CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 Cơ sở lý thuyết:
2.2.3 Động cơ làm việc (Working motivation)
Khái niệm về động cơ được sử dụng để giải thích vì sao con người hành động và duy trì hành động của họ và giúp họ hồn thành cơng (Pintrich 2003). Động cơ giúp quá trình thiết lập và làm gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức (cognitive engagement) và điều này sẽ dẫn đến thành công cao chất lượng đối với việc tham gia của nhận thức, dẫn đến thành công (Blumenfeld và cộng sự, 2006).
Có rất nhiều lý thuyết mơ tả động cơ làm việc của người lao động, được chia làm bốn loại chính dựa trên: nhu cầu (need based), nhận thức (cognitive based), hành vi (behavioral) và công việc (job based).
- Lý thuyết dựa trên nhu cầu: tập trung đáp ứng hàng loạt nhu cầu của người lao động thông qua công việc của họ, từ nhu cầu sinh lý cơ bản đến nhu cầu ở mức độ cao hơn như nhu cầu sở hữu và tơn trọng. Có thể kể đến thuyết nhu cầu bậc thang của Maslow (1943) như một điển hình.
- Lý thuyết dựa trên nhận thức: Theo Thuyết mong đợi của Vroom, một nhân viên sẽ làm việc thông minh hơn và chăm chỉ hơn nếu anh ta tin rằng các nỗ lực thêm của mình sẽ dẫn đến phần thưởng có giá trị. Ngồi ra lý thuyết thiết lập mục tiêu của Locke và Latham (1990) có thể giúp người sử dụng lao động trong việc thiết kế các mục tiêu liên quan đến nhiệm vụ cho các nhân viên của họ.
- Lý thuyết hành vi: Cách tiếp cận của lý thuyết hành vi tại nơi làm việc được biết đến như là thay đổi hành vi tổ chức. Cách tiếp cận này được phát triển bởi BF Skinner để thúc đẩy hành vi nhân viên mà người sử dụng lao động nếu xét thấy có lợi và ngăn cản nếu thấy khơng có lợi. - Lý thuyết dựa trên công việc: Lý thuyết này cho rằng động lực trong cơng việc chính là bản thân cơng việc của người lao động. Nói chung, lý thuyết này nói rằng cơng việc có thể được thúc đẩy bởi thiết kế công việc. Đây là một cái nhìn đặc biệt hữu ích cho các tổ chức, bởi vì có thể áp dụng trong thực tế của một tổ chức. Cuối cùng, theo các lý thuyết dựa trên cơng việc, chìa khóa để tìm kiếm động lực thông qua công việc của một người là lấy được sự thỏa mãn công việc từ các nội dung cơng việc. Như vậy, có nhiều mơ hình về động cơ, tuy nhiên ba yếu tố tổng quát sau đây thường hiện diện trong hầu hết các mơ hình về động cơ. Yếu tố thứ nhất là kỳ vọng (expectancy component) dùng để biểu thị niềm tin về khả năng hay kỹ năng để hồn thành cơng việc của con người. Yếu tố thứ hai là giá trị (value component) dùng để thể hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích cơng việc. Thứ ba là cảm xúc (affective component) dùng để thể hiện cảm xúc của con người thông qua thông qua phản ứng mang tính cảm xúc về cơng việc (Pintrich 2003)
Trong nghiên cứu này của mình tác giả cũng xem xét động cơ làm việc của nhân viên dựa trên ba yếu tố nói trên.
Thiếu động lực ở nơi làm việc có thể dẫn đến năng suất thấp gây lãng phí thời gian và tiền bạc, và ngược lại. Các công ty không phải là những người duy nhất cảm nhận được điều này. Bản thân người lao động khơng có động lực làm việc thường trải việc suy giảm tự tin dẫn đến căng thẳng liên tục. Điều này sẽ tác động trực tiếp lên kết quả công việc.
Các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học đưa ra những cách khác nhau để động viên nhân viên để đạt được năng suất cao và sự thỏa mãn trong công việc. Môi trường làm việc và chất lượng sống trong cơng việc trở thành chìa khóa để tăng cường động cơ làm việc cho người lao động. Do đó,
Giả thuyết H4a: Có mối quan hệ dương giữa động cơ làm việc và nhu
cầu tồn tại.
Giả thuyết H4b: Có mối quan hệ dương giữa động cơ làm việc và nhu
cầu sở hữu
Giả thuyết H4c: Có mối quan hệ dương giữa động cơ làm việc và nhu
cầu kiến thức.