Các hình thức chịu mặn của cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý học thực vật - Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên (Trang 164 - 165)

- Tối: A.oxalo Tốc độ

SINH LÝ CHỐNG CHỊU CỦA THỰC VẬT VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN BẤT LỢ

7.2.4.2. Các hình thức chịu mặn của cây.

Thực vật có thể tránh khỏi tác hại của mặn bằng cách loại muối hay cách ly muối. Tuỳ theo hình thức chịu mặn, có thể chia cây chịu mặn thành các nhóm cây chịu mặn:

- Cây chịu mặn thực sự. Đây là nhóm cây có khả năng chịu mặn cao nhất. Nhóm cây này có khả năng sống trong mơi trường có độ mặn cao đến 10% do áp suất thẩm thấu của dịch bào ở nhóm cây này có thể đạt 200-300 atm, cao gấp hàng chọc lần so với các nhóm cây bình thường khác.

- Cây thải muối. Là nhóm cây có khả năng tiết muối đã tích luỹ trong cơ thể ra ngồi qua khí khổng hay tuyến muối. Ở nhóm cây này muối từ mơi trường thấm vào cơ thể được tập trung vào các tuyến muối mà không phát tán đi các thành phần khác của cơ thể nên không gây độc cho cơ thể. Sau khi tích một lượng muối nhất định, muối sẽ được tiết ra ngồi qua tuyến muối hay khí khổng.

- Cây cách ly muối. Ở nhóm cây này trên lá, thân rất nhiều lông. Các lông này làm thành lớp cách ly cơ thể với muối trong mơi trường. Muối được tích luỹ trên các lơng phủ dày trên lá, trên thân nên muối không tiếp xúc với cơ thể, không thấm vào được thể nên khơng gây độc cho cơ thể. Nhóm cây này có thể sống trong mơi trường có độ muối cao.

- Cây khơng thấm muối. Đây là nhóm cây có màng nguyên sinh chất với khả năng chọn lọc rất cao nên không cho các loại muối độc thấm vào tế bào. Nhóm cây này có thể sống trong mơi trường độ mặn vừa.

Các nhóm cây chịu mặn trên tùy mức độ, điều kiện mà có thể thích nghi với các mức độ mặn khác nhau. Phản ứng chung đặc trưng của nhóm cây chịu mặn là tăng nồng độ dịch bào, giảm tính thấm của màng nguyên sinh chất với muối, tăng hàm lượng albumin và globilin để tăng khả năng giải độc của tế bào. Các quá trình tổng hợp xảy ra mạnh, nhất là tổng hợp các axit hữu cơ, protein, axit nucleic ... để tăng cường tạo ra các yếu tố giải độc cho tế bào.

Một đặc điểm thích nghi đặc trưng của nhóm cây chịu mặn là thay đổi hình thái giải phẫu cơ thể theo chiều hướng thích nghi với mơi trường mặn như hầu hết cây chịu mặn đều có rễ bành (rễ phụ) to, có nhiều rễ hơ hấp, lá dày mọng nước.

Hiện tượng sinh con của một số cây chịu mặn là đặc điểm rất đặc biệt của nhóm cây này. Nhờ sự sinh con mà bảo đảm sự phát tán mạnh nhằm duy trì được nịi giống trong điều kiện sống không thuận lợi

Một phần của tài liệu Giáo trình Sinh lý học thực vật - Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)