CHƯƠNG 1 : Giới thiệu nghiên cứu
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.2 Nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) về kiểm tra ý định và hành
thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp tại North Carolina, Hoa Kỳ.
Hyondo Chung (2012) đã nghiên cứu các yếu tố trong khuôn khổ TPB để kiểm tra ý định và dự đoán hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai thời kỳ ba tháng đầu thai kỳ trong tình trạng kinh tế xã hội thấp (tất cả người tham gia sẽ có một thu nhập gia đình hàng năm ít hơn $ 40,000). Tổng cộng có 56 phụ nữ mang thai thời kỳ ba tháng đầu thai kỳ được tuyển chọn từ một Chương trình sức khỏe cộng đồng Adopt-A-Mom, tại North Carolina, Hoa Kỳ.
Hyondo Chung (2012) áp dụng theo mơ hình TPB, bao gồm các biến: thái độ, chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi cảm nhận tập thể dục dự đoán ý định. Ngoài ra, thực hiện ý định và kiểm soát hành vi cảm nhận để dự đoán hành vi tập thể dục.
.
(Nguồn: Hyondo Chung, 2012)
Hình 2.4: Mơ hình kiểm tra ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp
tại North Carolina, Hoa Kỳ.
Hành vi Chuẩn chủ quan Thái độ Kiểm soát hành vi cảm nhận Ý định
Kết quả nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) cho thấy rằng:
- Trong số ba cấu trúc dự đốn ý định tập thể dục trong mơ hình TPB, chuẩn chủ
quan là có tương quan đáng kể để thực hiện ý định, và thái độ lại không tương quan.
- Yếu tố ý định của mẫu này đã khơng tương quan với dự đốn hành vi tập thể dục.
- Dự đoán hành vi tập thể dục chỉ tương quan với yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận, nhưng không tương quan đến ý định, là yếu tố liên quan đáng kể để thực hiện hành vi, và có sự phân biệt giữa nhóm tập thể dục và nhóm khơng tập thể dục. Kết quả này chỉ ra rằng lý thuyết khuôn khổ của TPB không hoạt động trong mẫu này, và có thể gợi ý rằng các biến số tiềm ẩn khác đang ảnh hưởng đến ý định tập thể dục.
- Kiểm soát hành vi cảm nhận là yếu tố quan trọng và mạnh mẽ để dự báo hành vi
tập thể dục, và nó gợi ý để xem xét sử dụng lý thuyết tự hiệu quả (Bandura, 1997) như là một khuôn khổ lý thuyết trong dự đoán hành vi tập thể dục giữa các mẫu tương tự.
2.3.3 Nghiên cứu của Steele (2002) về áp dụng các mơ hình xã hội học vào hành vi tập thể dục trong thai kỳ tại Hoa Kỳ.
Steele (2002) đã áp dụng các ứng dụng của mơ hình xã hội học của thay đổi hành vi bao gồm cả giai đoạn thay đổi, tự hiệu quả, cân bằng và các yếu tố ưu và khuyết điểm ra quyết định để thực hiện hành vi tập thể dục đối với phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Nghiên cứu đã thiết kế mô tả với dữ liệu chéo, với mẫu là 195 phụ nữ mang thai khỏe mạnh tại khu vực đơ thị phía Tây Michigan, Hoa Kỳ. Mơ hình xã hội học của Thay đổi hành vi (TTM) là một mơ hình tích hợp của sự thay đổi hành vi, kết hợp các cấu trúc quan trọng từ lý thuyết khác về tâm lý và thay đổi hành vi được tích hợp, do đó tên xã hội học. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các giai đoạn của tập thể dục khi mang thai và tập thể dục tự hiệu quả và ưu, khuyết điểm, và sự cân bằng ra quyết định của phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Các mối quan hệ của giai đoạn tập thể dục trong khi mang thai và các biến nhân khẩu học khác nhau cũng đã được kiểm tra. Các biến được chọn cho nghiên cứu này bao gồm các
cấu trúc của các giai đoạn thay đổi, tự hiệu quả, và ưu điểm, khuyết điểm cân bằng của việc quyết định.
1. Các giai đoạn của Tập thể dục gồm năm giai đoạn riêng biệt cho hành vi tập thể dục cụ thể như sau:
a. Giai đoạn trước khi có ý định: là giai đoạn mà các cá nhân hiện không tập luyện thường xun và khơng có ý định thay đổi hành vi tập thể dục của họ trong tương lai gần.
b. Giai đoạn có ý định: là giai đoạn mà các cá nhân có ý định tập thể dục thường xuyên trong vòng sáu tháng tới, nhưng hiện chưa được thực hiện.
c. Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn mà các cá nhân có ý định thực hiện thường xuyên trong 30 ngày tiếp theo.
d. Giai đoạn hành động: là giai đoạn mà các cá nhân đã tập thể dục thường xuyên ít hơn sáu tháng.
e. Giai đoạn duy trì: là giai đoạn mà các cá nhân đã thực hiện thường xuyên trong sáu tháng hoặc hơn.
