quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Đổi mới hình thức hoạt động VHQC là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội hiện nay. Bởi vì, nếu hình thức phù hợp với nội dung và mục đích hoạt động VHQC thì sẽ lơi cuốn được mọi đối tượng tham gia, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác VHQC. Ngược lại, hình thức hoạt động VHQC khơng phù hợp, nghèo nàn, lạc hậu thì hiệu quả hoạt động VHQC sẽ không cao. Những năm qua, mặc dù các chủ thể đã quan tâm vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức hoạt động VHQC ở đơn vị QLHV, nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động VHQC vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Một số hình thức cịn dập khn máy móc, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, chưa thu hút được đông đảo cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ tham gia... Trong tình hình mới, đổi mới hình thức hoạt động VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội cần tập trung vào một số hình thức cơ bản sau:
Một là, đổi mới hoạt động văn nghệ quần chúng
Để đổi mới hoạt động văn nghệ quần chúng ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội hiệu quả, cần đề cao trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, bảo đảm cho hoạt động văn nghệ quần chúng ln giữ đúng tơn chỉ mục đích, phản ánh trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt, học tập, rèn luyện của học viên; khắc phục chạy
theo thị hiếu tầm thường, thiếu tính chiến đấu, tính nghệ thuật và tính thực tiễn, hoặc coi văn nghệ quần chúng chỉ là hoạt động “bề nổi”.
Đổi mới nội dung hoạt động văn nghệ quần chúng phải phản ánh, tuyên truyền kết quả học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của cán bộ, học viên; gương người tốt, việc tốt. Bên cạnh đó, phải bám sát các chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi đất nước, công cuộc đổi mới, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc; hướng vào xây dựng văn hóa nhà trường, văn hóa ứng xử thầy - trị, ca ngợi tri thức khoa học. Hoạt động văn nghệ quần chúng phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị QLHV, đi sâu vào từng hoạt động của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ, qua đó làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tạo động lực để họ hăng say học tập, cơng tác, rèn luyện.
Cán bộ chủ trì, nhất là chính trị viên đơn vị QLHV cần phát huy vai trò trong quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm duyệt chặt chẽ các chương trình văn nghệ, bảo đảm định hướng chính trị, khơng có sai sót về quan điểm, đường lối, nhưng vẫn phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mọi quân nhân. Nắm chắc thế mạnh từng cá nhân trong phong trào văn nghệ quần chúng của đơn vị để đưa ra chỉ đạo phù hợp, đúng, trúng, dễ thực hiện; tránh trường hợp khi thực hiện phụ thuộc vào đơn vị kết nghĩa, hoặc xảy ra tình trạng thuê diễn viên, thuê ca sĩ để lấy thành tích trong hội thi, liên hoan văn nghệ. Làm tốt việc tạo nguồn, xây dựng lực lượng hạt nhân văn nghệ quần chúng để phát triển phong trào trong đơn vị. Bồi dưỡng cho học viên phương pháp xây dựng, đạo diễn chương trình văn nghệ quần chúng và chương trình giao lưu văn nghệ ở cấp phân đội.
Đổi mới xây dựng phong trào cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ tham gia sinh hoạt, sáng tác, biểu diễn, hưởng thụ nghệ thuật quần chúng. Sử dụng hài hịa các loại hình, thể loại, các hình thức âm nhạc, múa, sân khấu, ca hát phù hợp với nội dung và khả năng biểu diễn của bộ đội. Để xây dựng phong trào phải phát huy vốn văn nghệ ở mỗi đơn vị, đồng thời phổ biến kịp thời những ca khúc, điệu múa mới... Đổi mới các hoạt động vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, văn nghệ hàng tuần trở nên bổ ích, giúp cán bộ, học viên đấu tranh, loại
bỏ ảnh hưởng của sản phẩm văn hóa độc hại. Chú trọng đổi mới hoạt động hội diễn và liên hoan văn nghệ quần chúng, tăng tỷ lệ phần trăm các tiết mục sáng tác tự biên, phản ánh nhiệm vụ mới của lực lượng vũ trang, của các HV,TSQ; tổ chức liên hoan chặt chẽ từ cấp đại đội, tiểu đoàn (hệ) đến cấp nhà trường.
