Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA CÁC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CỦA VẬT LÍ
1.5. Hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trường phổ thông
1.5.5. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về Vật lí
Việc phân chia các hình thức HĐNK về vật lí chỉ mang tính chất tương đối, khụng phõn biệt được rừ ràng. Cú thể phõn ra cỏc hỡnh thức HĐNK về vật lớ theo số lượng HS tham gia, cũng có thể theo nội dung ngoại khóa hoặc theo thời gian và địa
điểm diễn ra hoạt động ngoại khóa… Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy các hình thức tổ chức HĐNK về vật lí thông thường nhất là: HĐNK mang tính chất cá nhân, HĐNK theo các nhóm và HĐNK có tính quần chúng rộng rãi. Cụ thể:
- Tổ chức các HĐNK ở lớp và ở nhà (HS đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật; tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí – kĩ thuật; HS ra báo tường hoặc tập san về vật lí – kĩ thuật; HS biểu diễn thí nghiệm hoặc giới thiệu sản phẩm là thí nghiệm vật lí chế tạo được…)
- HS tổ chức triển lãm giới thiệu những thành tích HĐNK về vật lí.
- Tổ chức cho HS thăm quan ngoại khóa về vật lí, kĩ thuật.
- Tổ chức, hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ TNVL hoặc máy móc đơn giản.
- Tổ chức ôn luyện cho HS tham dự HS giỏi hoặc các cuộc thi khác dành cho môn VL ở trường phổ thông.
Với các hình thức tổ chức ngoại khóa về vật lí như trên, HS có thể tham gia vào các hoạt động với tư cách cá nhân, nhóm hoặc tập thể.
1.5.5.1. Hoạt động ngoại khóa với tính chất cá nhân:
HS tự đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật hoặc truy cập các website có nội dung về vật lí và kĩ thuật, là hình thức HĐNK tự lập và dễ thực hiện, qua việc đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật ngoài việc góp phần gây hứng thú, tăng hiểu biết về khoa học, nó còn là một trong những yếu tố chuẩn bị cần thiết cho HĐNK. Hình thức này bổ sung rất nhiều cho các giờ học chính khóa, là một nguồn cung cấp kiến thức quan trọng từ đó hình thành cho HS thói quen đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu.
Nếu có điều kiện tổ chức một “Tủ sách ngoại khóa vật lí”, bằng cách vận động các em yêu thích khoa học, thích khám phá thế giới vật lí gửi tặng những cuốn sách phổ biến khoa học.
Có thể tổ chức các buổi “Sinh hoạt khoa học”, trong buổi sinh hoạt đó HS có thể được báo cáo những vấn đề liên quan đến nội dung, chương trình đang học mà họ yêu thích, để làm được điều đó phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung.
1.5.5.2. Hoạt động ngoại khóa vật lí theo nhóm.
Dựa trên tính chất đặc thù của bộ môn vật lí: Các kiến thức VL không khó nhưng biểu hiện khá phức tạp trong thức tế và các kiến thức được xây dựng chủ yếu
bằng con đường thực nghiệm. Cho nên tổ chức ngoại khóa VL nên lựa chọn nhiều nội dung liên quan đến việc sử dụng thí nghiệm. Để HĐNK về vật lí có liên quan nhiều đến TN thành công được thì hình thức tổ chức HĐNK theo nhóm là ưu việt nhất.
Hình thức này vừa đảm bảo cho quá trình thiết kế, chế tạo và tiến hành thí nghiệm diễn ra nhanh, có chất lượng vừa tạo điều kiện cho HS tự học hỏi lẫn nhau và rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
* Các nguyên tắc đảm bảo tổ chức tốt nhóm ngoại khóa vật lí:
- Khi tổ chức nhóm ngoại khóa trước hết phải dựa trên tinh thần tự nguyện, hứng thú của HS, HS phải được lựa chọn lĩnh vực kiến thức yêu thích để thiết kế, chế tạo thí nghiệm. Điều này tạo cho HS tính thần làm việc thoải mải, từ đó họ thấy yêu thích công việc, nỗ lực hoàn thành công việc và phát triển được tài năng.
- Để nhóm ngoại khóa có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì nhất thiết phải phát hiện và xây dựng được hạt nhân của nhóm. Hạt nhân của nhóm thường là nhóm trưởng. HS được chọn là hạt nhân của nhóm phải thích thú và có sự nhiệt tình cao với đề tài mà nhóm theo đuổi, đồng thời cũng phải có khả năng đoàn kết các thành viên trong nhóm học tập và lực học thuộc hạng khá vững vàng, tuy nhiên nhóm trưởng không nhất thiết là thành viên giỏi nhất trong nhóm.
- Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển sự hứng thú và tích cực của nhóm. Với nguyên tắc này, nội dung HĐNK phải mới ít nhiều so với nội khóa, không đơn thuần là những thí nghiệm kiểm nghiệm lại kiến thức hoặc áp dụng dưới dạng quá đơn giản các kiến thức đã học. GV cần phải xác định được nội dung thích hợp, vừa sức với HS và khéo léo tổ chức sao cho từng bước HS thu được kết quả đều đặn, kể cả ở giai đoạn đầu để động viên kịp thời. Để đạt được điều đó, khi tổ chức nhóm ngoại khóa GV cần phải dự kiến được những khó khăn mà HS có thể gặp phải, lên phương án giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian, tài liệu, nguyên vật liệu…cho nhóm HS.
- Phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, tránh nặng nề, nhưng cũng tránh tùy tiện trong quá trình nhóm hoạt động. Để đảm bảo nguyên tắc này, nhóm ngoại khóa cần có lịch làm việc cụ thể về thời gian cũng như tiến độ công việc, tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”. Kiên quyết không để kế hoạch bị phá sản chừng nào không bị những
nguyên nhân khách quan chi phối. Như vậy thì quá trình hoạt động mới có ý nghĩa và đảm bảo uy tín của GV.
* Nội dung của nhóm ngoại khóa
Tùy theo nội dung hoạt động của nhóm ngoại khóa có thể phân loại thành: Nhóm
“Vật lí lý thuyết”, nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí”, nhóm “Vật lí kĩ thuật”
1. Nhóm “Vật lí lý thuyết”
Nhóm này đi sâu vào tìm hiểu và sưu tầm các tài liệu xoay quanh vấn đề đang học hoặc các vấn đề đang được quan tâm nhằm giúp cho các thành viên trong lớp hiểu sâu hơn kiến thức được học. Đồng thời nghiên cứu, giải thích các hiện tượng mà trong hoàn cảnh hạn chế của thời gian trên lớp mà GV không thể đi sâu được. Khi tham gia nhóm ngoại khóa này, HS có thể sưu tầm những bài vật lí hay rồi tiến hành thảo luận để tìm ra phương pháp giải hay, ngắn gọn; cũng có thể nhiệm vụ của nhóm là tìm hiểu lịch sử phát sinh và phát triển của một lĩnh vực của vật lí, kĩ thuật hoặc HS tìm hiểu tiểu sử của các nhà bác học vật lí v.v…Nhóm có thể phụ trách công việc ra báo tường hoặc tập san vật lí của trường, nội dung hoạt động của nhóm ngoại khóa này phải mới so với nội khóa, không đơn thuần là sưu tập các thông tin đã có trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập.
Trong quá trình thực hiện đề tài, GV cần lưu ý tới sự hứng thú của HS theo hướng tìm hiểu, nghiên cứu mà các em đã chọn để đảm bảo cho đề tài được thành công, đúng tiến độ và cung cấp được những sản phẩm có chất lượng.
2. Nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí,ứng dụng kĩ thuật của vật lí”
Do đặc thù của môn học cho nên hình thức nhóm ngoại khóa “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí” là phổ biến nhất trong công tác ngoại khóa vật lí.
Tại các trường phổ thông hiện nay đã được trang bị các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho giờ học thực hành của HS. Tuy nhiên, số lượng các thí nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là các thí nghiệm có liên quan đến các UDKTcủa vật lí. Để có thể phát huy tính tích cực của HS và phát triển được năng lực sáng tạo của các em thì việc phải chế tạo thêm các dụng cụ thí nghiệm (DCTN) là rất cần thiết. Do vậy công tác ngoại khóa tổ chức cho HS tham gia chế tạo các DCTN là rất phù hợp. Tổ chức được tốt hình thức ngoại khóa với nội dung như vậy vừa giúp HS trực tiếp tham gia chế tạo
dụng cụ có thể hiểu sâu hơn kiến thức được học, thấy được ứng dụng của kiến thức trong thực tế, đồng thời cũng khiến cho các em thấy hứng thú và tích cực hơn trong học tập, đồng thời vừa có thể bổ sung thêm các DCTN còn thiếu cho nhà trường, giúp cho việc giảng dạy các khóa sau được thuận lợi. Trong trường hợp như vậy, GV cũng cần phải góp ý để các em chế tạo được những DCTN đẹp, bền và có thể sử dụng được lâu dài. Tuy nhiên trong quá trình HS chế tạo dụng cụ, GV cũng cần làm cho các em hiểu rừ nguyờn tắc cấu tạo cũng như hoạt động của cỏc DCTN, chứ khụng phải cỏc em chỉ cần chế tạo các dụng cụ theo mẫu có sẵn mà không hiểu bản chất và ý nghĩa của các dụng cụ là công việc của các em có ý nghĩa. Như vậy thì công tác ngoại khóa mới có ý nghĩa giáo dục và thực tiễn mạnh mẽ.