2. Tập thể dục tự hiệu quả: là mức độ một cá nhân tự tin rằng mình có thể tham gia tập thể dục thường xuyên khi cô ấy mệt mỏi, cảm thấy buồn chán, trong những ngày nghỉ, khi thời tiết xấu, trải qua ốm nghén, cảm thấy nặng nề do trọng lượng của thai kỳ tăng, khi những người khác đang nhìn chằm chằm, và khi cảm thấy người khác khơng chấp nhận việc tập thể dục của mình.
3. Cân bằng của việc quyết định tập thể dục: là điểm tương đối của một cá nhân trong những ưu và khuyết điểm của việc tham gia tập thể dục thường xuyên.
4. Ưu điểm: đại diện cho những khía cạnh nhận thức tích cực, hay hỗ trợ cho việc tập thể dục thường xuyên
5. Nhược điểm: đại diện cho những khía cạnh nhận thức tiêu cực, hoặc các rào cản đối với tập thể dục thường xuyên.
Kết quả nghiên cứu của Steele (2002) cho thấy rằng, phụ nữ mang thai với tự hiệu quả và ưu điểm cân bằng ra quyết định trong việc tập thể dục ở mức độ cao, đồng thời khuyết điểm ra quyết định ở mức độ thấp cũng như trình độ giáo dục cao
và khuyến khích bởi các nhà cung cấp chăm sóc y tế có khuynh hướng áp dụng và duy trì tập thể dục trong khi mang thai.
2.3.4 Nghiên cứu của Bland và cộng sự (2013) về đo lường tính hiệu quả của việc tập thể dục đối với phụ nữ mang thai bằng thang đo tự hiệu quả tập thể dục trong thai kỳ (P-ESES) tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ
Bland và cộng sự (2013) đã sử dụng thang đo Tự hiệu quả tập thể dục của phụ nữ mang thai (P-ESES) để chứng minh tính chất tâm lý của thang đo này ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu đã thiết kế để phân tích cắt ngang, với mẫu là 88 phụ nữ mang thai khỏe mạnh tại các phịng khám sản khoa ở khu vực trong Đơng Nam Hoa Kỳ.
Thang đo tập thể dục tự hiệu quả trong thai kỳ:
Tập thể dục tự hiệu quả là mức độ một cá nhân tự tin rằng mình có thể tham
gia tập thể dục thường xuyên khi cố gắng hết sức, tìm mọi cách thức để thực hiện trong thời gian mang thai, hồn thành mục tiêu tập luyện do chính mình tự thiết lập, có thể tìm thấy một số giải pháp để vượt qua rào cản, khi tôi mệt mỏi, đang cảm thấy chán nản, khơng có sự hỗ trợ của gia đình hoặc bạn bè, khơng có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, tự động viên bản thân để bắt đầu lại sau khi đã dừng một thời gian, và ngay cả khi khơng tham gia vào một phịng tập thể dục, hay khóa đào tạo, hoặc cơ sở phục hời chức năng.
Nghiên cứu này đã sử dụng và sửa đổi 10 câu hỏi trong thang đo biện pháp tập thể dục tự hiệu quả của Kroll và cộng sự (2007) với giá trị thiết lập trước đây và độ tin cậy cao và đặt tên là thang đo tập thể dục tự Hiệu quả trong thai kỳ (P-ESES). Các phụ nữ mang thai được hướng dẫn để đánh giá về niềm tin hiện tại của họ để hoàn thành nhiệm vụ trong khả năng bản thân. Điều này đã trở thành điểm tự hiệu quả. Để xác nhận tính hợp lệ của thang đo P-ESES, các biện pháp sau đây được dùng cùng: Bộ câu hỏi Hoạt động thể chất quốc tế (IPAQ) và Bộ câu hỏi về các giai đoạn Tập thể dục (SEA).
Bộ câu hỏi Hoạt động thể chất quốc tế (IPAQ):
Hoạt động thể chất hiện tại được đánh giá bằng các hình thức tự quản ngắn của IPAQ (Craig và cộng sự, 2003; Maddison và cộng sự, 2007; Sjưstrưm và cộng sự, 2005), luận ra thơng tin về thời gian đi bộ cũng như các cam kết trong hoạt động thể chất vừa phải và hoạt động thể chất mạnh, được đo bằng số phút trong một tuần bình thường. Các giao thức điểm IPAQ gán tương đương với chuyển hóa sau giá trị tiêu hao năng lượng (MET) để đi bộ, hoạt động với cường độ vừa phải (3.3 Mets- 4.0 Mets), và hoạt động cường độ mạnh (8,0 Mets). Các dữ liệu kết quả này sau đó được sử dụng để chỉ định một số điểm phân loại của các mức độ hoạt động thể chất được đề xuất (Sjưstrưm và cộng sự, 2005): thấp (khơng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế), trung bình (3 ngày trở lên với hoạt động cường độ mạnh ít nhất là 20 phút/ngày hoặc 5 ngày trở lên với cường độ hoạt động vừa phải hoặc đi bộ ít nhất 30 phút/ngày hoặc 5 ngày trở lên của bất kỳ sự kết hợp của việc đi bộ, hoạt động cường độ vừa phải, hoạt động cường độ mạnh đạt được tối thiểu ít nhất 600 MET- phút/tuần), và cao (hoạt động cường độ mạnh, ít nhất là 3 ngày và tích lũy ít nhất 1.500 MET-phút/tuần hoặc 7 ngày trở lên trong bất kỳ sự kết hợp của việc đi bộ, hoạt động cường độ vừa phải, và hoạt động cường độ mạnh tích lũy ít nhất 3000 MET-phút/tuần).
