ỨC CHẾ CÁC ENZYME GÂY TỔN THƯƠNG SỤN KHÁNG KHUẨN

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng chữa bệnh bằng trái cây (Trang 56 - 58)

- KHÁNG KHUẨN

N

ước ép lựu chứa hợp chất giúp tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt và hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng tính đàn hồi cho động mạch. Theo y học cổ truyền Ayurveda, mọi phần của cây đều được dùng làm thuốc. Ở phương Tây, hạt và nước ép lựu được xem là có tính kháng vi-rút và kháng khuẩn.

Hạt

Dầu hạt lựu chứa hợp chất hóa học isoflavone tương tự như trong đậu nành.

Vỏ

Vỏ quả lựu được dùng để pha trà hoặc làm nước súc miệng. Các nghiên cứu cho thấy vỏ quả lựu chứa các hợp chất kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư.

CÔNG DỤNG

SỨC KHỎE NAM GIỚI

Uống 1 ly nước ép lựu mỗi ngày giúp giảm hàm lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) ở nam giới – hàm lượng kháng nguyên càng cao thì nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt càng cao.

BẢO VỆ TIM MẠCH

Hợp chất polyphenol có trong lựu giúp tăng tính đàn hồi cho động mạch, giảm huyết áp, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ. Lựu cũng giúp ngăn chặn sự oxy hóa các cholesterol “xấu” (LDL), hình thành các mảng bám trên thành động mạch.

SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP

Hoạt chất chống oxy hóa flavonol giúp giảm hoạt tính của các protein gây ra chứng sưng viêm, như viêm khớp. Dịch chiết lựu (tương đương 1 ly nước ép lựu) có thể ức chế q trình sản sinh enzyme gây tổn thương sụn.

Nước ép lựu có đặc tính kháng vi-rút. Dịch chiết từ lựu có thể ngăn ngừa hiệu quả các mảng bám trên răng.

HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT

ĂN CẢ HẠT

Lựu là nguồn thực phẩm giàu chất xơ; hạt lựu chứa chất béo khơng bão hịa, isoflavone và các dưỡng chất vi lượng khác.

MẬT LỰU

Cô đặc như si-rô, chứa tất cả các dưỡng chất có trong quả lựu.

CHẾ BIẾN

DÙNG THAY GIẤM

Mật quả lựu có thể thay thế cho giấm thơm balsamic – dùng để trộn rau, ướp hoặc phết lên bề mặt thực phẩm.

SALAD “SIÊU” THỰC PHẨM

Chuẩn bị món rau trộn gồm: hạt lựu, lê, thơm, cam, lá bạc hà xắt nhỏ và rau diếp; rưới nước sốt (dùng mật ong làm chất tạo ngọt), trộn đều, rồi thưởng thức.

ThơmPineapple

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng chữa bệnh bằng trái cây (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)