Phối hợpvới phụ huynh trong việc tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng trực quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 45 - 48)

dùng trực quan

Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả, giáo viên cần phải phối hợp với phụ huynh, phổ biến cho phụ huynh biết về kế hoạch triển khai làm đồ dùng để dạy trẻ trong các hoạt động làm quen như thế nào. Ngoài tổ chức cho trẻ làm đồ dùng trên lớp học thì việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng trực quan tại nhà thông qua việc phối hợp với phụ huynh là điều hết sức quan trọng và có vai trị to lớn đối với sự phát triển của trẻ.

Trong khi lập kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện nội dung. Giáo viên cần trò chuyện, phổ biến với phụ huynh về việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng trực quan tại nhà nhằm ứng dụng vào hoạt động học và chơi của trẻ vừa rèn các kĩ năng cơ bản cho trẻ Ở nhà, phụ huynh

hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi đa dạng, phong phú để tạo hứng thú cho trẻ về hoạt động làm đồ dùng tạo cho trẻ được trải nghiệm cách làm đồ dùng đồ chơi ở mọi lúc mọi nơi để khi đến lớp trẻ không thấy ngỡ ngàng. Phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kĩ năng làm đồ chơi như kĩ năng quan sát, lắp ghép khéo léo… Đó là điều kiện thuận lợi để trẻ dễ dàng làm nên các sản phẩm trực quan phục vụ cho hoạt động học của mình.

Tùy theo khả năng khác nhau của mỗi trẻ có hồn thành yêu cầu của đồ dùng trực quan ngay tại lớp hay không mà giáo viên cho phép trẻ mang đồ dùng đang làm dở ở lớp và khuyến khích trẻ hồn thiện ở nhà, đồng thời trao đổi với phụ huynh về cơng việc đó để họ hỗ trợ trẻ. Giáo viên trao đổi với phụ huynh một cách rõ ràng về yêu cầu, mục đích, cách tiến hành như thế nào để phụ huynh hiểu để hướng dẫn và khuyến khích trẻ tiếp tục hồn thiện ở nhà. Cơ trò chuyện với phụ huynh để phụ huynh luôn dành những lời động viên, lời khen cho trẻ khi trẻ làm được một thao tác nào đó, mặc dù rất đơn giản thơi nhưng nó có ý nghĩ hết sức to lớn, khích lệ trẻ phấn đấu hơn

Để tạo sự hứng thú, tươi vui, giáo viên cho trẻ trưng bày các đồ dùng mà trẻ đã làm ra. Một mặt để khuyến khích trẻ, giúp trẻ cảm thấy yêu thích cơng việc mình làm, cảm thấy cơng việc mình làm là có ích và được mọi người cơng nhân, từ đó tăng dần ý chí của trẻ ở những hoạt động tiếp theo. Mặt khác, phụ huynh có cơ hội được xem sản phẩm của con mình, điều đó khiến phụ huynh rất tự hào về con và hứng thú với vệc tham gia phối hợp với giáo viên trong các hoạt động cho trẻ tự làm đồ dùng ở trường, lớp, ở nhà.

Chính vì vậy,trong buổi họp phụ huynh đầu năm và những lúc tiếp xúc với các phụ huynh, cô giáo ở lớp cần thường xuyên tuyên truyền để các bậc phụ huynh nắm được về ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc thực hiện dạy trẻ tự làm đồ dùng trực quan ứng dụng vào việc phát triển vốn từ để cùng phối hợp với nhà trường chăm lo ni dạy con em mình tốt hơn. Đồng thời vận động phụ huynh, và các trẻ sưu tầm, ủng hộ cho lớp các đồ dùng nguyên vật liệu dễ kiếm như: các loại vỏ hộp ( các hộp sữa, hộp dầu gội đầu, hộp bánh kẹo), các loại hột hạt (hạt gấc, hạt bưởi, hạt na ). Vì từ những nguyên vật liệu đó bằng bàn tay khéo léo của cơ giáo hay dưới sự hướng dẫn của cô cho trẻ làm mà các trẻ có thể có ngay một ông vua đội vương miện, một

chàng thổ dân ngộ nghĩnh hoặc một bà hoàng hậu với bộ xiêm y lộng lẫy từ những chiếc lông chim trắng muốt ghép thành. Hay chỉ từ những vỏ bao diêm nhỏ, và thêm vài que tăm cắm vào hai bên sườn là những chú cua bị xinh xắn xuất hiện trước những đơi mắt nhỏ đang trịn lên vì ngạc nhiên và thích thú.

Giáo viên cần phải chú ý trao đổi với phụ huynh về việc hướng dẫn, lơi cuốn trẻ cùng tham gia vào q trình thực hiện làm đồ dùng nhằm giúp trẻ bộc lộ tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp trẻ biết trân trọng những sản phẩm do con người làm ra, qua đó giáo dục tình cảm u lao động. Phụ huynh khơng nên đặt ra trước loại sản phẩm, bắt trẻ làm theo một cách thụ động mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn màu sắc, hướng dẫn thao tác, cách làm đồ chơi… Sau đó phụ huynh mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện với từng loại đồ dùng sao cho phù hợp với đặc đim, khả năng của con em mình. Cha mẹ cần thật sự tin vào khả năng của trẻ trong việc tự làm đồ dùng trực quan (không nên sợ trẻ làm hỏng, xấu mà làm thay trẻ quá nhiều). Trao đổi liên hệ với cha mẹ trẻ để giúp họ hiểu biết về tác dụng và tầm quan trọng của hoạt động này với con em họ. trao đổi và động viên với phụ huynh nên chọn mua những quyển truyện tranh, thơ phù hợp với lứa tuổi trẻ vầ dành nhiều thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, trò chuyện với trẻ về các nhân vật, hình ảnh trong các tác phẩm để khơi gợi ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, phát triển tư duy trẻ. Phụ huynh hiểu được vai trò to lớn của hoạt động này và tham gia cùng với cơ giáo một cách tích cực, chủ động hơn. Từ đó tận dụng sự hỗ trợ trực tiếp nguồn nguyên liệu, phụ liệu do phụ huynh giúp đỡ tạo môi trường hoạt động cho trẻ. Giáo viên cũng trao đổi với phụ huynh về công tác nhận xét, đánh giá kết quả trẻ đạt được theo hướng tích cực. trẻ nhỏ rất thích việc mình làm được cơng nhận, đặc biệt là được khen. Nắm được đặc điểm này, phụ huynh cần và nên biết khen trẻ đúng lúc, kịp thời để động viên, tạo động lực cho trẻ tiếp tục phát huy. Việc trẻ tự làm được các đồ dùng trực quan mà cô giáo huwosng dẫn sẽ giúp trẻ rèn các kĩ ăng cơ bản, trẻ có thể tự làm ra được những đồ chơi phục vụ hco hoạt động chơi của mình về sau. Hơn thế nữa, việc mua quá nhiều đò dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Tại sao lại khơng? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy u q và

hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết u q sức lao động ngay khi cịn bé. Cần chủ động tổ chức hoạt động liên kết với phụ huynh của lớp bằng những yêu cầu cụ thể về nguyên liệu, về đồ dùng cần sử dụng cho phù hợp với tác phẩm. Ngoài ra, giáo viên nên trao đổi rút kinh nghiệm với ban phụ huynh của lớp nhằm tạo nên chất lượng của hoạt động này. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để tạo môi trường cho trẻ tự làm đồ dùng trực quan hiệu quả mà tự nhiên nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w