và chiếm tỉ trọng thấp nhất lần lượt là 1,3 lần và 14,2%. Sở dĩ số giáo viên THPT năm học 2017-2018 giảm so với năm học 2015- 2016 vì nhiều giáo viên nghỉ hưu và chuyển công tác. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đạt 100% ở tất cả các bậc học. Số lượng giáo viên đạt trên chuẩn ngày càng tăng.

Số học sinh bình quân trên một giáo viên có xu hướng giảm, ở cấp tiểu học giảm từ 28,11 xuống 26,88. Cấp THCS cũng giảm từ 23,45 xuống 18,0, cấp THPT giảm từ 23,08 xuống còn 17,60.

Số học sinh bình quân một lớp học không đều giữa các cấp học. Ở cấp tiểu học tăng từ 35,1 học sinh/ lớp lên 38 học sinh /lớp, THCS giảm từ 38,5 học sinh/lớp xuống 36,4 học sinh /lớp, cao nhất là ở khối THPT bình quân là 45,8 học sinh/ lớp và có xu hướng giảm còn 43,6 học sinh/lớp.

Một phần của tài liệu Phát triển dân số và phát triển giáo dục quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)