Chức năng định hướng phát triển thương mại thông qua cơng cụ kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 33 - 34)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.2.1. Chức năng định hướng phát triển thương mại thông qua cơng cụ kế hoạch hóa

cơng cụ kế hoạch hóa

Kế hoạch hố thương mại là tồn bộ q trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển thương mại của quốc gia bao gồm phạm vi của cả nước, của từng địa phương, từng vùng và theo từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhà nước thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển thương mại để định hướng phát triển thương mại của đất nước trong từng thời kỳ, hướng dẫn hoạt động thương mại và đầu tư của các chủ thể tham gia thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Kế hoạch hóa thương mại giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn chiến lược, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển.

Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận thơng tin từ các cơng cụ kế hoạch hố như: các chiến lược và dự báo phát triển kinh tế, thương mại và thị trường; các quy hoạch mạng lưới thương mại, hệ thống thị trường, hệ thống thương nhân và kênh phân phối; các chương trình, dự án phát triển hạ tầng thương mại, phát triển dịch vụ xúc tiến hỗ trợ thương mại và cạnh tranh; các kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển thương mại trong từng thời kỳ,... Đó là những định hướng cơ bản và quan trọng, là những thông tin cần thiết cho việc hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh và tổ chức các hoạt động đầu tư, trao đổi thương mại hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, cơng tác kế hoạch hóa thương mại ở nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực đáp ứng u cầu phát triển thương mại theo

34

kinh tế thị trường và hội nhập. Thể hiện ở chỗ, nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều cơng cụ quản lý mang tính định hướng như:

- Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. - Đề án phát triển thương mại trong nước.

- Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước và tập trung phát triển thương mại nông thôn.

- Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia.

- Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi tồn quốc.

- Các chương trình xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng năm. - Chương trình phát triển chợ biên giới.

- Chương trình người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, đưa hàng hóa về nơng thơn, miền núi,...

- Kế hoạch phát triển thương mại hàng năm.

- Và quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại của các địa phương. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại, cần phải đổi mới nhận thức về kế hoạch hoá, cải tiến nội dung, phương pháp và hồn thiện bộ máy kế hoạch hố thương mại, tăng cường các phương tiện kỹ thuật và nâng cao trình độ nguồn nhân lực làm cơng tác chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay. Nhà nước cung cấp thông tin về kế hoạch hóa, nhất là các thơng tin dự báo cho các doanh nghiệp phải đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và chính xác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)