CHƯƠNG 3 :THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Kế hoạch
Khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:
a) Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm.
- Việc thực nghiệm được tiến hành trên hai trường THPT Vạn Xuân Hà Nội và trường THPT Đan Phượng Hà Nội .
- Chúng tôi lựa chọn lớp TN và lớp ĐC là những lớp tương đương về sĩ số, tương đương về chất lượng học tập (thông qua kết quả bài kiểm tra 45 phút số 1 học kì 2)
Tên trường Đối tượng Lớp Sĩ số GV dạy THPT
Vạn Xuân
TN 11a1 48
Vương Thế Thành ĐC 11a4 47
Đan Phượng ĐC 11a9 47
b.Công cụ đánh giá
- Đánh giá kiến thức thông qua bài kiểm tra.
- Đánh giá năng lực của HS thông qua bảng kiểm quan sát và phiếu điều tra phỏng vấn học sinh.
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm vào học kì II của năm học 2013 - 2014. Ở các lớp đối chứng GV vẫn dạy bình thường. Ở lớp thực nghiệm, GV tiến hành dạy theo thiết kế phát triển năng lực (giáo án minh họa ở phụ lục 8).
Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi cho HS hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra viết 45 phút (Đề kiểm tra ở phụ lục số 7), sử dụng các bảng kiểm quan sát các năng lực PH & GQVĐ ( phụ lục số 3 ), tính tốn hóa học( phụ lục số 5), sử dụng ngơn ngữ hóa học ( phụ lục số 4 ), để đánh giá năng lực của học sinh.
- Nội dung kiểm tra: Kiến thức chương dẫn xuất halogen, ancol, phenol . - Hình thức kiểm tra: Tự luận và trắc nghiệm.
Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm.
Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 3 nhóm:
+ Nhóm khá - giỏi đạt các điểm: 7, 8, 9, 10. + Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu, kém đạt các điểm: < 5.
Áp dụng lí thuyết thống kê tốn học; Phần mềm excel để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.