Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên bán hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mơ tả bằng mơ hình 3.1:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Nghiên cứu định tính Thảo luận tay đôi (n=10)

Khảo sát thử (n=10)

Khảo sát chính thức (n=250)

Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu Thang đo

Bảng câu hỏi

Sửa chữa và hoàn thiện bảng câu hỏi

Thu thập số liệu

Kiểm định các giả thuyết Hoàn thành mục tiêu

Giải thích quy trình:

Vấn đề nghiên cứu được xác định bằng dữ liệu thứ cấp và các thông tin thực tiễn. Sau đó tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, viết cơ sở lý thuyết và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Lập đề cương phỏng vấn tay đôi, phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến từ 10 chuyên gia để tìm thêm thơng tin cho bài nghiên cứu. Tiến hành lập bảng câu hỏi, sau đó điều tra trực tiếp 10 nhân viên bán hàng để kiểm tra tính hợp lý và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp. Sau khi đã hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành nghiên cứu đại trà với cỡ mẫu là 250 nhân viên bán hàng để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu. Với những dữ liệu thu thập được tiến hành làm sạch, mã hóa, phân tích và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính

Bảng 3.1 Các bước và phương pháp nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính

Phỏng vấn trực tiếp n = 10

Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi Phỏng vấn thử n = 10

Điều chỉnh bảng câu hỏi

2 Chính thức Định lượng Điều tra qua bảng câu hỏi n = 250

Nghiên cứu sơ bộ (định tính) được thực hiện nhằm mục đích là lập và hoàn thiện bảng câu hỏi, được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến chuyên gia. Thông tin được thu thập bằng cách: tiến hành phỏng vấn một số người có chun mơn liên quan tới nhân viên bán hàng hoặc ngành hàng tiêu dùng nhanh. Bảng phỏng vấn chuyên sâu với những yếu tố được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và thông tin thực tiễn sẽ được sử dụng để tìm thêm những thơng tin xoay quanh đề tài nghiên cứu, khai thác thêm các biến của các yếu tố năng suất làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bán hàng. Đồng thời để xây dựng thang đo Sự hỗ trợ từ tổ chức tác giả cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu

với hai chuyên viên Nhân sự trong các công ty hàng tiêu dùng nhanh để lấy ý kiến. Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi sẽ tiến hành điều tra trực tiếp (n = 10) để kiểm tra tính hợp lý của bảng câu hỏi, điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Kết quả nghiên cứu định tính

Thông qua ý kiến của 10 chuyên gia. Mẫu nghiên cứu định tính được chọn thuận tiện, các đối tượng tham gia khảo sát thoả mãn các tiêu chí sau:

- Là người có chun mơn liên quan tới nhân viên bán hàng hoặc ngành hàng tiêu dùng nhanh.

- Chưa từng tham gia nghiên cứu định tính về các đề tài liên quan đến năng suất lao động của nhân viên bán hàng

Cuối cùng, thang đo yếu tố ảnh hưởng năng suất được điều chỉnh lại với 5 yếu tố và 20 biến quan sát. Ý kiến và thông tin cá nhân của 10 đáp viên được tổng hợp trong phụ lục 2.

3 đáp viên cuối cùng trong nghiên cứu định tính khơng có ý kiến gì bổ sung hoặc chỉnh sửa. Nghiên cứu định tính kết thúc với cỡ mẫu n = 10. Sau khi khảo sát định tính hồn thành, thang đo hoàn chỉnh được thể hiện trong phần 3.2. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được tiến hành khảo sát thử với n = 10 để kiểm tra tính hợp lý về ngơn ngữ. Kết quả cho thấy có một vài lỗi diễn đạt nhỏ gây khó khăn cho việc hiểu câu hỏi của nhân viên bán hàng đã được chỉnh sửa. Các biến quan sát ban đầu trong từng thành phần được thể hiện trong phụ lục 1. Bảng câu hỏi chính thức được trình bày chi tiết trong phụ lục 3.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu chính thức (định lượng): tiến hành khảo sát đại trà bằng bảng câu hỏi chính thức (n = 250). Các dữ liệu thu thập được sẽ được tiến hành làm sạch, mã hóa và tiến hành phân tích. Tiến trình xử lý số liệu gồm các bước sau:

- Đầu tiên, sử dụng Excel để thống kê mô tả các thành phần nhân khẩu học. - Thứ hai, dữ liệu được đưa vào phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm

đánh giá sơ bộ thang đo để xác định mức độ tương quan giữa các mục hỏi, làm cơ sở loại những biến quan sát của những thang đo không đạt yêu cầu.

- Thứ ba, dữ liệu được phân tích với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định tính đúng đắn của các biến quan sát được dùng để đo lường các thành phần trong thang đo. Kết quả phân tích EFA cho giá trị phân biệt để xác định tính phân biệt của các khái niệm nghiên cứu.

- Thứ tư, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất nhân viên bán hàng xác định các yếu tố cần tập trung đầu tư, tiếp tục duy trì, hạn chế đầu tư hay ưu tiên thấp.

- Thứ năm, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định sự tác động của các yếu tố đến năng suất lao động của nhân viên bán hàng

- Cuối cùng, một số ý kiến đóng góp của nhân viên bán hàng sẽ được tổng hợp, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện năng suất lao động của nhân viên bán hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên bán hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)