Bộ câu hỏi về các giai đoạn Tập thể dục (SEA) là dựa trên mơ hình xã hội
học về ý định thay đổi hành vi (Dannecker và cộng sự, 2003; Prochaska và DiClemente, 1983; Prochaska, Johnson, và Lee, 1998; Sarkin và cộng sự, 2001; Spencer và cộng sự, 2006).
Kết quả nghiên cứu của Bland và cộng sự (2013) cho thấy rằng:
- Nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về củng cố ý tưởng rằng cần tăng cường giáo dục vào thông tin tập thể dục và thay đổi hành vi để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh là cần thiết cho phụ nữ trước khi sinh. Các nhà cung cấp chăm sóc y tế cần thúc đẩy tư vấn tập thể dục (Weidinger và cộng sự, 2008), đồng thời cần nhấn mạnh việc cần thiết tập thể dục như một cách phòng ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ cho phụ nữ mang thai (Berryman, 2010). Ngồi
ra cịn có một nhu cầu quan trọng để xác định sự khác biệt về tự hiệu quả và tập thể dục khi phụ nữ được tư vấn bởi các y tá và các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe khác. Chính vì đó, các điểm trên P-ESES và SEA là tương quan với nhau. Khái niệm và trực quan, báo cáo sự tự tin để tham gia vào các hoạt động thể chất và báo cáo giai đoạn của hoạt động thể chất thực tế sẽ được dự kiến sẽ được liên quan. Tuy nhiên, thiếu sự tương quan giữa P-ESES và IPAQ.
- Sử dụng Thang đo Tự hiệu quả tập thể dục (ESES) để phát triển thành thang đo tập thể dục tự hiệu quả trong thai kỳ (P-ESES) là có hiệu quả, thể hiện giá trị và độ tin cậy cao. Hơn nữa, có một nhu cầu để hiểu được ảnh hưởng của chăm sóc sức khỏe sinh sản đến tự hiệu quả tập thể dục và tham gia tập thể dục ở phụ nữ mang thai. Điều này là rất quan trọng cho sự phát triển của các chính sách giáo dục can thiệp hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động thể chất trước khi sinh an toàn.
Nghiên cứu này đã chứng minh tính hợp lệ, hợp lý và độ tin cậy của P-ESES, đồng thời khẳng định mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và tự hiệu quả. Nó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục trong đo lường giá trị của tự hiệu quả.
Bảng 2.1: Bảng tổng kết các điểm chính của các nghiên cứu trước đây Tên nghiên cứu Mơ hình Các yếu tố tác động Tên nghiên cứu Mơ hình Các yếu tố tác động
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ
mang thai tại Thái Lan của
Supavititpatana và cộng sự (2012)
TPB
- Thái độ
- Chuẩn chủ quan
- Kiểm soát hành vi cảm nhận
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp tại North Carolina, Hoa Kỳ của Hyondo Chung (2012)
TPB
- Chuẩn chủ quan
- Kiểm soát hành vi cảm nhận - Gợi ý bổ sung yếu tố Tự hiệu quả vào mô hình
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định, sự động viên và hành vi tập thể dục trong từng giai đoạn 1-2-3 của thai kỳ đối với phụ nữ mang thai đã có hoặc chưa có con tại Pennsylvania, Hoa Kỳ của Dinallo (2011)
TPB
- Thái độ
- Chuẩn chủ quan
- Kiểm soát hành vi cảm nhận
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tự hiệu quả và yếu tố hành vi trong quá khứ tác động đến ý định hoạt động thể chất của thanh thiếu niên tại Anh của Hagger và cộng sự (2001). TPB; ESES - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi cảm nhận - Tập thể dục tự hiệu quả
Nghiên cứu áp dụng các mơ hình xã hội học vào hành vi tập thể dục trong thai kỳ tại Hoa Kỳ của Steele (2002).
TTM;
ESES - Tập thể dục tự hiệu quả
Nghiên cứu đo lường tính hiệu quả của việc tập thể dục đối với phụ nữ mang thai bằng thang đo tự hiệu quả tập thể dục trong thai kỳ (P-ESES) tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ của Bland và cộng sự (2013).
ESES;
TTM - Tập thể dục tự hiệu quả
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
Nhận xét: Các nghiên cứu trên về ý định tập thể dục trong thai kỳ của phụ
nữ mang thai thường sử dụng mơ hình lý thuyết TPB và ESE. Các yếu tố thường được quan tâm và tác động có ý nghĩa trong mô hình của các nghiên cứu trước là thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận và tập thể dục tự hiệu quả.
Trong đó, tác giả nhận thấy rằng yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận và tập thể dục tự hiệu quả được chấp nhận trong hầu hết các nghiên cứu trước.