Giải pháp từ các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 37 - 44)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.2.1. Giải pháp từ các doanh nghiệp

Tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và cải thiện giá bán là cách cơ bản nhất để làm tăng doanh thu cà phê xuất khẩu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường EU.

Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể như tích cực hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc cây cà phê để cây cho sản lượng thu hoạch cao, từ đó tăng nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu của mình, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên. Doanh nghiệp có thể cho nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo của mình trực tiếp xuống tuyên truyền hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng, kỹ thuật chọn giống tốt nhất, phù hợp với địa hình ở đó và đem lại năng suất, giá trị cao nhất. Muốn hoạt động này thực sự được hiệu quả thì doanh nghiệp phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa mình với người dân trồng cà phê bằng cách như trực tiếp ký hợp đồng mua bán trước với người nông dân, đảm bảo “đầu ra” cho họ, từ đó mới tuyên truyền, hướng dẫn canh tác, chăm sóc cây cà phê tránh tình trạng

không hiệu quả khi doanh nghiệp tuyên truyền, cử nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cho bà con nhằm tăng năng suất cà phê nhưng đến vụ thu hoạch bà con lại bán cà phê cho những đối tượng chuộc lợi khác.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tăng giá bán trên thị trường EU để tăng doanh thu cà phê xuất khẩu. Tất nhiên, sự tăng giá sản phẩm ở đây phải đi kèm với tăng chất lượng, cải tiến sản phẩm cà phê xuất khẩu của mình cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư công nghệ hơn nữa, tránh tình trạng xuất khẩu quá nhiều nguyên liệu cà phê thô như hiện nay vì như thế giá trị thu lại được sẽ thấp hơn nhiều nếu xuất khẩu cà phê đã qua chế biến kỹ, đặc biệt là các sản phẩm cà phê cuối cùng, người tiêu dùng cuối cùng đã có thể sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tập trung hơn nữa vào hình thức xuất khẩu cà phê của mình, lựa chọn những hình thức đem lại mức doanh thu cao nhất tránh tình trạng đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay xuất khẩu theo hình thức “bán trừ lùi” nên nhiều khi bị các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đầu cơ, ép giá khiến giá cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU giảm mạnh, doanh thu đương nhiên sẽ giảm. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc điều tra, nghiên cứu thị trường, tăng cường tìm kiếm thông tin từ các tổ chức, Hiệp hội, cơ quan xúc tiến về những dự báo giá cả, tình hình sản xuất, xuất khẩu từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường EU để từ đó đưa ra những dự đoán, chiến lược kinh doanh, hình thức xuất khẩu sao cho đem lại doanh thu cao nhất. Doanh nghiệp cũng cần chú ý trong công tác tiếp nhận thông tin vì hiện tại có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin và trong nền kinh tế hiện nay, thông tin là chìa khóa dẫn đến thành công, do đó doanh nghiệp cần tỉnh táo tiếp nhận thông tin từ nhiều phía khác nhau.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng cần tăng cường kết hợp với nhà nước, các Hiệp hội, người dân trồng cà phê trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo xu hướng tăng diện tích trồng cà phê chè (đem lại giá trị xuất khẩu cà phê cao).

Doanh nghiệp cần có những đầu tư, tài chợ cho phần diện tích này đặc biệt là

đối với những vùng nguyên liệu cà phê đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với doanh nghiệp.

3.2.1.2. Mở rộng thị trường tăng thị phần của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

Để cà phê xuất khẩu Việt Nam có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường EU thì doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam cần lưu ý nhìn nhận từ góc độ “cầu” của thị trường về sức mua, nhu cầu đối với từng loại cà phê xuất khẩu, những yêu cầu đặc biệt của những quốc gia thuộc thị trường EU trong đó điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Doanh nghiệp cũng cần tích cực tìm kiếm thông tin từ các tổ chức hỗ trợ, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong ngành cà phê để tổ chức lại sản xuất của mình.

