Biện pháp 4: Cơ chế chính sách 1. Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 89 - 92)

7. Cơ cấu của luận văn

3.4. Biện pháp 4: Cơ chế chính sách 1. Nội dung biện pháp

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách qua đó đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ công tác xã hội, đặc biệt thu hút sự tham gia của khối tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai nuôi con nhỏ.

3.4.2. Cách thức thực hiện

3.4.2.1. Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cùng Bộ Y tế nghiên cứu tạo hành lang pháp lý để phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ.

Hiện nay, ngoài đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội, đề án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020, Thông tư 09, Thông tư 07 … các khung pháp lý khác cho nghề công tác xã hội hoạt động còn hạn chế. Đặc biệt, những văn bản quy định của ngành y tế cũng chỉ phôi thai hình thành, cần đẩy mạnh hơn, nhằm chuyên nghiệp hóa nghề công tác ở các ngành liên quan đến chăm sóc sức khỏe con người.

3.4.2.2. Đầu tư nguồn lực thông qua nguồn ngân sách, nhân sự và quy định khung giá dịch vụ

Các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp cần có chính sách phân bổ nguồn ngân sách hợp lý, chiếm một tỷ trọng nhất định tương xứng với tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần trong chính sách an sinh xã hội , ưu tiên nhân sự cho các phòng công tác xã hội trong bệnh viện, trung tâm công tác xã hội…

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sớm ban hành khung giá dịch vụ công tác xã hội, để trên cơ sở đó tạo sự chủ động cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong việc bố trí nhân sự, quản lý thu chi cân đối đảm bảo cho sự phát triển của đơn vị.

3.4.2.3. Đa dạng các loại hình dịch vụ

Kinh nghiệm ở các nước có nghề công tác xã hội phát triển cho thấy, các dịch vụ được thiết lập và cung cấp cho các đối tượng được hình thành ở ngay chính cộng đồng, cơ sở đối tượng sinh sống, như thôn, ấp xã, phường thị trấn, trường học, bệnh viện, tòa án và cao hơn nữa là các cơ quan nhà nước ở tuyến huyện, tỉnh và trung ương. Như vậy, trong phạm vi đề tài này tác giả đề xuất cần thiết phải thiết lập ngay các phòng công tác xã hội trong bệnh viện và mô hình tòa án thân thiện (lấy các đối tượng yếu thế như phụ nữ và trẻ em làm trọng tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ).

Ở cấp cơ sở, nhất thiết phải có các điểm công tác xã hội tại cộng đồng.Theo quy định thông tư 07, mỗi xã phường đến năm 2020 ít nhất có từ 1-2 nhân viên công tác xã hội. Điểm công tác xã hội này, dưới sự quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân xã/phường. Ngoài 1-2 cán bộ thường trực, điểm công tác xã hội cần hoạt động theo cơ chế hội đồng. Hội đồng tham gia gồm các thành viên liên quan của các ngành lao động- thương binh và xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, Công an, Hội phụ nữ và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trung tâm Công tác xã hội đại diện cho ngành lao động- thương binh và xã hội sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ nghề công tác xã hội, giám sát, kiểm huấn và cung cấp thông tin về nguồn lực kết nối trợ giúp cho các đối tượng có nhu cầu.

Bên cạnh đó, thành phố cần huy động và tạo điều kiện cho các cơ sở tư nhân phát triển các mô hình hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, phụ nữ thất nghiệp chưa tìm được việc làm trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ … có một điểm đến ngay tại cộng đồng để sinh hoạt tinh thần, hỗ trợ những việc làm phù hợp trong giai đoạn đặc thù (như mô hình làm bán thời gian của Tổng Công ty Coca cola Việt Nam dành cho phụ nữ nuôi con nhỏ). Những địa điểm sinh hoạt này là nơi các phụ nữ có nguy cơ cao được trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết để phòng ngừa sang chấn tâm lý, đồng thời có cơ hội giao lưu và tiếp xúc với mọi người, phòng tránh được những áp lực xảy ra khi phải thường xuyên chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc con. Đồng thời, địa điểm này cũng là một nguồn lực hỗ trợ để phụ nữ có thể chia sẻ khi gặp phải những sự kiện gây sang chấn một cách kịp thời nhất. Địa điểm này sẽ được lồng ghép trong “Điểm công tác xã hội tại cộng đồng” như đề xuất ở mục trên. Để hỗ trợ cho hoạt động này triển khai hiệu quả cần có sự chỉ đạo điều hành của ủy ban nhân dân xã phường, sự tham gia của cán bộ gia đình trẻ em, Hội phụ nữ… Và đặc biệt là sự giám sát hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Công tác xã hội.

Ngoài ra, cần phải có chính sách tạo điều kiện và khuyến khích tư nhân thành lập các trung tâm tham vấn trị liệu tâm lý, trở thành những vệ tinh, những địa chỉ kết nối khi cần thiết của trung tâm công tác xã hội.

3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Các cấp lãnh đạo cần nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Từ đó sẽ có chiến lược ưu tiên đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân và ban hành các chính sách thu hút nguồn lực xã hội hóa.

- Để có thể huy động được nguồn đầu tư ngân sách, các ngành cần có những nghiên cứu khoa học để minh chứng về thực trạng và những dẫn chứng thuyết phục về hậu quả của sang chấn đối với phụ nữ mang thai nuôi con nhỏ. Từ những công trình nghiên cứu này, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ phê duyệt các đề án triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng thực tiễn. Với mỗi quyết định phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ bố trí một nguồn ngân sách nhất định cho các ngành thực hiện. Sau thời gian thực hiện thí điểm, cần đánh giá tổng kết mô hình và đề xuất nhân rộng. Như vậy, với giải pháp này chúng ta sẽ huy động được nguồn ngân sách của địa phương cho các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý.

- Cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ trong việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách và các loại hình dịch vụ đã áp dụng hiệu quả ở các nước tiên tiến và đang phát triển ở khu vực Châu Á cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3.5. Biện pháp 5 : Tăng cường công tác bình đẳng giới và phòng chống

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý từ thực tiễn 3 quận sơn trà, hải châu, thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w