Hai là, đổi mới tổ chức cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ nghe đài, xem truyền hình, xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp theo quy định
Hiện nay, đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội duy trì cho cán bộ, học viên xem chương trình thời sự 19h trên VTV1 và nghe chương trình truyền thanh qn đội trên đài tiếng nói Việt Nam vào 21h hàng ngày, xem chương trình truyền hình QĐND vào 20h30 chủ nhật hàng tuần và nghe chương trình truyền thanh nội bộ của đơn vị, xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, hoạt động chiếu phim, băng hình theo quy định và các chương trình theo kế hoạch của cấp trên. Để đổi mới, nâng cao chất lượng hình thức này, đội ngũ chính trị viên ở đơn vị QLHV cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức duy trì nền nếp chế độ theo quy định. Đổi mới, nâng cao chất lượng các buổi truyền thanh nội bộ; kịp thời kiện toàn tổ truyền thanh ở cấp hệ, tiểu đoàn QLHV do một cán bộ chính trị hệ, tiểu đồn trực tiếp làm tổ trưởng, chính trị viên đại đội làm tổ viên và một số cán bộ, học viên có khả năng viết tin bài tốt. Căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ và tình hình đơn vị, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV cần tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, khai thác phim, clip về lịch sử đấu tranh giữ nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc hoặc có thể phối hợp với các cơ quan văn hóa ngồi quân đội trao đổi, thuê phim, tổ chức cho đơn vị xem phim vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, bảo đảm kiểm duyệt chặt chẽ, nội dung phù hợp với nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ; cần làm tốt việc định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động của họ, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu vào nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Sau mỗi lần xem biểu diễn nghệ thuật, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV cần dành thời gian hướng dẫn cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ nhận thức đúng nội dung, đúng chủ đề tư tưởng, đúng giá trị nghệ thuật của các chương trình,
các tác phẩm theo đúng quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ. Căn cứ tình hình thực tiễn đơn vị, có thể tổ chức cho học viên thảo luận về nội dung, tư tưởng của tác phẩm, rút ra những cái hay, cái đẹp cần học tập và những vấn đề cần phê phán. Khắc phục hiện tượng xem biểu diễn nghệ thuật theo kế hoạch của trên, xem cho xong lần, khơng có sự quan tâm định hướng, hướng dẫn của chỉ huy các cấp về giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các chương trình, tác phẩm, nên hiệu quả giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ không cao.
Ba là, đổi mới hoạt động đọc sách, báo.
Để đổi mới hoạt động thư viện, đọc sách, báo ở đơn vị QLHV các HV,TSQ cần tập trung: Tăng cường nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, người chỉ huy và mọi cán bộ, học viên về vai trị, tính cấp thiết của phát triển văn hóa đọc ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, ban hành ngày 15/3/2017; Thơng tư số 138/2020/TT-BQP, ngày 10/11/2020 của Bộ Quốc phòng.
Các HV,TSQ cần quan tâm đầu tư, hiện đại hóa hệ thống thư viện. Chú trọng xây dựng mơ hình thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện điện tử, lấy bạn đọc làm trung tâm, phục vụ tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất, tạo ra một mơi trường học tập, nghiên cứu tích cực, sáng tạo cho học viên. Xây dựng cơ sở dữ liệu số, các bộ sưu tập số phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đầu tư xây dựng các phòng đọc sách chất lượng cao có kết nối hệ thống internet, mở cửa kể cả thứ bảy và chủ nhật để phục vụ học viên đọc và tra cứu thông tin. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ nhân viên thư viện. Quan tâm bảo đảm đầy đủ hệ thống sách, báo, tạp chí cho đơn vị QLHV theo quy định.
Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị QLHV, chính trị viên các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền đẩy mạnh phong trào văn hóa đọc trong đơn vị. Xây dựng kế hoạch đọc sách chung của đơn vị và kế hoạch đọc sách của từng cán bộ, học
viên hàng tuần và có thu hoạch về cuốn sách đã đọc. Chú trọng làm tốt cơng tác định hướng chính trị, giới thiệu kỹ năng “đọc sách hay và chọn sách quý”, bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp đọc, ghi chép, tóm tắt nội dung. Phối hợp với giảng viên các khoa hướng dẫn người học cách khai thác tài liệu nghiên cứu bắt buộc và tài liệu tham khảo để họ biết lựa chọn nội dung cần đọc, biết tiếp thu các nội dung đã đọc. Thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, nêu gương, nhân rộng các mơ hình tiêu biểu trong việc đẩy mạnh phong trào đọc sách.
Đồng thời, quan tâm đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động đọc sách, báo của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ. Tuyên truyền và tổ chức tốt Ngày sách Việt Nam (21/4), Ngày sách và bản quyền thế giới (23/4), Ngày Thơ Việt Nam; xây dựng các câu lạc bộ Sách và tủ sách lớp học. Định kỳ, theo tháng, quý, học kỳ có thể tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm đọc sách, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích. Hàng năm, đơn vị QLHV có thể tổ chức các hội thi tìm hiểu sách, phát động phong trào tặng sách, tổ chức tuần lễ văn hóa đọc. Thơng qua các hoạt động này nhằm tôn vinh giá trị của sách; khẳng định vị trí, vai trị của sách trong đời sống xã hội; khơi dậy lòng yêu sách, ý thức tự học của mỗi học viên trong các HV,TSQ quân đội. Bên cạnh đó, phát huy vai trị của một số cán bộ, học viên có năng lực trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tham gia các hoạt động góp ý phê bình văn, thơ do các đơn vị trong và ngồi quân đội tổ chức.