Trong thời gian tới, để nâng cao thị phần của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung xuất khẩu và tạo mối quan hệ tốt với các quốc gia trên thị trường EU hơn nữa, đặc biệt là các thị trường mà thị phần cà phê Việt Nam ở đó thấp hoặc những quốc gia mà Việt Nam chưa xuất khẩu cà phê tới đó. Tuy nhiên, cũng không được bỏ quên thị trường các nước nhập khẩu cà phê lớn trên thị trường EU. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động marketing hơn nữa, phối hợp cùng các Hiệp hội, các tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong việc quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện chuyên môn hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu và xác định được quy mô sản xuất mô hình “công ty mẹ, công ty con” đủ mạnh về tài chính, công nghệ cũng như khả năng điều hành nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng thị phần ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường nghiên cứu nhu cầu mới của người dân EU về sản phẩm cả phê và từ đó chế biến, cản thiện cà phê xuất khẩu của mình theo xu hướng tiêu dùng mới ấy.

3.2.1.3.Nâng cao chất lượng cà phê

Trên thị trường EU, giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu là giải pháp nền tảng, đóng vai trò quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam vì thị trường này rất coi trọng chất lượng, uy tín sản phẩm nhập khẩu và hiện nay, chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU còn thấp. Để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:

Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin về tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường EU đòi hỏi. Doanh nghiệp cần nhìn nhận về chất lượng sản phẩm một cách có chiều sâu hơn nữa, hiểu được đây chính là nhân tố quyết định sức cạnh tranh hiện tại và trong tương lai trong sự tiêu dùng thông thái của người dân EU, từ đó có được những đầu tư thích hợp. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu các tiêu chuẩn về chất lượng của EU qua các tổ chức xúc tiến thương mại, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, các tổ chức hỗ trợ khác thuộc EU,…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn, tìm hiểu về các cơ sở có uy tín và thẩm quyền kiểm tra các tiêu chuẩn ấy đề xin xác nhận khi xuất khẩu cà phê, tạo lòng tin cho người tiêu dùng EU, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường EU.

Tiếp đến, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện theo đúng các quy định tiêu chuẩn khắt khe trên nhằm từng bước cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ sơ chế, chế biến cà phê. Công nghệ tốt, hiện đại sẽ tăng năng suất chế biến, chất lượng cà phê chế biến đương nhiên sẽ được cải thiện hơn rất nhiều so với một công nghệ chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự quy hoạch tổng thể sao cho dây chuyền chế biến cà phê công nghệ hiện đại ấy hoạt động một cách đồng bộ mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

Thứ hai, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến. Doanh nghiệp cần hình thành cho mình vùng nguyên liệu để đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất, tích cực đầu tư cải thiện nguyên liệu đầu vào vì chất lượng cà phê xuất khẩu sẽ không thể tốt nếu như dù có công nghệ chế biến hiện đại nhưng nguyên liệu đầu vào lại có chất lượng thấp, không đạt yêu cầu. Như đã nói ở phần giải pháp tăng doanh thu cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra của người dân trồng cà phê, các vườn, đồn điền cà phê,… từ đó hình thành nên nguồn nhiên liệu cho riêng mình. Doanh nghiệp cần phối hợp cùng các tổ chức khác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân trồng cà phê về sự quan trọng của yếu tố chất lượng đến sự phát triển chung của ngành cà phê Việt Nam.

Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải cho người dân thấy rõ được lợi ích của việc nâng cao chất lượng quả cà phê bằng cách doanh nghiệp có thể thu mua cà phê với sự phân loại rõ ràng, chất lượng quả cà phê cao hơn thì giá mua lớn hơn. Doanh nghiệp có thể kiểm soát điều này bằng cách cử chuyên gia, nhân viên giám định, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào hoặc hình thành nên những nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp xuống cơ sở trồng cà phê để tư vấn, hỗ trợ, giám sát kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê,… Doanh nghiệp cũng cần có nhiều hình thức thưởng khuyến khích cho những hộ nông dân, các cơ sở trồng cà phê thực hiện theo đúng kỹ thuật hướng dẫn đem lại chất lượng nguyên liệu đầu vào tốt cho doanh nghiệp, đồng thời cũng có hình thức phạt tiền, phạt hợp đồng đối với những cơ sở trồng cà phê đã ký hợp đồng với doanh nghiệp mà không thực hiện những yêu cầu về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,… dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khâu vận chuyển hơn, tránh để nguyên liệu cà phê dập, nát ảnh hưởng đến chất lượng cà phê xuất khẩu sau này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý, tự giác thực hiện những quy định nhà nước đề ra về tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu, đầu tư cho sự

phát triển bền vững thực sự của cà phê xuất khẩu chứ không phải chạy theo lợi nhuận trước mắt, chạy theo số lượng mà bỏ ngỏ chất lượng sản phẩm của mình vì chỉ khi đó thì sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU mới được cải thiện một cách rõ rệt.

