PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
IV. Một số chỉ tiêu
4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .1 Định hướng
Ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, mọi hoạt động sản xuất đều gắn với thị trường nhiều hơn, thì người nông dân càng cần sự hỗ trợ hơn bao giờ hết. Bằng các hoạt động giúp đỡ hội viên của mình, Hội Nông dân và Hội phụ nữ đã góp phần phát triển kinh tế hộ nông dân. Để nâng cao vai trò của các tổ chức Hội, từ đó có những đóng góp thiết thực cho hộ nông dân, việc hỗ trợ cần theo những hướng sau:
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa kết hợp đa dạng hóa nông sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Mở mang ngành nghề mới, nâng cao tỷ trọng ngành nghề, dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành nghề dịch vụ góp phần hiện đại hóa nông thôn.
- Củng cố và năn cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt nhất cho sản xuất.
- Hỗ trợ vốn cho sản xuất, ổn định thì trường đầu ra, giảm giá vật tư nông nghiệp ở mức hợp lý hơn.
4.3.2 Giải pháp
4.3.2.1 Giải pháp về Hội Nông dân và Hội phụ nữ
Để nâng cao vai trò của mình, thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra, các giải pháp về con người là điều cần được chú trọng nhất. Một thực tế là đội ngũ cán bộ Hội tuy có trình độ văn hóa và chuyên môn không thấp nhưng chưa có ai
được đào tạo một cách bài bản về hoạt động của mình nên hoạt động của các cơ sở Hội chưa đồng đều dẫn tới vai trò của Hội trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Để phát triển được hơn trong thời gian tới, cần có một số giải pháp cụ thể như sau:
+ Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ:
Các hình thức tuyên truyền hiệu quả cần được phát huy như: sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hóa hoạt động công tác tuyên truyền của hội.
+ Nâng cao năng lực và hoạt động của tổ chức Hội: Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ Hội nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, hằng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Hội, đa dạng hóa các hình thức xây dựng quỹ Hội để tạo nguồn kinh phí hoạt đọng cho phong trào, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện công tác thu chi hội phí theo điều lệ hội.
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, các chương trình và phong trào thi đua của Hội: Hàng năm tổ chức cho cán bộ Hội, hội viên học tập, đăng ký bình xét 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua, phối hợp thực hện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
4.3.2.2 Giải pháp về tín dụng
Vốn cho sản xuất kinh doanh là yếu tổ rất quan trọng. Thực tế nhiều hộ gia đình hiện nay có nhu cầu về vốn rất lớn nhưng vẫn còn ngại vay vốn từ các quỹ tín dụng hay ngân hàng mà chủ yếu từ các khu vực phi chính thống để đầu tư sản xuất kinh doanh. Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội Nông dân và Hội phụ nữ cần tạo mọi điều kiện cho hội viên cũng như hộ nông dân được tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng hơn. Cần tăng nguồn vốn cho vay, vì
trong điều kiện sản xuất hiện nay, nguồn vốn đầu tư ban đầu là rất lớn, những hộ có mục đích sản xuất kinh doanh lớn đều cần một nguồn vốn lớn, với một lãi suất, và thời gian đáo hạn hợp lý. Hiện nay, lãi suất cho vay, và thời hạn vay của hai ngân hàng ở mức vừa phải, tuy vậy nguồn vốn cho vay còn ít và hạn chế về đối tượng được vay, vì vậy trong thời gian tới các tổ chức hội cần có sự phối hợp để tạo mọi điều kiện cho các hội viên cũng như nông dân tiếp cận được với nguồn vốn.
4.3.2.3 Đào tạo nghề phụ
Vấn đề quan tâm và cần thiết hiện nay và trong giai đoạn tới đối với lao động nông thôn chính là sự giảm sút đất canh tác do xây dựng khu công nghiệp, đô thị hóa nông thôn ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy cần phải đào tạo nghề cho bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, nhưng vấn đề đào tạo phải đi trước một bước. Tuy nhiên, đào taoo như thế nào?
Đào tạo ra sao?, không hẳn cứ mở một lớp tập huấn hay đưa lao động cơ nhu cầu đi vào các trung tâm dạy nghề là đào tạo. Đây chính là vấn đề mà các cấp chính quyền cũng như các tổ chức Hội cần phải quan tâm. Đào tạo ở đây chính là đạo tạo theo lứa tuổi, theo nhu cầu, theo khu vực… Trong thời gian qua, Hội Nông dân và Hội phụ nữ đã tổ chức các lớp dạy nghề, hỗ trợ việc làm giúp giải quyết lao động lúc nông nhàn, các hoạt động này đã mang lại hiệu quả. Tuy vậy, về lâu dài cần có một chính sách đào tạo nghề đúng đắn, phù hợp.
Công tác đào tạo nghề hiện nay cần gắn với thị trường, đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Hội nông dân và Hội phụ nữ cần phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề cho hội viên và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, để có một chính sách lâu dài cần tăng cường tri thức cho các hộ, đào tạo ra lao động chuyên nghiệp phục vụ các doanh nghiệp, các ngành kinh tế.
4.3.2.4 Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nền nông nghiệp trên địa bàn huyện đang rất có tiềm năng phát triển đó chính là cơ sở hạ tầng, đường xã, thủy lợi, điện,… Trên thực tế, đất nông nghiệp hàng năm chủ yếu là trồng lúa, thời gian nhàn dỗi của đất là rất nhiều và hầu hết các hộ không dám đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đang được chú trọng phát triển nhưng vẫn chỉ là tự phát, dựa vào kinh nghiệm chứ chưa có sự đầu tư đúng mức và khoa học nhất là khâu phòng bệnh. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, Hội Nông dân và Hội phụ nữ cần thực hiện các biện pháp như:
+ Về trồng trọt: Hiện nay, nhu cầu về lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu là rất cao, ngoài ra với những chính sách mới của Nhà nước là làm sao cho người nông dân được hưởng ít nhất 30% lợi nhuận so với giá thành sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới việc phát triển cây lúa cần đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, phổ biến kỹ thuật cho nông dân. Mô hình trồng hành tím tại xã Vĩnh Thịnh là một minh chứng cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cần phổ biến hiệu quả của mô hình cho các hộ nông dân khác và tìm ra những cây trồng có hiệu quả tương tự để đưa vào sản xuất.
+ Về chăn nuôi: Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nên ngành chăn nuôi sẽ ngày càng phát triển mạnh ở các hộ gia đình. Vật nuôi chủ yếu ở hộ vẫn là trâu, bò, lợn, ngan, gà, vịt…nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng gia đình…
Nhưng do trong thời gian gần đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi. Chính vì vậy đối với ngành chăn nuôi đang phát triển như hiện nay thì khâu quan trọng nhất chính là tuyên truyền phòng dịch bệnh, hướng dẫn, giới thiệu giống mới vào chăn nuôi.
4.3.2.5 Giải pháp về thị trường
Đây là một trong những giải pháp cần thiết phải có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Vì hiện nay trong sản xuất của
các nông hộ không những chịu rủi ro về điều kiện tự nhiên mà những rủi ro về thị trường ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế hộ. Để làm tổ công tác này, các cấp Hội cần như là một người trung gian cung cấp thông tin đến cho người dân hoặc đứng ra ký kết các hợp đồng thay cho các tổ chức cá nhân trong xã. Trong sản xuất nông nghiệp, nên tăng cường và mở rộng mối liên kết của 4 nhà đó là: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học và Nhà nước.