Kết quả sau khi chuẩn hóa thủy văn

Một phần của tài liệu 2019_K60_QLDD_Bui Van Suc (Trang 44)

3. Chuẩn hóa hệ thống giao thơng

Hệ thống giao thơng bao gồm đường bộ và các cơng trình giao thơng có liên quan

Theo TT 27/2018/BTNMT hệ thống giao thơng có các thuộc tính sau: Đường liên xã:

+ Level: 17 + Màu: 0

+ Linestyle: DgLxa

Đường huyện nửa theo tỷ lệ: + Level: 16

+ Màu: 0

+ Linestyle: DgH

Để tiến hành chuẩn hóa các đối tượng dạng tuyến giao thông cũng tương tự như việc chuẩn hóa các đối tượng thủy văn và ranh giới thửa đất

Hình 4.13: Kết quả chuẩn hóa đƣờng giao thơng

4. Chuẩn hóa đường địa giới hành chính

Trên bản đồ phải thể hiện rõ ranh giới giữa các xã với nhau, để có thể nắm bắt một cách tổng quát vị trí địa lý, từ đó đưa ra những phương hướng mục tiêu phát triển cho toàn xã. Theo TT 27/2018/BTNMT địa giới hành chính có các thuộc tính sau:

- Đường địa giới xã xác định + Level: 04

+ Màu: 0

+ Linestyle: RgXxd

- Đường địa giới huyện xác định + Level: 03

+ Màu: 0

+ Linestyle: RgHxd

Hình 4.14: Kết quả chuẩn hóa đƣờng địa giới xã xác định 4.5.3. Biên tập bản đồ khoanh vẽ

Sau khi đã tiến hành chuẩn hóa các đối tượng trên bản đồ ta tiến hành biên tập bản đồ khoanh vẽ từ đó để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

a. Kiểm tra và sửa lỗi

- Kiểm tra sửa lỗi

Sau khi có được file bản đồ chuẩn hóa các đối tượng, ta hiến hành kiểm tra và sửa lỗi bằng Famis.

Khởi động phần mềm Famis :

Hình 4.15: Hộp thoại Famis

- Sửa lỗi bằng MRFClean:

MRFClean là một trong những phần mềm có thể kiểm tra và sửa lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trị các điểm cuối tự do bằng kí hiệu do người dùng đặt, xóa bỏ những đường trùng nhau và tách 1 thành 2 đường tại các điểm giao nhau.

Ta tiến hành kiểm tra và sửa lỗi tự động bằng MRFClean. Để sửa lỗi bằng MRFclean ta thực hiện như sau: Vào đường dẫn Cơ sở dữ liệu bản đồ\ Tạo Topology\ Tự động tìm,sửa lỗi (CLEAN) sau đó tiến hành sửa lỗi như hình 4.16.

Hình 4.16: Giao diện phần mềm MRF Clean

Sau đó chọn Tolerances xuất hiện hộp thoại MRF Clean: Thực hiện thiết lập thông số sửa lỗi cho các level tham gia đóng vùng.

Hình 4.17: Hộp thoại MRF Clean

- Sửa lỗi bằng MRFFlag

Một trong những phần mềm được thiết kế tương tự với MRFClean là MRFFlag, dùng để tự động hiển thị lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFClean đã đánh dấu trước đó mà MRFClean khơng tự sửa được.

+ Trường hợp 1: Nếu bản đồ khơng lỗi thì tại vị trí Edit Status báo: No flags

+ Trường hợp 2: Nếu có lỗi (chưa khép vùng, bắt quá, bắt chưa tới,…)

ta sử dụng công cụ của Microstation để sửa lỗi cho đến khi báo No flags!!! Sau khi sửa lỗi xong được như hình 4.18

Hình 4.18: Kết quả sửa lỗi bằng MRF Flag

b. Tạo Topology

Sau khi sửa hết tất cả các lỗi của lớp ranh giới loại đất hiện trạng ta tiến hành tạo Topology cho lớp đó. Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của Famis nhằm thực hiện tạo Topology cho các đối tượng bản đồ được lựa chọn thường là các đối tượng vùng như thửa đất. Việc tạo Topology cho phép người sử dụng dễ dàng hơn trong việc quản lý chi tiết tới từng khoanh đất hiện trạng.

Hình 4.19: Hộp thoại Tạo vùng

c. Vẽ nhãn thửa

hình 4.20.

Hình 4.20: Vẽ nhãn thửa

Khi đó xuất hiện hộp thoại như hình 4.21:

Hình 4.21: Lựa chọn vẽ nhãn thửa Thiết lập các thông số: Thiết lập các thông số: + Trường: số thửa + Màu + Level + Kích thước chữ + Tỷ lệ BĐ Sau đó chọn Vẽ nhãn

Hình 4.22: Kết quả tạo nhãn

Như vậy sau các bước biên tập ở trên, bản đồ khoanh đất đã có đủ 4 đối tượng theo TT27/2018/BTNMT đó là : số thứ tự khoanh đất, diện tích khoanh đất, mã loại đất, mã loại đối tượng sử dụng đất

Hình 4.23: Kết quả tạo nhãn bản đồ khoanh đất

d. Tách nhãn bản đồ

Các nhãn thửa đang có sự liên kết giữa số hiệu, diện tích và mục đích sử dụng đất nên chúng ta phải tách nó ra để lấy mục đích sử dụng và đưa mỗi đối tượng về một level riêng để quản lý. Nhằm xây dựng nhãn bản đồ hiện trạng. Bằng cách sử dụng công cụ của hộp thoại Select By Attributes như hình 4.24

Hình 4.24: Hộp thoại Select By Attribute

Kết quả tách nhãn bản đồ HTSDĐ được thể hiện qua hình 4.25.

Hình 4.25: Kết quả tách nhãn bản đồ HTSDĐ 4.6. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 4.6. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

4.6.1. Đổ màu hiện trạng và vẽ khung

- Load bảng màu theo đúng quy định Thông tư 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ HTSDĐ

+ Trên thanh công cụ

+ Vào File chọn Open xuất hiện hộp thoại Open Color Table như hình 4.26.

Hình 4.26: Hộp thoại Open Color Table

Chọn file, sau đó được kết quả bảng màu như hình 4.27.

Hình 4.27: Kết quả bảng màu chuẩn

Load FrameHT tương ứng như load Famis. Mở file Frameht.ma và thiết lập về tỷ lệ, tên xã, bao fence, level tạo vùng, … như hình 4.28.

Hình 4.28: Thông số để tạo bản đồ HTSDĐ

- Đổ màu hiện trạng thiết lập các thông số: + Level bao

+ Nhãn: 33 + Vùng: 30

Sau đó chọn Tạo vùng hiện trạng

- Vẽ khung bản đồ hiện trạng

Sau khi trải màu xong ta tiến hành vẽ khung bản đồ. Thiết lập các thông số: + Khung bản đồ : Xã

+ Tỷ lệ bản đồ : 1/5000 + Tên xã : Xã Cấn Hữu + Huyện Quốc Oai + Thành phố: Hà Nội

+ Nguồn tài liệu: UBND xã Cấn Hữu + Đơn vị xây dựng: Bùi Văn Sức

Sau đó bao fence tồn bộ bản đồ và bấm vào fence để xác định tọa độ. Sau đó bấm vẽ khung.

Hình 4.29: Kết quả đổ màu và tạo khung

Theo TT 27/2018/ TT-BTNMT thì khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilơmét, với kích thước ơ vng lưới kilômét là 10cm x 10cm;

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilơmét, với kích thước ơ vng lưới kilơmét là 8cm x 8cm;

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được bàn giao ở dạng số, dạng giấy cùng với báo cáo thuyết minh kèm theo.

4.6.2. Biên tập các yếu tố kinh tế - xã hội và ghi chú

Chính là biểu thị các điểm địa vật độc lập quan trọng , có tính định hướng và các cơng trình kinh tế, văn hóa – xã hội.

Đối với các yếu tố nội dung này ta chỉ việc tìm các khoanh đất chứa các điểm địa vật độc lập quan trọng, có tính hướng này như: chùa , bưu điện, trạm y tế,… Sau đó thêm các cell tương ứng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vào các khoanh đất đó.

Để lấy đối tượng cell ta Attach ta từ thư viện có sẵn theo đường dẫn: C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\CELL

Hình 4.30: Hộp thoại Cell Library

ẽ xuất hiện hộp thoại Cell Library. Trong hộp thoại này tại mục Name ta chọn mã loại đất cần triển lên khoanh đất. Khi đó trong mục Display sẽ hiển thị hình dáng của cell đó.

Tiếp theo bấm chọn Placement rồi chọn công cụ Place Active Cell nhập vào khoanh đất là xong.

Lưu ý : Trường hợp một số thửa đất chứa các điểm địa vật quan trọng nhưng trong q trình tìm kiếm khơng thấy thì sẽ bổ sung sau khi in bản đồ nền và đối sốt thực địa.

