Phát triển sự hứng thú để phát triển vốn từ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 34 - 35)

Nhờ tính hấp dẫn của đồ dùng trực quan như màu sắc, hình dáng, tính chính xác của các hình thức thơng tin chứa đựng trong các đồ dùng trực quan tạo cho trẻ cảm giác hưng phấn, thẩm mỹ. Các đồ dùng trực quan cịn tạo khả năng tích cực hóa hoạt động nhận thức của trẻ thơng qua việc tổ chức hoạt động thực hành cho tồn bộ trẻ trong nhóm, trong lớp. Nhờ vậy mà trẻ rất thích trực quan, những gì liên quan đến đồ dùng đồ chơi đều khiến trẻ cảm thấy thích thú, đều cuốn hút trẻ. Trong q trình phát triển vốn từ và trực tiếp xem những phương tiện trực quan, trẻ dễ bị cuốn hút bởi các hình ảnh sinh động và sẽ ghi nhớ những từ ngữ về đối tượng một cách tự nhiên và đơn giản hơn. Chẳng hạn như việc cô giáo kể lại một câu chuyện bằng tranh minh họa sẽ khiến trẻ cảm thấy vơ cùng thích thú, trẻ dễ hình dung được bối cảnh và các nhân vật trong truyện, chăm chú, thích thú nghe cơ kể chuyện. Một điều dễ thấy khi cho trẻ làm quen các tác phẩm thơ, truyện khơng có đồ dùng trực quan sẽ rất dễ làm cho trẻ không tập trung vào câu chuyện, trẻ có thể nghe nhưng khơng cố gắng nhớ tên nhân vật và nội dung thơ, truyện. chỉ cần thông qua những cử chỉ, nét mặt, hành động của cô lúc kể (vẻ mặt ngây ngô của cô bé quàng khăn đỏ lúc hỏi chó Sói, là thái độ biết lỗi khi biết mình sai hay đó là giọng nói ồm ồm đầy tham lam, xảo quyệt của con Sói – truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” cũng giúp trẻ chú ý vào câu chuyện một cách say sưa. Vì vậy, địi hỏi cần có nhiều đầu tư cho đồ dùng trực quan và luôn cải tiến nhiều cái mới, không chỉ dừng lại ở những bức tranh đơn giản mà cịn sử dụng những mơ hình, tranh di động, khung quay phim, sân khấu rối, …để từ sự hứng thú mà vốn từ cung cấp cho trở nên hiệu quả hơn nhiều. Đồ dùng trực quan có khả năng hấp dẫn trẻ bằng việc trình bày một cách sinh động, chính xác nội dung, những kiến thức cần trang bị cho trẻ. Thông qua các phương tiện trực quan, trẻ dễ dàng tiếp nhận cuộc sống, dễ dàng cảm thụ được giá trị của nghệ thuật, góp phần hướng trẻ đến cảm xúc thẩm mĩ, trẻ nhận thức cái đẹp, có nhu cầu tạo ra cái đẹp trong cuộc sống, làm phong phú thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm … mà tất cả những điều đó đưa vào trong trẻ thơng qua vốn từ mà trẻ học được.

Thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào việc phát triển vốn từ góp phần tổ chức, điều khiển hoạt động nhận biết của trẻ: để thực hiện nhiệm vụ dạy học, người giáo viên phải xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên và trẻ, chuẩn bị các tiết học và hoạt động khác cho trẻ. Đồ dùng trực quan là công cụ để hướng dẫn phương pháp tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ nói chung và hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng. Trong q trình tổ chức hoạt động cho trẻ, các đồ dùng trực quan giúp giáo viên trình bày nội dung học tập mới và tổ chức các hoạt dộng cho trẻ thao tác với nó. Mỗi đồ dùng trực quan thực hiện được chức năng riêng nhằm giúp trẻ tích lũy vốn từ và phản ánh nó qua các biểu tượng, hành động, hình thành kĩ năng và kĩ xảo. lời nói của giáo viên, của trẻ và ngơn ngữ nghệ thuật có khả năng hình thành những biểu tượng mang tính khái quát, những khái niệm trừu tượng ở trẻ. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin thẩm mĩ với tư cách là một phương tiện dạy học, nó hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển vốn từ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w