3.2.1.4 .Phát triển công nghệ sạch, bảo quản tốt

Để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến cà phê cũng là một giải pháp có tính lâu dài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp huy động mọi nguồn vốn có thể, đặc biệt là nguồn vốn trong dân bằng cách phát hành cổ phiếu huy động nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán.

Điều quan trọng không thể thiếu là các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến, ưu tiên những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của EU, những công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp cần từng bước loại bỏ những công nghệ đã lỗi thời, có chất lượng cà phê chế biến thấp.

Ngoài những biện pháp trên, doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn nữa đến vấn đề đảm bảo vệ sinh công nghiệp, bao bì đẹp, hấp dẫn. Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc khâu kiểm tra chất lượng trước khi giao cà phê xuất khẩu, đảm bảo cà phê xuất khẩu đúng với những yêu cầu đã ký kết hợp đồng với các quốc gia thuộc thị trường EU. Điều quan trọng không thể bỏ qua là doanh nghiệp cũng cần tự hình thành hệ thống kiểm dịch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng cà phê xuất khẩu, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết không sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, không đảm bảo chất lượng.

3.2.1.5.Xây dựng, phát triển thương hiệu

Thời gian qua, cà phê Việt Nam chưa tạo được vị trí xứng đáng của riêng mình trên thị trường EU là do chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình,

do đó các doanh nghiệp thường bị ép giá gây ra nhiều thiệt thòi, bất lợi. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần:

Thứ nhất, nhanh chóng xúc tiến các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê xuất khẩu hường vào thị trường EU khó tính. Doanh nghiệp cần thống nhất, đưa ra các chiến lược xây dựng thương hiệu đồng bộ, toàn diện từ việc chọn giống cà phê, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến,…Doanh nghiệp cần kết hợp với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ của nhà nước tích cực tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ hàng hóa cà phê nhằm quảng bá hình ảnh cà phê xuất khẩu Việt Nam hơn nữa. Đặc biệt, doanh nghiệp cần kết hợp với địa phương, nhà nước trong việc tổ chức, tham gia Festival cà phê nhằm quảng bá hình ảnh cà phê Việt đến người tiêu dùng EU.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tổ chức, xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu trong doanh nghiệp để việc nhận thức, tư duy về thương hiệu mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đầu tư nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu, marketing đó bằng các chương trình đào tạo, tạo sự cam kết giữa người lao động với doanh nghiệp nhằm tạo sự thoải mái nhưng cũng ràng buộc người lao động làm việc lâu dài và toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bán hàng qua các đại lý của chính mình nhằm hạn chế việc xuất khẩu cà phê qua trung gian, qua nước thứ ba như hiện nay góp phần nâng cao thương hiệu cà phê xuất khẩu Việt Nam.

Cuối cùng, khi cà phê xuất khẩu đã có thương hiệu rồi, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý, coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn, quảng bá, phát triển thương hiệu một cách bền vững. Ngoài ra, cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, mác sản phẩm, thương hiệu ở trong nước và nước ngoài để sản phẩm cà phê xuất khẩu của mình tồn tại một cách minh bạch, dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu dùng.

Có thể thấy rằng, vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững chính là không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng của cà

phê xuất khẩu Việt Nam, đồng thời phát triển mạng lưới bán hàng, đưa sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam tới quảng đại quần chúng người tiêu dùng EU.

Tất cả các giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam phía trên cần được áp dụng một cách linh hoạt và kết hợp với nhau sao cho đem lại hiệu quả cao nhất vì các giải pháp ấy có liên quan mật thiết với nhau, thực hiện tốt giải pháp này là tiền đề để các giải pháp liên quan có tính khả thi và khả năng thành công cao hơn. Doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng, chiến lược cạnh tranh bằng cách giảm giá sẽ ít khả thi ở thị trường EU, tuy nhiên cần nhìn nhận rằng chiến lược về giá sẽ hiệu quả hơn khi ta xác định mức giá bán phù hợp với chất lượng, đặc điểm tương xứng của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện có. Làm như thế, cà phê xuất khẩu Việt Nam sẽ cải thiện được sức cạnh tranh của mình trên thị trường EU khó tính.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu tới năm 2020 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w