CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3.3 Các yếu tố tác động đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho
kinh tế, của NHTM và của khách hàng như: các doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn từ NHTM, NHTM khơng thể thay thế tồn bộ nguồn vốn từ tiền gửi (Bernanke and Blinder, 1988), NHTW có khả năng tác động đến cung tín dụng của ngân hàng thương mại (Nguyễn Phúc Cảnh, 2016).
2.3.3 Các yếu tố tác động đến truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay vay
Điều kiện kinh tế vĩ mô
Kênh truyền dẫn CSTT thông qua ngân hàng cho vay có sự khác biệt ở các quốc gia khác nhau vì sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, kênh cho vay sẽ mạnh hơn ở quốc gia nhỏ với thị trường tài chính phát triển thấp, nhưng kênh cho vay còn bị tác động bởi các đặc điểm kinh tế địa phương. Kênh cho vay cịn có thể bị tác động bởi độ mở của nền kinh tế, khủng hoảng, cấu trúc nền kinh tế và cả mức nợ công của một quốc gia.
Sự phát triển của thị trường vốn
Ở những quốc gia có thị trường vốn phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay thế các nguồn vay tín dụng ngân hàng bằng các hình thức huy động tài chính khác từ thị trường, do vậy sự thay đổi trong cung tín dụng sẽ ít tác động được đến tiêu dùng và đầu tư. Điều này hàm ý một thị trường vốn hiệu quả sẽ làm giảm đi hiệu lực của kênh cho vay. Ngược lại, nếu người đi vay có ít khả năng tiếp cận với thị trường vốn và quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng thì sự thay đổi trong CSTT sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng tín dụng của các các ngân, qua đó sẽ tác động đến đầu tư và ảnh hưởng đến tổng cầu.
Luật pháp trong ngành ngân hàng
Kênh cho vay bị tác động bởi các quy định của pháp luật trong ngành ngân hàng như các quy định về quản lý vốn chủ sở hữu, các quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… hay cơ chế giám sát của NHTW, đặc biệt các quy định về lãi suất và sự minh bạch trong chính sách vĩ mơ.
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả CSTT. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về tác động của cạnh tranh là thúc đẩy hay hạn chế hiệu quả của CSTT thông qua việc khuếch đại hay làm suy yếu truyền dẫn CSTT.
Các đặc tính ngân hàng và tăng trưởng tiền gửi
Kashyap và Stein (2000) sử dụng dữ liệu vi mô của các ngân hàng nhấn mạnh rằng các đặc tính ngân hàng (kích thước, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản) và tốc độ tăng trưởng tiền gửi có thể ảnh hưởng đến kênh cho vay.
- Quy mô của ngân hàng thương mại: các ngân hàng lớn có khả năng chi phối
thị trường tín dụng dễ tiếp cận thị trường và có nguồn vốn đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vốn vay khi đối mặt với chính sách tiền tệ thắt chặt.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản được đặc trưng bởi hệ số an toàn vốn cao, những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính hơn và với chi phí sử dụng vốn thấp hơn, do đó hạn chế được những ảnh hưởng của CSTT đến cung tín dụng. Các nghiên cứu của Alfaro et al.( 2003), Golodniuk (2006), Ahtik (2012) đều tìm thấy bằng chứng rằng những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao ít chịu tác động của CSTT hơn.
- Thanh khoản của ngân hàng thương mại. Kênh cho vay sẽ yếu hơn với
những ngân hàng có tính thanh khoản cao, họ sẽ dễ dàng bán ra các tài sản thanh khoản của mình để bảo vệ danh mục đầu tư trước những cú sốc của CSTT. Do vậy, tính thanh khoản được kỳ vọng là có ảnh hưởng âm tới hiệu quả của kênh tín dụng ngân hàng.
- Tiền gửi: khả năng huy động vốn của ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối
với hoạt động cho vay, do đó tác động của một cú sốc tiền tệ đến việc cung cấp các khoản vay ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi trong khả năng huy động vốn của ngân hàng (Bernanke, 1995)
Các yếu tố khác
- Rủi ro của ngân hàng thương mại. NHTM luôn quan tâm đến yếu tố rủi ro
trước khi ra quyết định phản ứng lại với thay đổi trong CSTT, do đó kênh cho vay cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro của chính ngân hàng. Một ngân hàng ít rủi ro sẽ ít phụ thuộc vào CSTT.
- Đặc điểm khách hàng của ngân hàng thương mại. NHTM với danh mục
khách hàng khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với CSTT, trong đó kênh cho vay sẽ mạnh hơn nếu khách hàng của NHTM chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay khách hàng của ngân hàng có nhiều rào cản tài chính, hay ngành của khách hàng có tính cạnh tranh cao hơn. Kênh cho vay cũng bị ảnh hưởng bởi hành vi của nhà quản lý doanh nghiệp và sẽ suy yếu nếu NHTM có quan hệ lâu dài với khách hàng của họ.
2.3 Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay.