Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đối với hàng tồn kho của
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng ty, thơng qua sự phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành từ tài sản của cơng ty hay là phân tích cân bằng tài chính, cơng ty sẽ tìm ra giải pháp để sử dụng đồng vốn bỏ ra kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
4.1.1 Các kết quả đạt được
- Công ty tổ chức quản lý vốn cố định, vốn lưu động hợp lý. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty được cải thiện.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp trong 2 năm 2019 - 2020 tăng nhanh.
- Khả năng thanh tốn các nguồn vay ngắn hạn của cơng ty khá tốt, thể hiện ở hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > 1; hệ số khả năng thanh tốn nhanh > 0,5. Thực tế, cơng ty có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và nhà cung cấp.
- Tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. Tài sản dài hạn của cơng ty được tài trợ hồn tồn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. - Chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
- Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao đảm bảo an tồn về tài chính.
- Mặc dù các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp nhưng phải thu đã giảm dần qua các năm, điều này cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của công ty trong công tác thu hồi nợ. Công tác tiêu thụ hàng tồn kho cũng có những biến chuyển đáng ghi nhận.
- Hiệu quả kinh doanh năm 2020 tốt hơn so với năm trước, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với năm 2019.
- Về vốn cố định: Công ty đã tiến hành lập khấu hao tài sản cố định cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp cơng ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với
từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích.
- Về vốn lưu động
+ Khả năng thanh tốn của Cơng ty ln duy trì một mức độ hợp lý về khả năng thanh tốn khơng để rơi vào tình trạng khả năng thanh tốn yếu kém hoặc mất khả năng thanh tốn.
+ Cơng ty đã giảm dần tỷ lệ tiền mặt tại quỹ của Công ty, tăng lượng tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống). Đây là một chiến lược hợp lý trong công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty tránh việc tiền mặt nhàn rỗi và không mang lại lợi nhuận cho Công ty.
+ Vốn lưu động ròng dương qua các năm, cơ cấu vốn hợp lý, vốn được sử dụng đúng nguồn; hệ số tự tài trợ ở mức tương đối so với bình quân ngành.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2020 tốt hơn so với các năm trước.
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân
- Hình thức huy động vốn của cơng ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng (bên cạnh đó cịn nguồn vốn chiếm dụng nhưng cơng ty cũng bị chiếm dụng vốn nhiều), công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu, đặc biệt là việc huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu.
- Về vốn cố định
+Thực tế cơng ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quá kém, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và tốc độ hồn thành cơng việc.
+Cơng ty áp dụng cách tính khấu hao bình qn theo thời gian để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị cao hơn nhiều so với những năm cuối.
- Về vốn lưu động
thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của cơng ty cịn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng. Vốn bị chiếm dụng trong khi phải tiếp tục vay nợ ngân hàng và trả lãi vay để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong các khoản nợ phải thu có một số các khoản phải thu quá hạn, chưa thu hồi được.
+ Trình độ cán bộ quản lý của cơng ty nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế, bộ máy quản lý còn nhiều cồng kềnh, hiệu quả quản lý thấp
+ Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết.
+ Trong năm 2020, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giảm.
- Các nguyên nhân:
+ Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều nhưng khơng đem lại hiệu quả do đó kéo theo nhiều chi phí khơng cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt, nợ quá hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để cơng nợ khó địi.
+Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.