III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA
2. Vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm về con người của Mác đã cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn, nhận thức đúng đắn hơn về con người, bản chất con người. Từ đó có thể vận dụng để phát huy hiệu quả nguồn lực con người. Ở Việt Nam hiện nay, để phát huy hiệu quả nguồn lực con người cần chú trọng vào các nội dung sau:
Phải biết quan tâm đến con người bản năng
Theo quan điểm về con người của triết học Mác, con người là thực thể sinh học – xã hội. Con người dù có là sinh vật bậc cao, có tiếng nói, suy nghĩ, xã hội thì vẫn là một thực thể sinh học. Đây là một thực thể sinh học đặc biệt, có phần con và phần người(con người bản năng và con người xã hội - con người văn hóa). Trong con người thì giữa con và người là có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình hiện thực hóa, tiến hóa bản chất người. Nhưng đó không phải là hai vật mà là cái này lấy cái kia làm tiền đề. Con chưa phải là người nhưng không có con thì không có con - người, trên cơ sở con mới nên người. Do đó, để phát huy nguồn lực con người, ta không thể bỏ qua, lãng quên việc chú trọng, quan tâm đến con người bản năng của mỗi cá thể trong xã hội. Cần đẩy mạnh, tạo điều kiện để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mọi cá nhân trong xã hội, mọi người phải đủ ăn, đủ mặc,… như thể mới không này sinh những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến xã hội. Đây là tiền đề cho việc phát huy hiệu quả nguồn lực con người sau này.
Phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất của con người
Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt rằng: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" (theo Hồ Chí Minh).
Để phát huy nguồn lực con người cần phải luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Xây dựng nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Xây dựng các công trình công cộng phục vụ tốt hơn cho nhân dân, nâng cao hệ thống giáo dục công, đường xá cầu cống, bệnh viện, khu giải trí… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu làm việc, học tập, vui chơi và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.
Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực của từng cá nhân, nghiêm trị các hành vi tham ô hối lộ, xử lý các trường hợp bất bình đẳng trong thăng quan tiến chức, thưởng tết, các chế độ đãi ngộ.
Phải biết quan tâm đến lợi ích cá nhân,kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Kinh tế VN hiện nay đang tuân theo cơ chế thị trường có sự định hướng XHCN. Trong cơ chế thị trường lợi ích của cá nhân được khuyến khích và bảo đảm bằng pháp luật. Cơ chế thị trường tạo cơ hội và điều kiện cho con người tham gia vào cácquan hệ kinh tế xã hội, và các hoạt động kinh tế xã hội đa dạng.
Do đó con người trở nên tích cực và năng động hơn khi họ nhận thấy được những lợi ích cá nhân của mình trong cơ chế này. Song về cơ bản, cơ chế thị trường không thể dung hợp hết những công bằng xã hội vào trong nó. Xét về mặt bản chất, vì lợi ích cá nhân của mình, con người trong cơ chế thị trường dễ dàng có những hành động, lối sống vụ lợi, lối sống vị kỷ, bất chấp đạo lý, pháp luật của xã hội. Thực tế, trong những năm đổi mới cũng như hiện tại đã minh chứng rõ điều đó, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được thì nhiều vấn đề tiêu cực cũngsản sinh. Tình trạng tham những tràn lan, chủ nghĩa cơ hội phát triển, lối sống sa đọa ăn chơi, nhiều vụ án kinh tế nổi cộm, gây thất thoát tiền của nghiêm trọng. Một số cá nhân vụ
lợi, gây hậu quả lên cộng đồng, xã hội. Lợi ích cá nhân được đề cao, nhưng nó chỉ tốt khi nó đem lại được lợi ích cho cả một tập thể một cộng đồng. Nhiệm vụ đặt ra đối với Việt Nam trong việc xây dựng con người thời đại ngày nay chính là phải biết quan tâm đến lợi ích của cá nhân của mỗi người trong xã hội, đồng thời cũng phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, từ đó mới có thể xây dựng nên một nền kinh tế vững chắc, một xã hội tốt đẹp.
Phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ; đồng thời phải biết xây dựng mẫu người phùhợp
Việc phát huy nguồn lực con người hiện nay chỉ có thể thực hiện được khi quá trình phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Giá trị truyền thống có cốt lõi bất biến, đồng thời cũng có phần biến động, nó tự bổ sung, chuyển hóa làm cho phù hợp với tính chất của thời đại và ngày càng phong phú hơn. Giá trị truyền thống là cơ sở vững chắc cho sự vận động và phát triển của dân tộc VN. Dân tộc VN trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước đã hình thành nên bề dày các giá trị truyền thống. Chính những giá trị này tạo ra sức mạnh giúp đất nước trải qua biết bao chiến tranh và thiên tai để đứng vững trên đôi chân của mình và tạo ra bản sắc độc đáo của dân tộc và con người VN. Việc giáo dục các giá trị truyền thống là việc không thể thiều đối với con nngười VN trong phát triển đất nước. Thời đại mới, khi kinh tế thị thị trường phát triển - sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài được mở rộng , xu hướng quay lưng lại với những giá trị truyền thống xuất hiện, chạy đua theo đồng tiền và lợi nhuận vô điều kiện. Gắn liền với xu hướng này là sự xuống cấp của đạo lý, sự gia tăng tệ nạn xã hội. Đó là vấn đề đặt ra mà VN phải giải quyết. Chúng ta cần phải hiểu rằng phát triển đất nước mà chỉ lo lo tập trung hướng ngoại tiếp thu công nghệ, tăng trưởng kinh tế thì sớm hay muộn sẽ gây hậu quả tai hại, hủy hoại đến nền tảng bên trong của đất nước. Đất nước phát triển phải dựa trên cơ sở kế thừa văn hóa dân tộc, lấy con người mang truyền thống dân tộc làm mục tiêu và động lực để phát triển.
Thật vậy, thời đại ngày nay, truyền thống văn hóa dân tộc ngày càng thể hiện rõ yếu tố nội sinh, yếu tố làm cho chất lượng con người thêm hoàn thiện, khả năng sáng tạo nâng cao, phong cách ứng xử của con người càng thêm tính nhân văn. Đối với nước ta hiện nay, việc xây dựng nên con người hình mẫu là vô cùng to lớn. Con người đó không những phải có trình độ học vấn mà còn phải phát huy các mặt về lối sống đạo đức, tình cảm. Nói cách khác, con người phải có sự phát triển toàn diện cả về trình độ học vấn và trình độ văn hóa, giúp cho con người hướng đến cái khát vọng “chân, thiện, mỹ”. Quá trình phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phải cấp thiết nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng phát huy nguồn lực to lớn của người VN để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đuổi kịp các quốc gia khác. Đồng thời với chức năng “hướng con người đến cái thiện, cái đẹp”,việc giữ gìn và huy bản sắc dân tộc cần đóng vai trò là cội nguồn khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người.
Câu 13/ Lý luận là gì? Tư duy lý luận là gì? Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận? Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.
a/ Lý luận là gì? Lý luận thuộc lĩnh vực hoạt động của tư duy nhằm sản xuất ra tri thức mới. Lý luận là phạm trù dùng để chỉ hệ thống tri thức được khái quát hóa từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của hiện thực khách quan, có vai trò hướng dẫn hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn của con người
b/ Tư duy lý luận : là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.
=> TDLL : là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ là khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận hướng tới phân tích, tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan; từ đó định hướng, hướng dẫn hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người ngày càng có kết quả cao hơn.
TDLL có hai mặt gắn liều với nhau là nội dung tư duy và phương pháp tư duy.
c/ Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận?
Trong triết học Mác, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất chặt chẽ với nhau. Thế giới quan trong triết học Mác là thế giới quan duy vật biện chứng. Phương pháp luận trong triết học Mác là phương pháp luận biện chứng duy vật. Điều đó biểu hiện, mỗi luận điểm của triết học Mác vừa mang tính thế giới quan vừa mang tính phương pháp luận. Do đó, triết học Mác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn từ đó hình thành nên tư duy lý luận phù hợp giúp ta có thái độ khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng, xem xét, xử lý với sự vật, sự việc một cách linh hoạt, mềm dẻo.
Để nâng cao khả năng tư duy lý luận ta cần phải có thế giới quan đúng đắn hiểu được sự vận động của sự vật hiện tượng xảy ra xung. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập một nhân sinh quan tích cực, biểu hiện bằng thái độ sống tích cực. Vì thế, trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mức độ phát triển, trưởng thành của một cá nhân cũng như một cộng đồng nhất định.
