7. Cấu trúc của Luận văn
1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
1.2.3. Yêu cầu chuyển đổi
23
Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thực chất không phải là xóa bỏ quyền quản lý, điều hành trực tiếp của nhà nước đối với doanh nghiệp mà là sự chuyển đổi chỉ nhằm mục đích để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, các khoản nộp ngân sách sẽ được nhiều hơn. Chuyển đổi phải thể hiện được tinh thần và bản chất công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, làm cho các đối tác tin hơn, người tiêu dùng tin hơn và nhân dân tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hiệu quả họat động của các doanh nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý điều hành. “Bảo
đảm được các yêu cầu của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế nhiểu hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”9
Chuyển đổi phải đảm bảo giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước trong hoạt động kinh tế khơng có nghĩa là đồng nhất về u cầu của chuyển đổi với vai trò của kinh tế nhà nước mà yêu cầu này phải được hiểu là việc chuyển đổi phải bảo đảm duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động của các công ty 100% vốn nhà nước.. Doanh nghiệp sau chuyển đổi phải giữ được vai trị, vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu trong các lĩnh vực địi hỏi kỹ thuật và cơng nghệ cao, góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm, thực hiện các mục tiêu phúc lợi xã hội chung. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải tăng ngân sách, hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực quan trọng như: Năng lượng, viễn thông, ngân hàng, khai thác mỏ ... Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phịng, dịch vụ cơng cộng phải vừa làm tốt được vai trị của mình vừa hạn chế được việc phải bù lỗ, tiến tới hoạt động có lãi và lãi cao.
+ Bảo đảm hợp lý hóa cơ cấu doanh nghiệp nhà nước:
24
Chuyển đổi phải bảo đảm từng bước hợp lý hóa cơ cấu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quan điểm động, giảm bớt số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động không hiệu quả; tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào một số lĩnh vực, ngành then chốt, trọng yếu, tạo cơ sở và điều kiện phát triển cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân; xây dựng được một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn đủ sức chi phối thị trường trong nước và hợp tác có hiệu quả với nước ngoài.
+ Đảm bảo sự tự chủ của doanh nghiệp:
Chuyển đổi phải bảo đảm sự tự chủ của doanh nghiệp, bảo toàn và phát huy được nguồn vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Để đạt được yêu cầu này ngoài vấn đề phải chấp hành đúng các quy định về quản lý tài chính, cần phải xác định rõ người đại diện sở hữu nhà nước; xác định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của người đại diện sở hữu nhà nước, về quyền sở hữu tài sản, vốn của doanh nghiệp và nội dung về quyền quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi; các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Để tạo được sự năng động, nhanh nhạy trong hoạt động, đứng vững trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải có quyền tự quyết cao hơn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và giảm bớt trách nhiệm của Nhà nước đối với doanh nghiệp do mình thành lập.
Trước đây, các công ty nhà nước được xác định có tư cách pháp nhân và được giao vốn nhưng vẫn chưa có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo tư cách pháp nhân (chưa có đầy đủ các quyền đối với tài sản do mình quản lý và vẫn bị chủ sở hữu can thiệp dưới nhiều hình thức như điều chuyển vốn, tài sản; quyết định cho thuê, cầm cố thế chấp tài sản quan trọng của doanh nghiệp ...); chưa có quyền tự chủ nhân danh mình (pháp nhân độc lập) để tham gia các quan hệ kinh tế và quyết định các vấn đề kinh doanh của công ty như quyết định đầu tư, liên doanh, góp vốn, mua cổ phần, thanh lý, nhượng bán các tài sản ... chưa thực hiện chế độ
25
tự chịu trách nhiệm; nhiều doanh nghiệp vẫn được Nhà nước xóa nợ, khoanh nợ hoặc cho hưởng bao cấp dưới nhiều hình thức. Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp đã được chuyển giao một phần cho Nhà nước và công ty nhà nước không thực hiện được nghĩa vụ, trách nhiệm của một pháp nhân là tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình. Nhà nước cũng chưa tạo động lực đủ mạnh để các cơng ty nhà nước hoạt động có hiệu quả cao hơn, vẫn còn những quy định áp đặt nhiều thủ tục phiền hà đối với doanh nghiệp; cơ chế trách nhiệm cá nhân, các chế tài chưa nghiêm minh, chưa đủ mạnh để hạn chế tiêu cực. Quyền quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu chưa được phân định rõ; quyền sở hữu phân công cho nhiều cơ quan nhưng chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các cơ quan này nên vẫn cịn tình trạng vừa bng lỏng quản lý, vừa can thiệp quá sâu, chồng chéo vào hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình phát triển, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một mơ hình mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cùng với việc khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có điều kiện và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, có nhiều lĩnh vực, sản phẩm còn cần thiết phải thực hiện và duy trì hình thức kinh tế nhà nước. Nhiều công ty nhà nước đã và đang nắm giữ những nguồn tài nguyên quan trọng, những vị trí then chốt có vai trị chi phối và đảm bảo sự ổn định cũng như sự chi phối của nhà nước trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Vì thế, việc duy trì loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là tất yếu kinh tế.
Do vậy, để sử dụng có hiệu quả đồng vốn nhà nước cần phải tăng cường được tính tự chủ của doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền bình đẳng như những doanh nghiệp khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
26
Chuyển đổi phải đảm bảo sự ổn định chung của xã hội, không tạo ra những xáo động làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động đặc biệt là người lao động nghèo. Trong điều kiện cho phép, chuyển đổi phải làm tăng thêm thu nhập, tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động, làm cho người lao động tin tưởng, gắn bó hơn với doanh nghiệp từ đó tích cực lao động, sản xuất tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và cho bản thân. Đối với những lao động dôi dư do chuyển đổi doanh nghiệp phải có kế hoạch bố trí việc làm, trợ cấp mất việc, đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp để người lao động có điều kiện tìm việc làm mới.
Chuyển đổi doanh nghiệp phải gắn được mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động, lợi ích của nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội.
Một vấn đề rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi là việc bảo đảm sự cơng bằng, bình đẳng trong xã hội nói chung và ngay trong kinh tế cũng như phát triển doanh nghiệp nói riêng. Do đó việc thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và việc chuyển các cơng ty nhà nước sang hình thức cơng ty TNHH một thành viên đã góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo nên sân chơi chung cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.