CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM: 5.1 Kết luận:
Bài nghiên cứu này xem xét và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của 112 doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2011. Đầu tiên Tôi đưa ra thuyết về cấu trúc vốn và phỏng đoán về các tác động của những yếu tố tác động. Sau đó dựa vào bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn tại Việt Nam, tiến hành chạy mơ hình và đưa ra những yếu tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn và những yếu tố nào tác động thấp đối với cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi chạy mơ hình thì xem từng biến riêng lẻ tác động đến cấu trúc vốn như thế nào.
Cụ thể biến tốc độ tăng trưởng tác động đến đòn bẩy tổng nợ và đòn bẩy nợ ngắn hạn là rất thấp và mức ý nghĩa lớn hơn 10%. Mặc dù các giả thuyết và nhận định của chuyên gia nước ngoài về tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có tác động đến cấu trúc vốn nhiều nhưng đối với thị trường Việt Nam qua bài nghiên cứu này vẫn chưa thấy sự tác động nhiều.
Các biến độc lập cịn lại cho thấy vai trị của nó trong quyết định hoạt động của cấu trúc vốn là rất lớn và đặc biệt là lợi nhuận (ROE - ROA) tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn, các biến còn lại tuy khơng tác động mạnh đến cấu trúc vốn nhưng nó phần nào giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất và đem về lợi nhuận cao.
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy muốn cấu trúc vốn tốt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải dựa vào rất nhiều các yếu tố như: tài sản hữu hình, tính thanh khoản, quy mô, lợi nhuận, tăng trưởng. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp
niêm yết Việt Nam rất ít sử dụng nợ dài hạn cho nhu cầu vốn, chủ yếu là vay nợ ngắn hạn nhằm giải quyết các vấn đề thiếu vốn trước mắt mà khơng có thói quen hoạch định một cấu trúc vốn dài hạn cho mình. Đây cũng phản ảnh cơng tác quản trị tài chính ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu những dự án đầu tư mang tính chiến lược là nguyên nhân mà đa số các doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn dài hạn.
Kết quả cuộc nghiên cứu hầu như phù hợp với các nhận định của chuyên gia nước ngoài về cấu trúc vốn. Và lý thuyết trật tự phân hạng được áp dụng Việt Nam là khá nhiều.
5.2 Hạn chế của đề tài:
Số liệu được sử dụng trong cuộc nghiên cứu cịn hạn chế vì chỉ thu thập từ báo cáo tài chính chỉ có 112 doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam trong vịng năm năm từ 2007-2011, các yếu tố phân tích chỉ dừng lại ở các yếu tố mang cấp độ vi mô. Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, rủi ro tín dụng vẫn chưa được nghiên cứu trong đề tài.
Hoạt động đầu tư mở rộng với quy mô vốn lên tới hàng ngàn tỉ đồng chỉ tập trung ở doanh nghiệp nhà nước lớn. Đối với doanh nghiệp tư nhân rất khó để vay vốn ngân hàng trong giai đoạn mới thành lập, trong khi vốn tự có lại quá mỏng. Ở Việt Nam, mức độ minh bạch thông tin thấp và thiếu các tổ chức đánh giá tín nhiệm cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí vốn vay và hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Vì hạn chế trong dữ liệu nghiên cứu và chưa tiếp cận được với các báo cáo tài chính các doanh nghiệp nên mức độ chính xác các bảng báo cáo tài chính có thể chênh lệch so với thực tế từng doanh nghiệp vì thế kết quả nghiên cứu có thể chênh lệch so với thực tế thị trường Việt Nam.
5.3 Đề xuất giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh hơn và không ngừng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn của mình để phục vụ việc sản xuất kinh doanh giúp mới có thể tồn tại và
phát triển trong tình hình kinh tế hiện nay. Doanh nghiệp phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Vì vậy trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp khi kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nhân lực.
Để có một cấu trúc vốn hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và giúp giảm thiểu được chi phí đầu tư, làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, giảm được rủi ro lãi suất, lạm phát, làm tăng lòng tin của các chủ đầu tư đối với cổ phiếu doanh nghiệp từ đó mở rộng được quy mô nguồn vốn giúp doanh nghiệp có được nhiều vốn để đầu tư nhiều dự án cơng trình và tăng thêm thu nhập về cho doanh nghiệp.
Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải: thường xuyên quản lý chặt chẽ, theo dõi hoạt động của cấu trúc vốn, sử dụng nợ một cách hợp lý để tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo lòng tin đối với các khách hàng và các chủ đầu tư để mở rộng quy mô nguồn vốn. Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải đưa ra những báo cáo tài chính minh bạch giúp cho các nhà phân tích có cái nhìn đúng đắn và thực tế hơn.
Nâng cao vị thế tài chính trên thị trường: Một doanh nghiệp có vị thế tài chính tốt, được đánh giá tín nhiệm cao sẽ giúp doanh nghiệp giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ, tạo được mối quan hệ tốt với các chủ nợ hầu như trong mọi hoàn cảnh ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi. Xếp hạng tín nhiệm càng cao thì chi phí vay càng giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khốn an tồn hơn. Xếp hạng tín nhiệm giúp cho nguồn tài trợ linh hoạt hơn, doanh nghiệp phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng khốn phát hành một cách thích hợp. Với tất cả những lợi ích đó, doanh nghiệp cần phải duy trì một sự uy tín trong việc vay và trả nợ thị trường vốn, tạo các mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cho vay hay các định chế tài chính. Lúc này doanh nghiệp
khơng bị phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng mà có thể mở rộng kênh huy động ra cả trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp cần có chính sách chi trả cổ tức phù hợp với tình hình tài chính. Một chính sách cổ tức an tồn và ổn định sẽ góp phần giúp các giám đốc tài chính hướng duy trì cấu trúc vốn dễ dàng hơn. Bởi vì chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến các vấn đề về vốn và những đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tính chất an tồn giúp doanh nghiệp không phải chịu áp lực tài chính nặng nề ngay cả trong giai đoạn biến động thu nhập và sự ổn định góp phần củng cố niềm tin của cổ đơng về dòng thu nhập trong tương lai.
