Ngày nay, sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài của nước Đức được đặc trưng so với các thời kỳ trước bởi sự xuất hiện của các công ước quốc tế (ví dụ như CISG 1980-
cơng ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế141) trong các nguồn pháp luật được tiếp nhận, bên cạnh nguồn phổ biến từ trước đó từ pháp luật các quốc gia khác như Pháp, Áo, Thụy Sỹ, Italia, Anh, Mỹ.142
Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có cách định nghĩa thống nhất về thuật ngữ tiếp nhận pháp luật nước ngoài như đã được trình bày trong phần đầu của luận văn, tuy
nhiên, đa phần các định nghĩa của các học giả hàng đầu đều công nhận sự tồn tại
của bên nhận và bên cho trong quá trình tiếp nhận, trong đó cả hai bên này đều là quốc gia. Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện quan điểm về việc nước Đức tiếp nhận
pháp luật từ các công ước cũng như tập quán thương mại thế giới, trong khi các văn bản này không do một quốc gia cụ thể nào quy định nên. Về vấn đề này, một số học giả có cách lý giải riêng, thơng qua ví dụ về CISG 1980- Công ước Liên hợp quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG 1980):
Trong phần lớn các quy định của mình, CISG 1980…thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống Thông luật và hệ thống pháp lý của Dân luật từ nhiều
quốc gia khác nhau. Do đó, việc áp dụng Công ước này đã tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Đức một số các quan điểm bắt nguồn từ các nền văn hóa pháp lý khác.143
139
J.R.Spencer, “European Criminal Procedures” (Tố tụng hình sự của Châu Âu), Cambridge University Press, 2002, trang 13.
140
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 14. 141
Nước Đức là một trong những quốc gia đã ký kết và phê chuẩn Công ước này. Truy cập từ đường link:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu %E1%BB%91c_v%E1%BB%81_H%E1%BB%A3p_%C4%91%E1%BB%93ng_mua_b%C3%A1n_h%C3 %A0ng_h%C3%B3a_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
142
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 15. Các tác giả sử dụng cụm từ “international uniform law”, tạm dịch là “công ước quốc tế”.
143
Qua ví dụ này, chúng ta thấy rằng việc nước Đức tiếp nhận các quy định trong các
công ước quốc tế cũng được xem như là tiếp nhận pháp luật nước ngoài; nước ngoài ở đây không chỉ là một quốc gia cụ thể nào, mà là tập hợp của nhiều quốc gia khác
nhau có pháp luật được tiếp nhận; do đó, khi tiếp nhận pháp luật từ hai nguồn này cũng chính là tiếp nhận pháp luật từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa pháp lý khác nhau.
Việc tiếp nhận pháp luật trong thời kỳ hiện đại của nước Đức được hai học giả là André Janssen và Reiner Schulze chia ra trên ba lĩnh vực là lập pháp, giải thích pháp luật và thực hành pháp luật.144
Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực lập pháp:
Trong lĩnh vực lập pháp, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cơ quan lập pháp của Đức
đang ngày càng không soạn ra các văn bản pháp luật mang tính bản địa, mà thường
cấy ghép pháp luật từ nước khác. Điều này có nghĩa rằng các văn bản pháp luật được soạn ra thường bao gồm các yếu tố pháp luật nước ngồi được tiếp nhận, thay
vì chỉ sử dụng văn hóa và kinh nghiệm pháp lý trong nước để soạn nên chúng.145 Ngoài ra, hoạt động lập pháp của nước Đức cũng tiến hành tiếp nhận khơng ít các quy tắc và khái niệm pháp lý, những thứ khơng có sẵn trong văn hóa pháp lý của mình, từ các công ước quốc tế. Cách thức này là một xu hướng phát triển mới của
đa số các nước thuộc Liên minh châu Âu hiện nay.146
Khi chuẩn bị soạn thảo văn bản pháp luật trong một lĩnh vực mới, chẳng hạn như công nhận quan hệ hợp pháp cho các cặp đôi đồng giới hoặc khác giới chưa kết hôn, Bộ tư pháp của liên bang Đức sẽ ủy nhiệm cho một ban đi học tập kinh nghiệm từ
nước khác (đã có quy định về lĩnh vực mà họ quan tâm), sau đó các kinh nghiệm này được tổng hợp bởi một viện nghiên cứu trước khi chúng trở thành nền tảng cho
quốc hội Đức trong việc ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực mới đó.147 Ngồi ra, có thể kể đến trường hợp các nhà làm luật của Đức tiếp nhận gần như toàn
144
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 15. 145
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 15. 146
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 15. 147
bộ quy định trong đạo luật bảo vệ người tiêu dùng của Áo nhằm điều chỉnh việc các doanh nghiệp gửi tin nhắn trúng thưởng một cách khơng có căn cứ đến khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng khơng hề có sự trao giải trên thực tế.148
