Vai trò của Hội phụ nữ đối với phát triển – xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

2.3.3 Vai trò của Hội phụ nữ đối với phát triển – xã hội

Phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát triển mạnh mẽ và có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có những chương trình, hoạt động nhằm huy động sức mạnh của phụ nữ, tạo điều kiện để phát huy vai trò, khả năng của phụ nữ, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Chiếm khoảng một nửa lực lượng lao động trong các ngành kinh tế, một vài ngành mang tính chất đặc thù, phụ nữ đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua. Trong nông nghiệp, phụ nữ chiếm khoảng 49,95% lực lượng lao động, từ đó đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong công nghiệp, xây dựng với gần 37% lực lượng lao động là nữ đã góp phần tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng lên trên 40%. Là lực lượng đông đảo trong các ngành chế biến, dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp…, chị em không ngừng nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất ra nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng cao, khẳng định thương hiệu Việt Nam, góp phần tăng tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong các ngành dịch vụ, với 52% lực lượng lao động, 54% lao động trong các doanh nghiệp, 25% chủ doanh nghiệp, phụ nữ ngày càng khẳng định có vai trò quan trọng, nhất là trong lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông… Chị em đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ hiện đại, năng động đổi mới phương thức kinh doanh, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, chiếm phần lớn tỷ lệ lao động trong ngành giáo dục – đào tạo, chị em phụ nữ đã phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt, phấn đấu giỏi việc trường, đảm việc nhà góp phần thiết thực vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Trong các ngành khoa học công nghệ và môi trường, đội ngũ cán bộ khoa học nữ ngày càng trưởng thành và có nhiều đóng góp tích cực. Lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục thể thao với đông đảo đội ngũ nữ văn nghệ sĩ, nhà báo, biên tập viên, huấn luyện viên, vận động viên đã phát huy tài năng, trí tuệ cho sự phát triển của các lĩnh vực trên. Trong các lĩnh vực khác, đóng góp của phụ nữ ngày càng to lớn và có vai trò quan trọng.

Các phong trào thi đua luôn được hội phụ nữ phát động với nhiều mục tiêu khác nhau góp phần thiết thực hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của hội.

Phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ” đã được các cấp hội triển khai đến 100% hội cơ sở, và được hưởng ứng thực hiện. Phong trào này đã đi vào cuộc sống của các tầng lớp phụ nữ, trở thành động lực thúc đẩy chị em vượt qua khó khăn, phát huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng sáng tạo, nâng cao vai trò của phụ nữ, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng tiếp tục được các cấp hội thực hiện trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái; coi trọng tính hiệu quả bền vững, ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, làm nhà tình thương do hội phát động được triển khai rộng khắp ở các tỉnh/

thành. Hoạt động khai thác nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ được mở rộng về quy mô và chủ trọng về chất lượng, hiệu quả. Thông qua mô hình vay vốn ủy thác từ Ngân hàng chính sách xã hội, Qũy tình thương, tín dụng Việt – Bỉ và các mô hình lồng ghép khác, Hội LHPN Việt Nam đã tham gia quản lý trên 42.000 tỉ

đồng, giúp cho gần 17 triệu lượt phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả với tỉ lệ hoàn trả trên 98%. Đặc biệt, các cấp hội đã thực hiện ủy thác cho phụ nữ nghèo vay vốn chiếm tỷ trọng 36,8% tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội, vởi tổng dư nợ đạt 10.430 tỷ đồng.

Các cấp hội đã tích cực phối hợp với ngành chuyên môn duy trì và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm ngư, xây dựng mô hình điểm, mô hình trình diễn, tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm.

Các câu lạc bộ, hội thi phụ nữ với khuyến nông, câu lạc bộ quản lý dịch hại tổng hợp (IBM)… được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước, có tác dụng thiết thực giúp phụ nữ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Để giúp phụ nữ có việc làm ổn định, thoát nghèo bền vững, các cấp hội đã đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm và tham gia xuất khẩu lao động. Đến nay, trong toàn hệ thống hội đã có 35 trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm. Hầu hết các trung tâm đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và ngày càng hoạt động có hiệu quả. Nhiều tỉnh, thành hội năng động, sáng tạo trong đào tạo nghề cho phụ nữ, nông dân, phụ nữ tàn tật, phụ nữ tái hòa nhập cộng đồng; gắn đào tạo với cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

Hầu hết các hoạt động của hội đều trực tiếp hoặc gián tiếp hướng tới xây dựng gia đình thông qua việc tác động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ. Kết quả các hoạt động đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ và của Hội LHPN Việt Nam.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân và hội phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân huyện vĩnh lộc – tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w