Bốn là, đổi mới hoạt động câu lạc bộ, phịng Hồ Chí Minh
Đổi mới hoạt động câu lạc bộ: Căn cứ vào đối tượng, đặc điểm đơn vị,
nhu cầu hoạt động văn hóa của cán bộ, học viên, cấp ủy, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV quan tâm tổ chức các câu lạc bộ theo sở trường, tâm lý tuổi trẻ và tận dụng ưu thế của đơn vị, khuyến khích, phát huy sức sáng tạo của họ. Đồng thời, chính trị viên các cấp trực tiếp chỉ đạo xây dựng quy chế sinh hoạt, hoạt động của các câu lạc bộ, lựa chọn hạt nhân, phân công người phụ trách, bảo đảm điều kiện cho sinh hoạt của các câu lạc bộ, nhất là tận dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ. Các câu lạc bộ điển hình, tiêu biểu ở đơn vị QLHV cần được nhân rộng và duy trì hiệu quả như: Câu lạc bộ Lý luận trẻ, câu lạc bộ học viên giỏi, câu
lạc bộ tư vấn tâm lý, pháp lý, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, câu lạc bộ dân ca, câu lạc bộ Thư pháp, câu lạc bộ Thơ, câu lạc bộ Võ thuật, câu lạc bộ gym... và mơ hình “Giờ học kiểu mẫu”, “Tuần học thanh niên tự quản”, “Chi đoàn viết báo”, “Chi đồn khơng khói thuốc”, “Đơi bạn cùng tiến”... Đặc biệt với ưu thế trong mơi trường giáo dục, đào tạo, học viên có kiến thức tương đối đồng đều, “Câu lạc bộ Lý luận trẻ” ở đơn vị QLHV một số HV,TSQ quân đội thời gian qua đã góp phần giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội, rèn luyện kiến thức, năng lực, kỹ năng sử dụng máy tính, cơng nghệ thơng tin, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng lý luận của Đảng trong xu hướng phát triển của mạng xã hội hiện nay.
Đặc thù của các câu lạc bộ là tập hợp cán bộ, học viên có cùng xu hướng, sở thích tham gia hoạt động, cho nên phải phát huy vai trị của đồn thanh niên trong xung kích vào hoạt động của các câu lạc bộ. Đa dạng hóa các hoạt động, các loại hình vui chơi, giải trí, giáo dục, học tập lành mạnh, sáng tạo, đổi mới. Định hướng hoạt động của các câu lạc bộ nhằm vừa tạo sân chơi, vừa tạo môi trường để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng sống cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ xây dựng khối đoàn kết, tạo động lực để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Đổi mới hoạt động phịng Hồ Chí Minh: Hiện nay, ở mỗi HV,TSQ qn
đội có trên dưới 10 phịng Hồ Chí Minh, được quan tâm đầu tư, xây dựng cơ bản, tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động phịng Hồ Chí Minh ở đơn vị QLHV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa phát huy hết vai trị, cơng năng của thiết chế văn hóa này.
Để đổi mới hoạt động phịng Hồ Chí Minh, cần tăng cường hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp đối với hoạt động phòng Hồ Chí Minh. Gắn hoạt động phịng Hồ Chí Minh hướng vào nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của đơn vị; mỗi hoạt động phịng Hồ Chí Minh phải thực sự trở thành bài học thực tiễn sinh động, phải căn cơ, bài bản, làm mẫu
cho học viên học tập. Quan tâm đầu tư mua mới, bổ sung làm phong phú nguồn tài liệu, cơ sở vật hoạt động phịng Hồ Chí Minh. Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì đơn vị QLHV chú trọng, khai thác, phát huy tiềm năng, sức mạnh của thiết chế văn hóa phịng Hồ Chí Minh, bảo đảm chất lượng hoạt động, đúng chức năng, nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quyền tự do sáng tạo của tổ, đội cơng tác phịng Hồ Chí Minh và cán bộ, học viên đơn vị. Xây dựng hệ thống phương pháp hoạt động sáng tạo, hiệu quả cho các tổ, nhóm nghiệp vụ. Tìm tịi, đổi mới, đa dạng hóa các biện pháp, hình thức hoạt động văn hóa phịng Hồ Chí Minh cho các đối tượng như: Diễn đàn, tọa đàm, sinh nhật đồng đội, liên hoan văn nghệ, làm báo tường, báo ảnh, tổ chức tìm hiểu nội dung xuất xứ ảnh trong phịng Hồ Chí Minh, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa; hoạt động tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng Hồ Chí Minh giữa các đơn vị QLHV trong và ngồi nhà trường. Tăng cường tổ chức các hội thi giới thiệu tổ chức và hoạt động phịng Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động phịng Hồ Chí Minh cho học viên.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiện toàn các tổ (đội) cơng tác phịng Hồ Chí Minh theo đúng quy chế của TCCT. Về số lượng tổ công tác ở các hệ, tiểu đoàn QLHV gồm 5 - 7 thành viên, mỗi thành viên trong tổ phụ trách một nhóm nhiệm vụ: nhóm thơng tin, tun truyền, cổ động, nhóm sách báo, nhóm văn nghệ, nhóm giáo dục truyền thống, nhóm mơi trường văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. Mỗi nhóm lựa chọn từ 2 đến 5 thành viên là những hạt nhân nòng cốt để duy trì, tổ chức các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm. Các tổ (đội) hoạt động phịng Hồ Chí Minh đặt dưới