Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp dược phẩm. Nó tạo ra nguồn cung cho các công ty dược phẩm trong ngành. Tuy nhiên hiện tại công nghệ dược phẩm đang gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mớị
Nếu ở những năm 80 của thế kỷ 20, các nhà khoa học sáng chế thuốc bằng phát minh các phân tử hóa dược, nhưng hiện nay việc đó đang gặp rất nhiều khó khăn. Do số thuốc mới được cơ quan quản lý dược và thực phẩm hoa kỳ cấp phép đang ngày càng giảm, xác suất nghiên cứu thành công để đưa ra thị trường là 1:10000, thời gian nghiên cứu kéo dài khá lâu, thường thì khoảng 10 năm, chi phí khoảng từ vài trăm triệu đến gần 1 tỷ USD khiến cho giá thuốc mới cực đắt, 80% nhân loại không được tiếp cận với thuốc mớị
Bước vào thế kỷ 21, nhận thức lại vai trò, vị trí của cây cỏ nói riêng và các sản phẩm tự nhiên nói chung, thì nghiên cứu dựa vào thiên nhiên đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành.
Trong giai đoạn 2000-2005, các công ty dược đa quốc gia đã có 23 thuốc mới từ nguồn gốc tự nhiên được phép đưa ra thị trường để điều trị các bệnh như ung thư, thần
kinh,… điển hình là các thuốc bivalirudin(MDCO,2000), ozogamicin(Wyeth- Ayerst,2000),pimecrolimus(Novartis,2001)….
Sự phát triển của công nghệ sinh học( CNSH):
CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như: acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật…
Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng “công nghệ DNA tái tổ hợp” những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những loại dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con ngườị
Đầu tiên, đó là sự tác động của công nghệ sinh học tới ngành dược phẩm ở Mỹ, hiện có hơn 300 công ty kinh doanh ở Mỹ phát triển loại thuốc mới từ công nghệ sinh học. Sau đó lan truyền đến
các công ty, các khu vực khác.
Ngày nay, bệnh nhân được tiếp cận với khoảng 130 loại thuốc có nguồn gốc từ công nghệ sinh học.
Qua sơ đồ trên, ta thấy từ năm 2000- 2006: ở Mỹ và châu Âu đang phát triển mạnh
trong công nghệ sinh học, để nghiên cứu tạo ra nhiều loại thuốc mới, trong khi đó, Nhật Bản và một số nước khác cũng đang bắt nhịp, đầu tư nhiều cho cho công nghệ sinh học.
Xu hướng: Tăng cường phát triển công nghệ sinh học thay vì sản phẩm hóa học
Cơ hội: Tạo ra nguồn cung mới, vừa giảm chi phí vừa đem lại hiệu quả lớn.