GV cũng cần lưu giữ các hình ảnh hoạt động và sản phẩm của nhóm trong phòng TN của nhà trường để giáo dục và làm gương cho các thế hệ sau. Trong quá trình HĐNK, GV cũng cần dạy cho các em biết cách sử dụng các công cụ, hiểu tính năng và cách gia công các vật liệu khác nhau như gỗ, tôn sắt, bìa cứng, kim loại, cát,… GV cũng có thể nhờ phụ huynh hoặc chuyên gia đến hướng dẫn cho các em trong nhóm.
3. Nhóm “Vật lí kĩ thuật”
Hình thức HĐNK với nội dung liên quan đến các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật cũng được nhiều HS tham gia, dễ hứng thú, đồng thời có tác dụng giáo dục kĩ thuật khá trực tiếp do đó cần phải được đề cao và khuyến khích. Nhóm ngoại khóa này có thể hoạt động theo nhiều hướng, với tên gọi phong phú và hấp dẫn. Những nhóm ngoại khóa này mang nhiều tính chất thực hành chuyên môn hơn nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí” nhưng hoạt động của nhóm vẫn phải gắn liền với hai mặt lí thuyết và thực hành. Do vậy GV cần phải bổ sung thêm cả kiến thức lý thuyết và thực hành cho HS. Khi tổ chức hình thức ngoại khóa này, GV nên tổ chức những nhóm phục vụ yêu cầu của nền sản suất ở địa phương và nên phối hợp với những chuyên gia ở đó để có sự giúp đỡ về kĩ thuật cũng như kinh nghiệm. Các nhóm ngoại khóa “Vật lí kĩ thuật” này nếu làm tốt vai trò của mình sẽ trở thành nòng cốt trong việc liên hệ bài học vật lí với thực tế kĩ thuật, nhóm này có vai trò tốt trong việc giúp cho cỏc HS khỏc hiểu rừ hơn vai trũ và biểu hiện của cỏc kiến thức vật lớ trong đời sống.
1.5.5.3. Hoạt động ngoại khóa Vật lí có tính chất quần chúng rộng rãi.
Các HĐNK vật lí thu hút nhiều người tham gia, như: Hội vui vật lí; hội thi vật lí, triển lãm vật lí; báo tường về vật lí… Hoạt động ngoại khóa này thường là kết quả của quá
trình hoạt động của nhóm vật lí. Các HĐNK này nếu được chuẩn bị chu đáo và tổ chức một cách hấp dẫn thì có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao lòng yêu thích nghiên cứu và học hỏi của HS. [9], [12],[29].
1. Hội vui vật lí
Hội vui là một hình thức ngoại khóa dễ phổ biến, lôi cuốn được đông đảo HS tham gia, tạo ra được khí thế trong học tập và nghiên cứu
* Nội dung của hội vui vật lí
Có rất nhiều nội dung của hội vui vật lí, sau đây là một số nội dung thường được tổ chức trong hội vui:
- Nói về tiểu sử của các nhà khoa học hay một giai đoạn phát triển của một vấn đề nào đó liên quan đến VL.
- Giới thiệu về những thành tựu của VL hiện đại.
- Giới thiệu về cách giải hay đối với một bài toán VL khó.
- Giới thiệu những vấn đề chưa có điều kiện đưa vào VL phổ thông: (Thiên văn học, GD môi trường…)
- Giới thiệu máy móc các thiết bị kĩ thuật của VL trong đời sống, lao động, an ninh quốc phòng.
- Thảo luận, giải đáp những thắc mắc liên quan đến VL học.
- Biểu diễn các thí nghiệm vật lí.
- Cho HS tham gia vào một số trò chơi liên quan đến VL.
* Hình thức tổ chức hội vui vật lí
Hình thức tổ chức phụ thuộc vào mục đích, điều kiện tổ chức và nội dung rộng, hẹp của hội vui ta có thể chia theo hai hình thức: Hội vui chuyên đề hoặc hội vui tổng hợp.
+ Hội vui chuyên đề: Cần đi sâu giới thiệu cho HS một chuyên đề nào đó, nhằm tạo cho HS hiểu sâu về mặt kiến thức, rèn luyện thêm về mặt kĩ năng và biết vận dụng của kiến thức vào trong thực tế đời sống hàng ngày. Mọi hoạt động của thầy và trò đều xoay quanh một vấn đề nào đó trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Hội vui tổng hợp: Cần cho HS thấy mối liên hệ mật thiết của các môn học với nhau trong sự hoàn thiện nhân cách, cũng như việc ứng dụng hay vận dụng trong thực tế. Hội vui này thấy được sự bao quát, sự logic của các môn học, gây được sự thiện cảm và yêu thích các bộ môn không thiên vị hay học lệch.