Theo Ph.Ăngghen, Tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học, việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng.
Vì thế để có được tư duy lý luận đúng đắn người ta cần phải nắm vững toàn bộ tri thức ở mọi lĩnh vực, bao gồm tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học xã hội và cả tri thức triết học, cũng như cả kinh nghiệm sống của con người. Tuy nhiên, trong tất cả các tri thức đó, tri thức triết học chính là nhân tố cốt lõi nhất, trực tiếp nhất tạo nên thế giới quan. Bởi vì chỉ có triết học mới đặt ra, một cách trực tiếp, rõ ràng để rồi tìm lời giải đáp cho các vấn đề mang tính thế giới quan như bản chất thế giới là gì? Con người có quan hệ thế nào với thế giới? Con nguời có vị trí và vai trò gì trong thế giới này? v.v… Mặt khác, với nét đặc thù của mình là một loại hình lý luận, triết học đã cho phép diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù trừu tượng, khái quát. Qua đó, triết học đã tạo nên một hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.
Tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận. Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật. Phương pháp luận được hiểu ngắn gọn là lý luận về phương pháp. Phương pháp luận biểu hiện qua những quan điểm, nguyên tắc, vấn đề lý luận được rút ra, rồi chúng dần dần tạo thành hệ thống những luận điểm lý luận gắn bó với nhau một cách chặt chẽ và làm nên nội dung của tư duy lý luận
Triết học với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới, bất kỳ một lý luận triết học nào ra đời, thể hiện một quan điểm, một sự lý giải nhất định về các sự vật, hiện tượng thì đồng thời cũng bộc lộ một phương pháp xem xét cụ thể (biện chứng hay siêu hình) về sự vật, hiện tượng đó. Hơn nữa, lý luận triết học đó còn biểu hiện là một quan điểm chỉ đạo về phương pháp. Nói cách khác, mỗi một quan điểm
lý luận triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp.
Một học thuyết triết học đồng thời là một hệ thống các nguyên tắc chung, cơ bản nhất, là xuất phát điểm chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động.
Tóm lại, Việc tìm hiểu, vận dụng triết học là một điều kiện không thể thiếu của việc nâng cao hiểu biết và năng lực tư duy lý luận, là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc. Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” . Đồng thời ông cũng chỉ rõ “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” .
d/ Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.
Một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật không phải ở nhận thức mà ở năng lực tư duy. Bởi lẽ - như Ph.Ăngghen nói - con vật cũng có nhận thức, cho dù nhận thức ấy không có gì là tối cao cả, nhưng con vật không có năng lực tư duy. Về thực chất, tư duy là giai đoạn, là trình độ cao của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người. Đó là quá trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận lôgíc.
Nhờ có tư duy mà con người có thể nhận thức được quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, qua đó mà cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình.
Sự hình thành và phát triển tư duy của loài người là một quá trình lâu dài, phức tạp. Trong nhiều triệu năm của xã hội cộng sản nguyên thủy, tư duy của con người từng bước hình thành, phát triển. “Con người bản năng, người man rợ” chưa tự tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chỉ “người có ý thức” mới tự tách mình “khỏi giới tự nhiên”. Đây cũng chính là lúc tư duy con người mới thực sự hình thành và từng bước phát triển.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi mà con người còn hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, hiểu biết của họ về giới tự nhiên còn hết sức ít ỏi..., thì tư duy của họ chỉ có thể hình thành được một hệ thống kinh nghiệm về một số lĩnh vực nào đó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ mà thôi.
Người nguyên thủy chưa có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa những sự vật, hiện tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học. Điều đó chỉ được diễn ra khi mà lực lượng sản xuất (trước hết là công cụ lao động) đã có những cải tiến nhất định, năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, sản phẩm xã hội đã có dư thừa, phân công lao động xuất hiện. Xã hội hình thành lớp người chuyên lao động trí óc, v.v.. Lúc này tư duy loài người đạt đến một trình độ cao hơn về chất so với xã hội cộng sản nguyên thủy: tư duy lý luận, tư duy khoa học ra đời.
Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.
So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận mà con người mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con người. Ph.Ăngghen từng nói rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.