Các nhà đầu tư ở Việt Nam thông thường là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít có kiến thức đầu tư chuyên nghiệp. Khi một doanh nghiệp công bố tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, thì họ cho rằng đó là tín hiệu đi xuống của doanh nghiệp. Điều này vơ tình tạo ra một áp lực chi trả cổ tức cao, ngay cả trong trường hợp thua lỗ hay thiếu vốn đầu tư. Các doanh nghiệp nên xem xét việc xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp hơn dựa theo các cơ sở về dòng tiền tự do, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và đặc biệt là trong mối tương quan với cấu trúc vốn mục tiêu.
Sử dụng nợ vay phải lưu ý đến rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh được hiểu như là rủi ro biến động thu nhập của doanh nghiệp, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá cả hàng hóa, mức độ sử dụng địn bẩy hoạt động, tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ cung cấp, hay khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Tùy theo những đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp các giám đốc tài chính nên lựa chọn một sự cân đối hợp lý. Điển hình như doanh nghiệp khơng nên sử dụng quá nhiều nợ song song cùng với tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao hay một tỷ lệ nợ cao cũng không phải là một lựa chọn sáng suốt đối với ngành có rủi ro kinh doanh cao hay trong một giai đoạn nền kinh tế mà chỉ số giá có quá nhiều biến động.
Tiếp tục phát triển hồn thiện quy mơ thị trường vốn (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung) có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.
Mở rộng kênh huy động vốn cả trong và ngoài nước, từng bước phát triển ngang tầm với các thị trường vốn trong khu vực.
Phát triển quy mơ, nâng cao chất lượng và đa dạng hố các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn. Từng bước nới lỏng dần các thủ tục pháp lý doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với kênh huy động vốn tiềm năng để tạo nên một cấu trúc vốn tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tiếng Việt:
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bích Ngọc (2011), Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tai sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM – HOSE trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Nguyễn Trọng Hoài dựa theo M Daiel Wrestbrook (2003-2004), Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Eviews, chương trình giảng dạy Fulbright.
Nguyễn Viết Huấn (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Kinh Tế Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh:
Cools, Kees (1993), "Cấu trúc vốn lựa chọn, bài kiểm nghiệm dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết" Luận văn Tiến sỹ, Trlburg, Hà Lan.
Wiwattanakantang, Y., 1999. An empirical study on the determinants of the capital structure of Thai firms, Pacific-Basin Finance Journal 7,371-403.
De Angelo, H và RW Masulis (1980), "đòn bẩy tài chính, thuế, cổ tức của doanh nghiệp" Tạp chí Tài chính 35 (2): 453-64.
Delcoure, N. (2007), "Các yếu tố quyết định cấu trúc vốn trong nền kinh tế chuyển tiếp," Tạp chí Kinh tế và Tài chính, 16 (2): 400-415.
Tạp chí Kinh tế tài chính, 67 (2): 217-248 Các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của cơng nghiệp hóa chất Pakistan.
Harris, M và Raviv A (1990), "Cấu trúc vốn và vai trị của nợ", Tạp chí Tài chính, 45: 321-349.
Jensen, Michael C. và William H. Meckling (1976), "Lý thuyết của doanh nghiệp: Hành vi quản lý và cơ cấu sở hữu," Tạp chí Kinh tế tài chính, 3: 305-360.
Booth, L V. Aivazian, A.-Kunt Demirguc và V. Maksmivoc (2001), "cấu trúc vốn trong các nước đang phát triển" Tạp chí Tài chính 56: 87-130.
Modigliani, Fvà Miller, M.H. (1958), "Các chi phí của vốn, doanh nghiệp Tài chính và lý thuyết của đầu tư," The American Economic Review, 48 (3): 261- 297.
Modigliani, F. và Miller, M.H. (1963), "Thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí của vốn; Một Correction," The American Economic Review, 53 (3): 433-443.
Myers, S.và N. Majluf (1984), "doanh nghiệp tài chính và quyết định đầu tư khi doanh nghiệp đã đầu tư khơng có thơng tin" Tạp chí Kinh tế tài chính, 13: 187- 222.
Rajan, R. và Zingales, L (1995), "Chúng tơi làm gì biết về cấu trúc vốn thông qua một số chứng từ dữ liệu Quốc tế?" Tạp chí Tài chính, 50: 1421-1460.
Shah, Attavà Hijazi S. (2004), "Các yếu tố quyết định cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp niêm yết Pakistan" Phát triển Việt Nam Review.
Titman, Svà Tsyplakov, S. (2005), "Một mơ hình động cấu trúc vốn," SSRN Tài liệu Công tác.
R.Zeitum, G.G Tian, Capital structure and corporate performance: Evidence from Jordan, Autralasian Accouting Business and Finance Journal, Vol 1, Issue 4/2007.
D.Margaritis, M.Psillaki, Capital structure and firm efficiency, Journal of Business Finance and Accouting 34 (9) – 2007.
Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang, An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure, China- USA Business Review, Apr 2005.
Abe de Jong,Rezaul Kabir,Thuy Thu Nguyen (2008),Capital Structure Around the World: The roles of firm- and country-specific determinants, Journal of Banking & FinanceVolume 32, Issue 9, September 2008, Pages 1954-1969.
Jaffe, J. and Westerfield, R. (1984), ―Risk and Optimal Debt Level, Working Paper, University of Pennsylvani.