Các công ước quốc tế cũng được các nhà lập pháp Đức tích cực tiếp nhận, điển hình là CISG 1980. Trong đó, các nhà nghiên cứu đánh giá rằng, việc tiếp nhận các quy định của CISG 1980 đã tạo ra ảnh hưởng rộng lớn, thúc đẩy việc trang luận trong
quá trình cải cách luật kinh doanh của Đức và làm nền tảng trong việc cải cách toàn bộ luật về các nghĩa vụ vốn được đề xuất từ những năm 80.149 Minh họa cho luận
điểm này là trường hợp các nhà làm luật Đức đã tiếp nhận điều khoản quy định về
“vi phạm nghĩa vụ”- điều khoản quy định các khái niệm chung về các trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của CISG 1980 vào bộ luật dân sự Đức, cụ thể là tại các
điều luật 281, 282 và 323. Bên cạnh đó, điều luật 281(1) còn là sự tiếp nhận tinh
thần từ các điều 49 và 64 của CISG 1980 với nội dung được quy định trong bộ luật dân sự Đức: khi bên có nghĩa vụ thực hiện một cơng việc, dù khơng đúng với nghĩa vụ hợp đồng, thì việc bồi thường cho bên bị thiệt hại sẽ ít hơn khi bên có nghĩa vụ
đó khơng thực hiện bất kỳ hành vi nào theo nghĩa vụ trong hợp đồng.150
Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong lĩnh vực giải thích pháp luật:
Trong lĩnh vực giải thích pháp luật, việc tiếp nhận pháp luật xảy ra khi các thẩm
phán Đức sử dụng kinh nghiệm của thẩm phán nước ngoài trong việc giải thích
pháp luật- những quy định được các nhà lập pháp tiếp nhận từ quốc gia khác vốn còn nhiều xa lạ với văn hóa pháp lý của Đức.151 Minh họa cho luận điểm này là việc các tòa án ở Đức đã tham khảo đến pháp luật của Thụy Sỹ trong việc giải thích quy
định về sự ngăn chăn tạm thời đối với việc thực hiện một số dịch vụ. Tiếp nhận sự
giải thích từ Italia, Pháp và Thụy Sỹ đối với quy định về việc đòi bồi thường thiệt hại của các đại lý thương mại. Ngồi ra, các thẩm phán Đức cịn sử dụng các án lệ
148
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 18 và trang 19. 149
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 21.
150 Bruno Zeller, “CISG and the Unification of international trade law” (CISG và sự thống nhất luật thương mại quốc tế), Taylor and Francis e-Library, 2007, trang 82.
151
của Mỹ và các quyết định của tòa phúc thẩm ở Anh để hỗ trợ việc giải thích pháp luật.152
Các thẩm phán cũng rất chú trọng tiếp nhận cách thức giải thích pháp luật được ghi nhận trong các công ước quốc tế khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến các văn bản này. Minh họa cho luận điểm này là việc các thẩm phán ở Đức tham khảo đến
Công ước về việc thống nhất các quy tắc xác định liên quan đến vận chuyển quốc tế và Công ước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ, nhằm xác định vấn đề một sự bất cẩn rõ ràng trong vận chuyển hàng hóa liệu có làm mất đi
mục đích của các bên khi ký kết hợp đồng hay khơng.153
Bên cạnh đó, các chỉ thị của EU yêu cầu các thẩm phán ở mỗi quốc gia trong khu vực phải có sự tơn trọng các phán quyết (bao gồm cả sự giải thích pháp luật) của các thẩm phán ở các quốc gia thành viên khác về các vấn đề liên quan đến các chỉ
thị của EU; do đó, khi muốn tham khảo các phán quyết của thẩm phán ở các quốc gia về cùng một vấn đề, các thẩm phán ở Đức phải tiếp nhận theo đúng tinh thần mà nó vốn có.154
Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong thực hành pháp luật:
Việc thực hành pháp luật hiện nay ở Đức cho thấy sự tiếp nhận mạnh mẽ từ văn hóa pháp lý của nước ngoài. Một minh chứng cho điều này là việc các cơng ty luật quốc tế có trụ sở trên lãnh thổ Đức ngày càng sử dụng tiếng Anh trong việc thương thảo cũng như soạn thảo các hợp đồng-một thông lệ quốc tế có phạm vi áp dụng ngày càng lớn trên thế giới.155 Ngoài ra, thực tiễn pháp luật của Đức hiện nay còn chịu
ảnh hưởng lớn từ hoạt động của các cơng ty quốc tế- những mơ hình cơng ty luôn tự quy định riêng một cách đồng bộ các quy định về thủ tục nội bộ, cung cấp sản phẩm
và các vấn đề liên quan đến người lao động có quan tâm đến sự phù hợp với luật pháp ở các quốc gia mà chúng có chi nhánh. Chính thực tiễn này đòi hỏi các nhà quản lý của Đức cần có những biện pháp quản lý cụ thể đối với các mơ hình cơng ty
152
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 30 và trang 31. 153
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 33. 154
André Janssen và Reiner Schulze, chú thích số 120, trang 35. 155
này, nhằm đảm bảo sự tổ chức và hoạt động của chúng phù hợp với quy định trong
nước.
