7. Cơ cấu của luận văn
1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
* Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg.[26]
Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.
Như vậy Quyết định 32 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề
công tác xã hội chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề công tác xã hội.
* Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 (quyết định số 1215/QĐ- TTg ngày 22/7/2011).[27]
Mục tiêu chung của đề án này: Huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị tâm thần góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đề án được xem là khung tổng thể, định hướng về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 - 2020.
* Thông tư 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và Bộ Nội vụ “Quy định chức năng nhiệm vụ của trung tâm công tác xã hội tại cộng đồng”. Trong đú cú nờu rừ chức năng cung cấp dịch vụ khẩn cấp cho nạn nhân bạo lực tinh thần; Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm lý, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng; Thực hiện biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ngược đãi, bạo lực; Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
Quản lý đối tượng; Cung cấp dịch vụ về giáo dục và nâng cao năng lực; Phát triển cộng đồng; Tổ chức hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức; Huy động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính; Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đến phúc lợi và an sinh xã hội…[03]
* Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội
“Hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã”.Trong đó, cũng có nờu rừ tiờu chuẩn về nghiệp vụ và những nhiệm vụ chủ yếu của cộng tỏc viờn cụng tác xã hội tại cộng đồng, như là: phát hiện sớm, can thiệp khẩn cấp, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, kết nối chuyển tuyến, quản lý trường hợp, huy động nguồn lực trợ giúp xã hội ... [02]
* Thông tư 43/2015/TT – BYT của Bộ Y tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện. Đó là : i) Hỗ trợ, tư
vấn giải quyết các vấn đề xã hội cho người bệnh và người nhà bệnh nhân qua việc cung cấp thông tin về dịch vụ y tế, thăm hỏi; đảm bảo an toàn cho người bệnh; hỗ trợ thủ tục khám chữa và xuất viện và các hoạt động hỗ trợ khác; ii) Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là thông tin về sức khỏe, chính sách y tế…; iii) Vận động tiếp nhận tài trợ về cả kinh phí, vật chất; iv) Hỗ trợ nhân viên y tế trong việc cung cấp thông tin về người bệnh, v) Đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên thuộc cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội; vi) Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện, vii) Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng.[04]
* Thông tư số 01 Hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với người khuyết tật (số 01/2015/TT-BLDTBXH ngày 06/01/2015)[01].
Thông tư này quy định về quản lý trường hợp với người khuyết tật tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cụng tỏc xó hội và xó, phường, thị trấn. Thụng tư giải thớch rừ, quản lý trường hợp với người khuyết tật là quy trình xác định nhu cầu cần trợ giúp xã hội và xây dựng, thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, điều phối các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trợ giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Thông tư này có thể áp dụng để cung cấp dịch vụ quản lý trường hợp cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý.
* Quyết định số 9382/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng”.[32]
Mục tiêu của Đề án là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, góp phần phòng ngừa, hạn chế người bị rối nhiễu tâm trí, người mắc bệnh tâm thần; huy động sự tham gia của xã hội, gia đình và cộng đồng trong việc trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Đối tượng tác động của đề án trong đó có phụ nữ mang thai và phụ huynh của trẻ khuyết tật. Như vậy, ngoài các quyết định và thông tư của trung ương quy định định trên, đây là khung pháp lý cần thiết để nhân viên công tác xã hội ở Đà Nẵng sử
dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về sang chấn tâm lý và khái niệm phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, các khái niệm về dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tõm lý. Những khỏi niệm này làm rừ về khỏch thể nghiờn cứu và đối tượng nghiờn cứu của đề tài.
Đồng thời, chương này cũng trình bày các dịch vụ công tác xã hội cụ thể đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, đó là dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội phòng ngừa sang chấn tâm lý sau sinh, dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý và dịch vụ quản lý trường hợp. Cùng theo đó là các nguyên tắc cơ bản khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng này.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, bao gồm: yếu tố về cơ chế chính sách, vai trò của truyền thông, đặc điểm tâm lý của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý, vai trò của nhân viên công tác xã hội và tính chuyên nghiệp của các dịch vụ. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra các cơ sở pháp lý về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên địa bàn cả nước và thành phố Đà Nẵng.
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ BỊ SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THỰC TIỄN 3 QUẬN SƠN TRÀ, HẢI CHÂU, THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.