Hình 4.31: Hình ảnh triển một số địa vật lên bản đồ

Ghi chú tên xóm bản, thơn, ấp ,làng:

Để người đọc hiểu hơn về bản đồ thì việc ghi chú là vơ cùng quan trọng. Để thực hiện ghi chú ta cũng sử dụng bảng phân lớp đối tượng đã được thiết lập để thực hiện như hình 4.32.

Hình 4.32: Ghi chú tên xóm bản ấp làng 4.6.3. Tạo đƣờng bao quanh ranh giới thửa đất 4.6.3. Tạo đƣờng bao quanh ranh giới thửa đất

Để tạo tính thẩm mỹ cho bản đồ, ta dùng công cụ coppy song song Move Parallel copy đường bao một khoảng cách phù hợp và cuối cùng sử dụng công cụ Create Region để đổ màu viền 209.

Hình 4.33: Kết quả tạo đƣờng bao 4.6.4. Hoàn thiện bản đồ hiện trạng

a. Tạo cơ cấu

Biểu đồ cơ cấu thể hiện diện tích và cơ cấu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. Sau khi tạo khung cần đổ màu theo đúng quy định của bản đồ HTSDĐ.

Hình 4.34: Kết quả tạo cơ cấu sử dụng đất

b. Tạo chú giải

Mục đích tạo bảng chú giải để thể hiện sự khác nhau của các loại đất trên bản đồ hiện trạng và để cho người xem thuận tiện trong việc nắm bắt được thông tin về một loại đất nào đó trên bản đồ. Kết quả như hình 4.35.

Hình 4.35: Bảng chú dẫn c. Tạo sơ đồ vị trí và hƣớng chỉ Bắc c. Tạo sơ đồ vị trí và hƣớng chỉ Bắc

- Sơ đồ vị trí là sơ đồ thể hiện hình dáng của xã trong sơ đồ huyện, phải đảm bảo được yêu cầu sự tương quan giữa hình dáng của địa bàn nghiên cứu với các xã khác trong huyện.Sơ đồ này được đặt bên trên góc trái bản đồ. Kết quả thể hiện như hình 4.36.

Hình 4.36: Sơ đồ vị trí xã Cấn Hữu

- Chỉ hướng Bắc thực chất là một cell dạng điểm, ta chỉ cần tiến hành chuyển cell này ra là được. Cell chỉ hướng Bắc thường đặt ở góc bên phải của khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Kết quả như hình 4.37.

Hình 4.37: Kết quả tạo hƣớng chỉ Bắc

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu bản đồ điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đáng giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, các ngành và địa phương. Nó có vai trị quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Kết quả của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Cấn Hữu giúp địa phương nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử dụng đất để có phương án quản lý, bố trí, phân bố quỹ đất đai hợp lý góp phần phát triển kinh tế và xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong địa bàn xã.

Quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thiện quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ từ BĐĐC số. Thành lập được bản đồ HTSSDĐ của xã Cấn Hữu từ bản đồ địa chính số, đảm bảo được đúng quy phạm.Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành đất đai để cho việc biên tập, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã phần nào cho thấy được khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các sản phẩm bản đồ mà độ chính xác là mục tiêu cao nhất.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Cấn Hữu, tơi có một số kiến nghị sau: - Nhà trường cần đầu tư thêm trang thiết bị đo đạc để sinh viên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn và biết cách sử dụng, đưa thêm các phần mềm chuyên nghành phục vụ cho quá trình thành lập bản đồ để khi ra trường khơng bỡ ngỡ, có thể làm được các cơng việc của ngành quản lý đất đai. Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên có thời gian thực tập tại địa phương nhiều hơn để từ đó sinh viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, củng cố kiến thức ở trường vững chắc hơn.

- Về phía địa phương cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ làm công tác quản lý đất đai để họ

có thể bắt kịp các phần mềm công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quản lý đất đai, từ đó áp dụng vào thực tiễn, công tác quản lý đất đai.

- Các cán bộ địa chính cần cập nhật thường xuyên các biến động về các thửa đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính.

3. Hồ Văn Hóa (2013), Bài giảng mơn kỹ thuật xây dựng bản đồ số, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

4. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

6. Phạm Thanh Quế (2010), Bài giảng môn Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

7. Phạm Thanh Quế ( 2012), Bài giảng thực hành môn Tin học ứng dụng trong quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

8. Lại Văn Quý (2016), Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

9. Tổng cục địa chính (2001),Thơng tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

Một phần của tài liệu 2019_K60_QLDD_Bui Van Suc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)