II. NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819)
3. Quan hệ với Chân Lạp, Ai Lao và các nước Đơng Na mÁ
Đối với Chân Lạp, mùa thu năm 1807, Chân Lạp cho sứ sang cầu phong. Gia Long phong vua Chân Lạp là Nặc Chân làm Cao Miên quốc vương và định lệ cho Chân Lạp 3 năm cống một lần. Mấy năm sau, Chân Lạp cĩ biến, nội bộ hồng tộc tranh giành ngơi vua, quốc vương Chân Lạp Nặc Chân phải chạy sang Việt Nam. Năm 1813 Gia Long cho tổng trấn Gia Định - Lê Văn Duyệt đem 13.000 quân đưa Nặc Chân về Chân Lạp, tiếp tục giữ ngơi vua.
Thấy của cải của triều đình Chân Lạp khơng cĩ gì Gia Long tặng vua Nặc Chân 3.500 lạng bạc, 5.000 quan tiền và 1 vạn hộc thĩc. Gia Long cịn cho quân giúp Chân Lạp đắp hai thành lớn.
Tháng bảy năm Quý Dậu (1813), hai thành ở Chân Lạp đắp xong, vua Chân Lạp cho đem tặng Gia Long 88 thớt voi. Biết triều đình Chân Lạp cịn túng thiếu, Gia Long khơng nhận biếu mà nhận mua 88 con voi theo thời giá bấy giờ. Thời giá mua bán voi khi ấy là: Voi cao 6 thước trở lên là hạng nhất, giá 50 lạng bạc .
Voi cao 5 thước 3 tấc là hạng nhì, giá 40 lạng bạc. Voi cao 4 thước 4 tấc trở lên là hạng ba, giá 30 lạng bạc.
Đối với nước láng giềng Ai Lao, Gia Long cĩ thơng hiếu. Sứ ta và sứ Ai Lao thường qua lại, khơng cĩ vấn đề gì giữa hai nước.
Đối với các nước khác ở Đơng Nam Á, nước ta thời Gia Long, khơng cĩ quan hệ ngoại giao cấp nhà nước, nhưng nhân dân các nước trong khu vực thường qua lại buơn bán với nhau.
4. Quan hệ với người phương Tây
Giữa năm 1803, nước Anh cho sứ tới thơng hiếu, đưa quà tặng và xin cho mở cửa hiệu buơn bán ở núi Trà Sơn, cảng Đà Nẵng. Gia Long khơng đồng ý và khơng nhận quà tặng. Một năm sau, tức giữa năm 1804, chính phủ Anh lại cho sứ đưa thư và đưa quà tặng, xin mở hiệu buơn ở Đà Nẵng. Gia Long vẫn khơng chấp nhận.
Do chính sách bế quan của Gia Long như vậy nên trong thời Gia Long, việc buơn bán với người phương Tây bị hạn chế.
Năm 1817, Gia Long cho một số quan lại nghiên cứu đo vẽ bản đồ vùng ven biển nước ta cùng với 143 cửa biển từ Quảng Yên vào Hà Tiên. Giữa năm cĩ thuyền buơn của người phương Tây tới Đà Nẵng, họ nhân dịp này tặng triều đình Gia Long bản đồ đảo Hồng Sa của ta do họ vẽ. Gia Long tặng họ 20 lạng bạc.
Cuối năm 1817, một tàu của Pháp tới Đà Nẵng xin vào kính dâng tặng phẩm, Gia Long khơng nhận, khơng để họ lên kinh đơ Huế mà vẫn để các quan ở Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp đãi họ.
Gia Long cịn truyền lệnh: nếu tàu Pháp kéo cờ và bắn 21 phát súng chào mừng thì trên đài Điện Hải của ta cũng bắn 21 phát súng đáp lại. Nhưng từ đấy về sau, tàu các nước khác đến, dù họ bắn súng chào nhiều thế nào, ta cũng chỉ bắn ba phát súng làm hiệu đáp, khơng bắn hơn.
Giữa năm 1818, Gia Long chuẩn y cho các thương nhân nước ngồi, từ Ma Cao và các nước phương Tây đến buơn ở Gia Định được nộp thuế cảng và thuế hàng hĩa bằng bạc ngoại quốc, hoặc bằng nửa bạc nửa tiền, hoặc tồn bằng tiền đều được cả.
Thuế thuyền nước ngồi đến buơn bán, từ năm 1818, định ngạch ở hai nơi, Thuận An, Đà Nẵng và Gia Định khác nhau.
Tới buơn ở Thuận An, Đà Nẵng, thuyền chiều ngang từ 25 đến 14 thước, mỗi thước đánh thuế 96 quan. Thuyền chiều ngang từ 13 đến 7 thước, mỗi thước đánh thuế 60 quan. Tới buơn ở Gia Định, thuyền chiều ngang từ 25 thước đến 14 thước, mỗi thước đánh thuế 160 quan. Thuyền chiều ngang từ 13 thước đến 7 thước, mỗi thước đánh thuế 100 quan. Ngồi những thuế trên, thuyền buơn nước ngồi cịn phải nộp tiền cho ba thứ lễ, là lễ dâng vua, lễ dâng hồng thái hậu (mẹ vua) và lễ dâng hồng thái tử (con trưởng của vua), thêm một lễ thứ tư nữa là lễ cho quan cai tàu. Riêng tiền lễ cai tàu mỗi năm cũng thu được 8 - 9 nghìn quan.
Cịn thuyền buơn của dân ta từ Quảng Bình trở vào đi buơn ở Hạ Châu (Xanh-ga-po), phần nhiều là thuyền nhỏ, từ giữa năm 1818, đánh thuế như sau: thuyền chiều ngang 9 thước, đánh thuế mỗi thước 20 quan, thuyền chiều ngang 10 thước trở lên, mỗi thước đánh thuế 30 quan.
Ở thời Gia Long, tuy đã là hai thập kỷ đầu thế kỷ XIX, quan hệ ngoại giao của nước ta vẫn cịn bĩ hẹp, quan hệ ngoại thương cũng rất hạn chế. Chưa cĩ ngoại thương song phương. Chỉ cĩ người nước ngồi đến buơn bán ở ta là chính. Nhà nước và nhân dân ta chưa làm ngoại thương.