CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tí h tương quan
Sau khi thực hiện phân tích thống kê mơ tả, tác giả tiến hành phân tích mối liên hệ giữa các biến định lượng thông qua ma trận tương quan. Để mô tả độ tương quan giữa hai biến, ta cần phải ước lượng hệ số tương quan. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Ma trận tương quan
DIVID BIND CEOD BSIZE SIZE LEV SGRT FV
DIVID 1.0000 BIND 0.2993 1.0000 CEOD -0.1845 -0.2376 1.0000 BSIZE 0.0194 0.0017 -0.0309 1.0000 SIZE 0.0034 -0.0291 -0.0149 0.2453 1.0000 LEV -0.1087 -0.1713 0.0856 -0.1219 0.3734 1.0000 SGRT 0.2412 0.0109 -0.0323 0.0122 -0.0218 0.0055 1.0000 FV -0.0603 0.0554 -0.1194 0.1184 0.4966 -0.0434 0.0106 1.0000
Nguồn: Kết quả truy xuất từ STATA dựa trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 300 quan sát của 100 công ty trong giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.2 cung cấp thông tin về mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong phân tích hồi quy đa biến. Bảng ma trận tương quan thể hiện hệ số tương quan giữa các biến (dòng 1), hệ số này dao động trong
khoảng từ -1 đến 1. Giá trị P_value (dòng 2) thể hiện mức ý nghĩa thống kê của các hệ số tương quan, nếu giá trị P_value nhỏ hơn 5% cho thấy hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Dựa vào bảng 4.2 bảng ma trận tương quan ta thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập như sau:
- Ta thấy rằng hệ số tương quan giữa hai biến DIVID và BIND (+0.2993) là dương cho thấy 2 biến này có tương quan thuận với nhau. Điều này có nghĩa tính độc lập của HĐQT càng cao thì sẽ dẫn đến khả năng chi trả cổ tức lớn hơn. Điều này là hồn tồn hợp lý vì thành viên HĐQT độc lập là những người bảo vệ cho
quyền và lợi ích của cổ đơng do đó họ thường thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư và quyết định chia cổ tức là biện pháp an tồn và hữu ích nhất cho cổ đông của họ.
- Hệ số tương quan giữa biến DIVID và biến CEOD (-0.1845) là âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa 2 biến này. Nghĩa là xác suất xảy ra trường hợp chủ tịch HĐQT và CEO cùng là một người càng cao thì khả năng chi trả cổ tức càng thấp. Điều này có thể giải thích do chủ tịch HĐQT và CEO là người đứng đầu công ty, với nhiệm vụ tối cao là làm tăng giá trị công ty và quyết định khơng chi trả cổ tức để có nguồn lực thực hiện được mục tiêu đó là biện pháp họ thường áp dụng.
- Hệ số tương quan giữa DIVID và BSIZE (0.0194), SIZE (0.0034) là dương cho thấy mối tương quan thuận giữa các biến này. Nghĩa là quy mô HĐQT và quy mơ cơng ty càng lớn thì khả năng chi trả cổ tức càng tăng. Những cơng ty có quy mơ và số lượng thành viên HĐQT lớn thường là những công ty hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao vì vậy các cơng ty này thường dành một tỷ lệ nhất định lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức cho các cổ đông.
- Tương tự, hệ số tương quan giữa DIVID và LEV (-0.1087), FV (-0.0603) là âm cho thấy mối tương quan nghịch giữa các biến này. Nghĩa là cơng ty có địn bẩy tài chính càng cao và tính khơng ổn định của lợi nhuận càng lớn thì khả năng chi trả cổ tức càng giảm. Những cơng ty có tỷ lệ vay nợ cao và biến động trong thu nhập rịng trước thuế lớn thường là những cơng ty đang gặp phải những khó khăn nhất định về tài chính và kết quả kinh doanh thiếu sự ổn định do đó các cơng ty này thường có xu hướng ít chia cổ tức.
Ngược lại, DIVID có mối tương quan thuận với SGRT (+0.2412). Nghĩa là doanh thu càng tăng thì khả năng chi trả cổ tức càng cao. Các cơng ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, doanh thu hàng năm tăng trưởng và có lợi nhuận cao thường có khuynh hướng trích một tỷ lệ nhất định lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông.