5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa
Theo Hoàng Kim (2016) [47], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy và số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu gieo cấy quá dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bơng tối ưu mà vẫn khơng làm bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi. Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợp lý.
Giống cây trồng tốt là khâu then chốt để tăng năng suất nhưng đó chỉ là một yếu tố. Điều kiện mơi trường thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển được hợp thành bởi bốn yếu tố: sinh thái, nước, dinh dưỡng, quản lý dịch hại. Giống (kiểu gen: G) biểu thị khả năng sản xuất của cây trong một môi trường (Enviroment: E) nhất định. Năng suất cây trồng tối đa chỉ đạt được bằng giống tốt và biện pháp canh tác phù hợp. Giống tốt nếu có mơi trường sinh trưởng phát triển và biện pháp canh tác phù hợp thì tiềm năng năng suất của giống tốt sẽ đạt được tối đa. Ngược lại nếu khơng có biện pháp canh tác tốt thì khơng thể đạt được lợi ích và hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu mật độ sạ hay cấy phù hợp tùy giống, tùy vụ, tùy chân đất, tùy chất lượng hạt giống và tùy trình độ thâm canh. Giống lúa tốt (năng suất cao, ngắn ngày, ít sâu bệnh, thấp cứng cây không đổ ngã, bộ lá xanh lâu bền, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, bông to dài, nhiều hạt chắc trên bông, chất lượng gạo tốt, tỷ lệ gạo nguyên cao, hạt gạo thon đến trung bình, bạc bụng thấp, gạo có mùi thơm) khi áp dụng cho địa phương nào nhất thiết cần phải xác định mật độ gieo cấy và quy trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho giống lúa tốt tuyển chọn tại địa phương đó. Lúa Đơng Xn thường sạ dày hơn lúa Hè Thu để tận dụng ánh sáng, tích lũy chất khơ. Trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng cao thì số bơng càng nhiều, nhưng số hạt trên bơng càng ít. Tốc độ giảm số hạt/bơng mạnh hơn tốc độ tăng mật độ vì thế sạ quá dày sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sạ hoặc cấy quá thưa đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn thì rất khó đạt được số bơng tối ưu, chất lượng giống tốt và kỹ thuật sạ hàng bằng dụng cụ cải tiến với khoảng cách hàng và khoảng cách cây hợp lý thì cần lượng giống thấp hơn sạ lan.
Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [34], trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bơng và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể cịn yếu tố thứ ba ít biến động. Số bơng trên một đơn vị diện tích chủ yếu là do mật độ sạ cấy và khả năng đẻ nhánh của cây lúa. chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 100 hạt ở nghiệm thức sạ hàng mật độ 50 kg/ha và 100 kg/ha đều lớn hơn mật độ 200 kg/ha.
Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phương (2011) [34], mật độ sạ cấy thưa, ánh sáng đầy đủ, dinh dưỡng nhiều thì lúa đẻ mạnh. Mật độ sạ cấy dày, lúa đẻ nhánh ít. Vì vậy, đất tốt, nhiều phân, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho đẻ nhánh thì sạ cấy thưa; đất xấu, ít phân, thời tiết lạnh, trời âm u thì sạ cấy dày để đảm bảo số cây trên một đơn vị diện tích. Việc sạ dày hay thưa tùy thuộc giống và quyết định ở số lượng bông cuối cùng trên một đơn vị diện tích. Quy luật chung là tùy theo mật độ tăng lên mà các yếu tố cấu tạo thành năng suất cá thể biến động theo chiều hướng làm giảm năng suất cá thể. Mật độ quá dày sẽ dễ bị lốp đổ nhất là trong điều kiện đất tốt hoặc bón nhiều phân đặc biệt là phân đạm. Mật độ thích hợp, năng suất trên đơn vị
diện tích đạt được cao nhất. Năng suất các công thức sạ hàng 50 - 100 kg/ha cao hơn mật độ sạ 200 kg/ha.