NHỮNG ĐO LƢỜNG CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

3.3. NHỮNG ĐO LƢỜNG CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI

Nghiên cứu của học viên giả định rằng mạng lưới xã hội đem lại những lợi ích cho những hộ gia đình tham gia các hội nhóm/tổ chức bằng việc nhận được và chia sẽ các thông tin về thị trường và các cơ hội ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội. Điều này bị ảnh hưởng bởi cấu trúc của các mạng lưới tổ chức và chức năng của chúng.

Học viên phân mạng lưới xã hội thành hai đo lường: mật độ mạng lưới và điểm tham dự. Mật độ mạng lưới đơn giản là số các tổ chức và những hộ gia đình đăng ký tham gia. Điểm tham gia được đo lường bằng phần trăm các buổi họp mà các thành viên trong gia đình tham dự. Từ hai đo lường này, học viên gộp lại thành đo lường theo chỉ số cộng và đo lường theo chỉ số nhân để tạo thêm hai chỉ số đo lường Vốn mạng lưới xã hội. Các chỉ số này được thay đổi giá trị nằm từ 0 tới 100. Những chỉ số này đã được phát triển bởi những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vốn xã hội như Narayan và Pritchett (1999) và Grootaert et al., (2002)

Vấn đề nội sinh của Vốn mạng lƣới xã hội

Có nhiều lý thuyết đã nhấn mạnh về vấn đề nội sinh của Vốn mạng lưới Xã hội (Hassan và Birugi, 2011; Dasgupta, 2003; Durlauf và Fafchamps, 2004; Narayan và Pritchett, 1997). Khi thiết mơ hình vốn mạng lưới xã hội, đặc biệt sử dụng dữ liệu khảo sát thường gặp vấn đề nội sinh. Tham gia các tổ chức gây ra việc hao phí thời gian và mất đi thu nhập từ các công việc đã được dự tính trước. Hội viên đơi lúc cũng được u cầu đóng góp vào tổ chứng các loại phí tham gia theo dạng tiền mặt hoặc hiện vật. Hơn thế nữa, nó có thể biến mối quan hệ nhân quả giữa lợi ích thu được và vốn mạng lưới xã hội thành mối quan hệ hai chiều. Hộ gia đình bán được giá cao hơn có khả năng để tham gia các tổ chức hơn vì họ có thể trả các loại phí và đáp ứng được những cam kết khác.

Nó cũng có thể do một số đặc điểm không quan sát được của cá nhân mà tương quan với Vốn Mạng lưới Xã hội. Một số cá nhân có được một số đặc điểm nội tại mà giúp họ có mối quan hệ xã hội rộng hơn và do đó phù hợp hơn với hoạt động của các tổ chức. Lý lịch hộ gia đình, năng lực trí tuệ, năng lực lãnh đạo và tính cách là một trong những ví dụ cho một phần các đặc điểm không quan sát được.

Một thách thức của Vốn Mạng lưới xã hội là vấn đề tự lựa chọn. Cơ bản là do những cá nhân được tự do chọn lựa tham gia vào các tổ chức/hội nhóm. Những người chọn tham gia vào cùng một tổ chức hội nhóm có thể có cùng một đặt điểm và lợi ích thu được cũng như những quyết định tham gia vào tổ chức của họ không phải là ngẫu nhiên. Nếu những quyết định tham gia vào mạng lưới tương quan với biến giải thích hoặc kể cả biến phụ thuộc, như vậy khơng thể nói rằng các biến giải thích khơng tương quan với phần sai số.

Những biến ngoại sinh tiềm năng khơng được đưa vào mơ hình của học viên lựa chọn. Những biến này bao gồm: thu nhập ngồi nơng trại, thu nhập từ cho vay, sở hữu đất, giáo dục, tiếp cận những khóa đào tạo và dịch vụ mở rộng và số lượng cà phê đã bán. Vấn đề nằm ở chỗ nếu những biến đã bỏ ra tương quan với một hoặc cả hai đo lường của vốn mạng lượng xã hội hoặc các biến giải thích khác trong mơ hình, thì học viên sẽ kết thúc việc đối mặt với biến bị thiếu chệch trong ước lượng của học viên. Do đó sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất đơn giản trong các trường hợp trên có thể dẫn tới các ước lượng khơng thống nhất và bị chệch.

Học viên vì vậy sử dụng phương pháp biến cơng cụ trong việc ước lượng các thông số. Dựa trên các nghiên cứu trước đây của Narayan và Pritchett (1997), Grootaert et al. , (2002) và nghiên cứu của Mawejje và Holden (2014) thì các biến Số người trưởng thành trong gia đình và thời gian tham gia vào các tổ chức là nhưng biến công cụ tốt cho Vốn Mạng lưới xã hội.

1. Số lượng người trưởng thành trong gia đình đã được (trên 18 tuổi) và sự tham gia vào các tổ chức có tỷ lệ thuận với nhau (Adong et al. (2013)). Như vậy, số lượng người trưởng thành trong gia đình càng cao thì vốn xã

2. Thời gian tham gia vào một tổ chức: Thông qua việc tương tác theo thời gian với các thành viên khác trong nhóm, Vốn Mạng lưới Xã hội sẽ được tích lũy càng nhiều theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)