Sau khi tìm hiểu quá trình tiếp nhận pháp luật nước ngồi của Đức từ quá khứ đến hiện tại, chúng ta nhận thấy việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Đức diễn ra cả trên cơ sở tự nguyện và ép buộc, cũng như có cả sự pha trộn của hai cơ sở này. Sự
tiếp nhận pháp luật từ bên ngoài trên cơ sở tự nguyện chiếm phần lớn thời gian
trong lịch sử pháp luật của Đức, trải dài từ thời kỳ các lãnh thổ độc lập nói tiếng
Đức tự nguyện tiếp nhận pháp luật La Mã, cho đến việc tiếp nhận các quy định trong các công ước quốc tế thời hiện đại. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận một cách ép
buộc vẫn có thời kỳ tồn tại trong lịch sử nước Đức, tiêu biểu như thời kỳ một bộ
phận lớn của quốc gia này nằm dưới sự cai quản của người Pháp trong thời kỳ cầm quyền của Napoleon, dẫn đến việc các vùng lãnh thổ này bị ép phải tiếp nhận pháp luật của Pháp. Tuy nhiên, qua thời gian, việc tiếp nhận pháp luật này bắt đầu mang màu sắc tự nguyện bởi những giá trị không thể phủ nhận của pháp luật Pháp, điển hình là bộ Dân luật của quốc gia này.156 Do đó, chúng ta có thể xem đây là sự kết hợp giữa ép buộc và tự nguyện trong việc xác định cơ sở của việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Đức trong giai đoạn này.
Trong thời kỳ hiện nay, bên cạnh vai trò là thành viên trong liên minh Châu Âu,
nước Đức còn là thành viên của nhiều công ước quốc tế khác, điều này đặt ra cho nước Đức nghĩa vụ tiếp nhận những quy định trong các cơng ước đó, kể cả trong trường hợp những quy định của cơng ước có nhiều điểm khác biệt với văn hóa pháp
lý của Đức. Trong trường hợp có sự khác biệt như vậy, thì bên cần phải có sự điều chỉnh là pháp luật của Đức, nhằm tương thích với quy định chung của các công ước. Từ vấn đề này, chúng ta thấy ảnh hưởng của các công ước quốc tế là rất lớn trong việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Đức hiện nay. Sự ảnh hưởng này khơng hồn tồn dẫn đến sự bắt buộc, bởi việc gia nhập các công ước và chịu sự điều chỉnh của nó là sự tự nguyện của Đức. Tuy nhiên, ảnh hưởng này cũng khơng hồn tồn dẫn đến sự tự nguyện trong tiếp nhận pháp luật, vì khơng phải trong mọi trường hợp,
156
pháp luật của các công ước quốc tế đều hồn tồn mang lại những lợi ích cho nước
Đức, ví dụ như trường hợp có sự khơng tương thích giữa các quy định của cơng ước
và pháp luật Đức, làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của chính quyền Đức trong một thời gian nhất định, tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn
khi giúp Đức hội nhập tốt hơn vào sân chơi chung của thế giới. Chính vì vậy trong trường hợp của nước Đức, chúng ta có thể gọi tên một cơ sở khác cho việc tiếp nhận
pháp luật nước ngoài của quốc gia này, đó là sự ảnh hưởng từ các cơng ước quốc tế. Chính vì dựa trên nhiều cơ sở tiếp nhận, nên nội dung tiếp nhận pháp luật từ bên ngoài của nước Đức rất phong phú, từ các kinh nghiệm giải thích pháp luật của các thẩm phán ở các quốc gia khác, các quy định cụ thể trong các bộ luật, quy trình làm luật cho đến việc xây dựng nên những văn bản pháp lý quan trọng như Hiến pháp, bộ luật Dân sự, Thương mai…Sự đa dạng trong việc tiếp nhận còn được thể hiện ở nguồn cung cấp khi nước Đức tiến hành tiếp nhận không chỉ từ pháp luật các quốc gia khác, mà còn tiếp nhận từ các công ước quốc tế. Tất cả các nội dung trên đã và
đang góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Đức, biến nó trở
thành một trong những hệ thống pháp lý chặt chẽ và hiện đại nhất ngày nay, góp phần nâng cao sức mạnh kinh tế và sự ổn định xã hội của quốc gia này.