định tiến bộ này. Để nâng cao nhận thức về ngun tắc suy đốn vơ tội cần thực hiện những nội dung sau:
- Đối với những người tiến hành tố tụng: Cần khắc phục khuynh hướng buộc tội một chiều trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thực tiễn điều tra, truy tố cho thấy cách tư duy đồng nhất người bị buộc tội và người phạm tội là rất nguy hiểm cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, bởi lẽ nó ngược với ngun tắc suy đốn vơ tội, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Khuynh hướng buộc tội một chiều còn vi phạm yêu cầu phải xem xét vụ án một cách đầy đủ, khách quan, tồn diện và chính xác.
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động tổng thành của ba chức năng cơ bản: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội (bào chữa) và chức năng xét xử. Có chức năng buộc tội mà khơng có chức năng bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính đơn chiều và quy buộc chứ khơng phải là tranh tụng. Tố tụng hình sự không được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội khơng có đối trọng là chức năng bào chữa”.58
Chính sự phản biện của bên gỡ tội trong hoạt động bào chữa đối với hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng buộc tội (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) chính là yếu tố hạn chế sai lầm, hạn chế làm oan người vô tội. Tuy nhiên, thực tế hiện hay đối với các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, sự tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng của vụ án thường bị coi như là “vật cản”. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng trong việc nhận thức về vai trò của luật sư khi tham gia q trình giải quyết vụ án là góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vơ tội, để lọt tội phạm. Sự thay đổi về nhận thức của những người tiến hành tố tụng về vai trò của luật sư trong