Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 32 - 34)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

tiêu dùng tại Việt Nam

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 7 năm qua (từ năm 2012-2018), tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm.

Hình 1: Dư nợ và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng

Nguồn:Báo cáo dư nợ và tăng trưởng tín dụng của Fiin Group

Dư nợ tín dụng năm 2012 chỉ là 7,4 tỷ USD thì năm 2018 đã là 62,3 tỷ USD. Năm 2019 con số này là 1 triệu tỷ đồng (xấp xỉ 43,4 tỷ USD).

Tỉ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ khơng ngừng gia tăng từ năm 2016- 2018 như hình 2.

Hình 2: Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ

Nguồn:Báo cáo dư nợ và tăng trưởng tín dụng của Fiin Group

Tỷ trong tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ có xu hướng liên tục tăng. Cụ thể năm 2016, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng dư nợ chỉ đạt 12,3% thì đến năm 2018 là 19,7%. Năm 2019, con số này là 11,4%.

Ước tính, hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của các công ty tài chính tiêu dùng. Tham gia vào thị trường cho vay tiêu dùng gồm có hầu hết các ngân hàng thương mại, 6 công ty tài chính tiêu dùng và hầu hết là các công ty 100% vốn nước ngoài. So với hệ thống tín dụng của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng hiện chưa nhiều, bởi vì các cơng ty tài chính tiêu

Số 19 - Tháng 5/2021

33.

dùng đang tập trung khai thác phân khúc khách hàng nhỏ lẻ với những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, chưa tính đến sự tham gia của các định chế tài chính là các ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã cũng đã tham gia vào cho vay tiêu dùng thơng qua các chương trình, kế hoạch an sinh xã hội theo ủy thác của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Có thể khẳng định rằng, tín dụng cho vay tiêu dùng đã góp phần đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận tầng lớp Nhân dân với những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, hợp lý hóa quá trình ln chuyển hàng hóa trên thị trường, từng bước góp phần phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà quan trọng hơn là góp phần đẩy lùi được nạn “tín dụng đen” đang hoành hành.

Về định hướng thời gian tới, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, thí điểm cho vay tiêu dùng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. “Đây là hướng phát triển tiếp cho Ngân hàng Chính sách xã hội”, vị lãnh đạo trên nhấn mạnh.

Hộ nghèo và các đối tượng chính sách hầu hết mới chỉ tiếp cận tín dụng chính sách. Đến ngày 30/9/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 210.201 tỷ đồng, tăng 15.780 tỷ đồng so với năm 2018. Tổng dư nợ đến 30/9/2019 đạt 200.813 tỷ đồng, tăng 13.021 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cuối năm 2018, với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ

cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Dư nợ tín dụng chính sách tập trung chủ yếu ở các chương trình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, bao gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm (chiếm 73,6%). Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,74% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại trong phát triển tín dụng tiêu dùng như đã nêu, còn tồn tại bất cập trong loại hình này là lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn ở mức cao so với mức lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại do chi phí đầu vào của nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường cao hơn so với chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại do công ty tài chính không được phép huy động vốn từ dân cư; chi phí bù đắp rủi ro của khoản vay, lãi suất sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro, chính vì vậy, cho vay tiêu dùng tín chấp có rủi ro cao, nên lãi suất phải cao hơn so với cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại…

Tính đến cuối năm 2019, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nhận được 9.295 cuộc gọi đến, trong đó tổng đài viên trả lời, tư vấn 5.186 cuộc từ người tiêu dùng.

Trong 14 ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh thường xảy ra tranh chấp tiêu dùng,

Số 19 - Tháng 5/2021 34.

dịch vụ tín dụng tiêu dùng thuộc ngành tài chính - bảo hiểm - ngân hàng được người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại nhiều nhất, chiếm tới 21,8% tổng số cuộc gọi được ghi nhận, tư vấn. Các lĩnh vực tiếp theo nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại là hàng hoá tiêu dùng thường ngày, điện thoại, viễn thông, đồ điện tử gia dụng, dịch vụ vận tải, chăm sóc sức khoẻ…

Ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, vấn đề được người tiêu dùng phản ánh nhiều là việc thu nợ nhầm kèm đe đoạ, quấy rối. Cụ thể, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty thu

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)