Sơ lược lịch sử tiếp nhận pháp luật của Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật đức và pháp luật nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

2.2. Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong hệ thống pháp luật Nhật Bản:

2.2.1. Sơ lược lịch sử tiếp nhận pháp luật của Nhật Bản:

Lịch sử tiếp nhận pháp luật nước ngoài của Nhật Bản được ghi nhận bắt đầu từ năm 604 sau công nguyên, với việc bản Hiến pháp mười bảy điều được ban bố bởi hoàng tử Shoutoku. Văn bản pháp lý này thể hiện việc tiếp nhận triết lý Phật giáo và Nho giáo từ Trung Quốc và Triều Tiên. Kể từ đó, Nhật Bản bắt đầu tiếp thu nhiều hơn từ hệ thống pháp lý của các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Trung Hoa, tiêu biểu như sự ra đời của “Đạo luật chung” vào thế kỷ thứ tám. Từ thế kỷ thứ mười đến trước

năm 1868- thời điểm Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cuộc cải cách nước Nhật sâu

rộng trên hầu hết các lĩnh vực, nước Nhật giảm dần ảnh hưởng pháp lý từ Trung

Hoa, tập trung phát triển hệ thống pháp luật mang tính bản địa cao, nhất là trong thời kỳ cầm quyền của các Samurai. Chính những yếu tố này đã hình thành nên hệ thống pháp luật Nhật Bản vừa mang đậm tính bản địa, vừa thể hiện sự ảnh hưởng từ các quốc gia láng giềng (chủ yếu là Trung Quốc). 159

Vào đầu thế kỷ thứ 19, trước những mối đe dọa ngày càng rõ từ sự đòi hỏi mở cửa

và can thiệp quân sự của các nước phương Tây, Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của

Thiên hoàng Minh Trị đã lật đổ triều đại Shogunate, thống nhất đất nước và tiến

hành cuộc cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề pháp luật. Các mơ hình nhà nước của Anh, Pháp và mơ hình pháp luật của Đức đã được lựa chọn

để xây dựng nên thể chế mới. 160

Trong bối cảnh lúc bấy giờ, đạo luật thương mại của Nhật được ban hành vào năm 1889, cùng thời điểm với bản Hiến pháp mới cũng như đạo luật về Dân sự đã đánh dấu những thành tựu bước đầu của cuộc cải cách, góp phần thay đổi hình ảnh và

tăng cường sức mạnh cho nước Nhật trước sự dịm ngó của các đế quốc phương

Tây.161

159

Yasuda Nobuyuki, chú thích số 130, trang 13. Trong bài viết này, các tác giả sử dụng các thuật ngữ “17 articles constitution”, tạm dịch là “hiến pháp 17 điều” và “comprehensive code”, tạm dịch là “đạo luật chung”.

160 Yasuda Nobuyuki, chú thích số 130, trang 13 và trang 14; Nguyễn Đức Lam, xem chú thích số 4, trang 11.

161

Thất bại sau thế chiến thứ hai, nước Nhật phải thi hành tuyên bố Postdam162 và chịu sự quản thúc của lực lượng Đồng minh (do Mỹ đứng đầu). Kể từ đây, thế giới tiếp tục chứng kiến quá trình cải cách pháp luật mạnh mẽ của nước Nhật, điển hình là xu

hướng tiếp nhận pháp luật của Mỹ, thể hiện rõ nét qua việc ban bố nhiều văn bản

pháp luật mang phong cách Mỹ như bản Hiến pháp mới được ban hành năm

1947.163

Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ làm rõ hơn về sự tiếp nhận pháp luật nước ngồi trong pháp luật Nhật Bản thơng qua hai hai trường hợp; trường hợp thứ nhất là sự tiếp nhận quy định “nghĩa vụ trung thành của người đứng đầu công ty” vào luật công ty và sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài vào Bộ luật dân sự của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận pháp luật nước ngoài trong pháp luật đức và pháp luật nhật bản bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)