Thời gian tổ chức hội vui có thể học xong từng phần của chương trình học hoặc vào một dịp nào đó (ngày 26/3, 30/4, 20/11…) cũng có thể tổ chức vào những ngày sự kiện của VL.
Để cho hội vui thành công, đáp ứng được yêu cầu đã đề ra của chủ hội thì cần phải chuẩn bị nội dung sao cho hợp lí, phong phú, hấp dẫn và có phần thưởng khuyến khích cho người thắng cuộc khi tham gia trò chơi. Đối với những trò chơi có liên quan đến máy móc thì cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trước khi tổ chức hội vui và phải có dự trù thời gian và dụng cụ cho những trò chơi này.
* Tiến trình diễn ra hội vui có thể theo trình tự sau:
+ Khai mạc, giới thiệu nội dung hội vui: Có nhiều cách thực hiện phần này, có thể vào đề bằng cách chiếu một đoạn phim tư liệu về chủ đề hội vui hoặc có thể đưa ra những thành tựu và những ứng dụng thực trong đời sống hàng ngày. Có thể bắt đầu vào hội vui bằng một cuộc nói chuyện về lịch sử của vấn đề hay tiểu sử của nhà khoa học có liên quan. Có thể đặt câu hỏi trực tiếp tới HS để tạo tình huống có vấn đề.
Cũng có thể ủy nhiệm cho một số HS phụ trách phần mở đầu bằng cách đóng một vở kịch ngắn nói về chủ đề hội vui… (Nếu những hội vui có quy mô nhỏ ta có thể rút gọn phần khai mạc)
+ Nội dung hội vui: Trong phần này thì rất đa dạng, phụ thuộc vào chủ đề hội vui, mục tiêu, tính chất, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng tham gia.
Sau phần mở đầu có thể mời một chuyên gia hiểu biết về nội dung của chủ đề nói về ý nghĩa, hiểu biết, cách vận dụng sử dụng và những kinh nghiệm thành công của mình. Khán giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp về những gì mình chưa hiểu về vấn đề liên quan đến chủ đề…
Sau mỗi phần có thể mời trực tiếp khán giả thành lập các đội tham gia thi với nhau, dưới đây là một số nội dung thường được tổ chức thi trong các đội của hội vui:
- Thi giải thích các hiện tượng liên quan đến chủ đề.
- Thi thuyết trình giữa các đội về một chủ đề nào đó.
- Thi “Hái hoa dân chủ” có nội dung về VL.
- Thi giải câu đố vui.
- Thi giải các bài toán vui.
- Thi làm thí nghiệm.
- Thi năng khiếu (đọc thơ, đóng kịch, biểu diễn thời trang…) có nội dung nói về VL.
- Thi một số trò chơi ứng dụng kiến thức VL…
Sau mỗi phần thi người dẫn chương trình ( MC ) có thể nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án hoặc mời ban cố vấn nhận xét, đánh giá giữa các đội.
Một số điều cần chú ý phải bố trí sắp xếp các nội dung một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo để làm sao các em đứng ngoài xem mà vẫn có thể học hỏi và rút kinh nghiệm được mà không ảnh hưởng đến người tham gia. Giữa mỗi phần có thể xen vào những tiết mục văn nghệ hoặc có những câu đố vui đối với khán giả để gây sự chú ý.
+ Tổng kết hội vui: Sau mỗi hội vui ta tổng kết lại các vấn đề, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm và trao quà cho những thành viên chuẩn bị tốt hoặc cho cá nhân, đội thi đạt giải. Thông báo chủ đề ngoại khóa tiếp theo
- Thời gian tổ chức hội vui: không nên kéo dài để đảm bảo cho hội vui vừa truyền tải hết nội dung cần thiết vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự đi lại của HS.
2. Hội thi vật lí
Đây là hình thức tổ chức rất phổ biến và hấp dẫn, thu hút được nhiều HS, mang lại hiệu quả cao trong giáo dục và rèn luyện cho HS rất nhiều những kĩ năng bổ ích. Hội thi là cơ hội để mỗi cá nhân hay tập thể khẳng định được khả năng, thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập trong suốt thời gian đã qua trên ghế nhà trường cũng như ngoài xã hội.
Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối lớp, toàn trường hoặc các trường với nhau. Đối tượng tham gia hội thi là cá nhân hay là một nhóm HS.
Thời gian và địa điểm phụ thuộc vào mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất và điều kiện tổ chức của hội thi.
a) Quá trình tiến hành tổ chức một hội thi.
Để tiến hành một hội thi thành công ta triển khai theo các bước sau:
Bước 1: Đưa ra chủ trương tổ chức hội thi:
- Quyết định chủ trương tổ chức hội thi.
- Quyết định thành lập: Ban lãnh đạo, Ban tổ chức, Ban giám khảo - Tên chủ đề của hội thi.