CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan việc giải quyết các TTHC cho doanh nghiệp của tỉnh BRVT
4.1.2 Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC của tỉnh BRVT
Đề án triển khai mơ hình một cửa tập trung cấp tỉnh được xây dựng và đưa vào thực hiện từ tháng 4/2016. BPMC tập trung được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, do Văn phòng UBND tỉnh quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động. Chịu trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, luân chuyển, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ hành chính và nhận kết quả để chuyển trả cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm các Sở, ban, ngành.
Bộ phận TN& TKQ tập trung Doanh nghiệp Sở KH-ĐT (Đăng ký kinh doanh)
Sở TN-MT (Cấp GCN QSD đất) Sở LĐTBXH (Đăng ký SD lao động) Sở Xây dựng (Cấp GPXD …)
Về nhân sự: BPMC tập trung có Trưởng Bộ phận và 03 Phó Trưởng bộ phận (01 chuyên trách và 02 kiêm nhiệm) do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và 35 CCVC,NV của 02 Tổ chun mơn nghiệp vụ gồm:
Tổ hành chính, tổng hợp: thực hiện việc hướng dẫn chung về quy trình hoạt
động tại BPMC tập trung; khảo sát ý kiến của khách hàng đối với các DVHCC; thực hiện theo dõi, thống kê, duy trì hoạt động; hỗ trợ luân chuyển hồ sơ khi cần thiết;duy trì hệ thống CNTT; đảm bảo an ninh, hậu cần.
Tổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp; tiếp
nhận hồ sơ đầu vào; luân chuyển hồ sơ đến các Sở, ban, ngành giải quyết; nhận kết quả đã giải quyết hoặc hồ sơ chuyển trả do không đúng, không đủ thành phần, không đủ điều kiện giải quyết từ các Sở, ban, ngành để trả cho cá nhân, tổ chức. Thực hiện thu và nộp tất cả các loại phí, lệ phí liên quan theo quy định.Cơng chức của Tổ có u cầu tiêu chuẩn ngạch chuyên viên trở lên; được tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng vận hành hệ thống CNTT. Do các Sở, ban, ngành ra quyết định biệt phái đến làm việc theo thời hạn 01 năm.
Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả đối với trên 1500 loại TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành như sau:
Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ: DN nộp hồ sơ tại BPMC tập trung (trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến). Cơng chức kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết hoặc hồ sơ chưa đúng, chưa đủ thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức biết và thực hiện. Chuyển hồ sơ cho Bưu cục Bưu điện để luân chuyển hồ sơ về các Sở, ban ngành theo thời lượng 02 lượt/ngày hoặc chuyển ngay sau khi nhận đối với hồ sơ giải quyết trong ngày; đồng thời chuyển hồ sơ trên hệ thống phần mềm.
Bước 2- Giải quyết hồ sơ: đơn vị xử lý hồ sơ có trách nhiệm thẩm tra, thụ lý,
giải quyết hồ sơ theo quy định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho BPMC tập trung để trả cho doanh nghiệp. Đối với hồ sơ cần bổ sung thông tin; hồ sơ không đủ
điều kiện giải quyết; hồ sơ trễ hẹn thì các Sở, ban, ngành thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để doanh nghiệp được biết.
Bước 3- Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Các hồ sơ đã giải quyết xong sẽ do
BPMC tập trung trực tiếp hoặc chuyển cho Bưu điện trả cho doanh nghiệp theo yêu cầu và kết thúc quá trình xử lý hồ sơ.
Bảng 4. 1. Số lượng công chức tiếp dân
STT Lĩnh vực Số lượng Ghi
chú
1 Sở Giao thông - Vận tải 2
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2 Chi cục Khai thác và BVNLTS
3 Sở Y tế 2
4 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 1
5 Sở Tư pháp 1
6 Sở Ngoại vụ 0
7 Sở Công thương 2
8 Sở Kế hoạch và Đầu tư 2
9 Sở Tài nguyên và Môi trường 2
10 Ban Quản lý các Khu công nghiệp 1
11 Sở Xây dựng 2
12 Sở Tài chính 1
13 Sở Giáo dục và Đào tạo 1
14 Sở Văn hóa và thể thao 1
15 Sở Du lịch 1
16 Sở Khoa học và Công nghệ 0
17 Sở Thông tin-Truyền thông 0
18 Sở Nội vụ (Kể cả đơn vị trực thuộc) 2
19 Ban Dân tộc 0
20 Văn phòng UBND tỉnh 1
Tổng 24
Kết quả tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ: Số lượng các doanh nghiệp liên hệ đề nghị tư vấn hướng dẫn, nộp hồ sơ rất lớn, bình quân trên 300 lượt/ngày, chi tiết từ 01/01/2017 đến 30/12/2017 như sau:
Bảng 4. 2.Tổng hợp số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả năm 2017
Stt Đơn vị Số lượt liên hệ Số hồ sơ
(ĐVT: HS) Ghi chú 1 Sở TTTT 614 302 2 Ban Dân tộc 41 20 3 Sở VHTT 1,212 488 4 Ban QLCKCN 2,054 1,024 5 Sở Ngoại vụ 74 36 6 Sở LĐTBXH 2,467 1,231 7 Sở KHĐT 15,100 5,200 8 VP UBND tỉnh 2,016 150 9 Sở XD 1,577 744 10 Sở CT 32,000 11,078 11 Sở GTVT 11,512 4,600 12 Sở Tư pháp 5,991 2,468 13 Sở Y tế 3,101 1,224 14 Sở GDĐT 1,172 586 15 Sở Tài chính 1,348 674 16 Sở Nội vụ 398 182 17 Sở KHCN 708 354 18 Sở TNMT 4,741 1,442 19 Sở NNPTNT 13,400 6,700 20 Sở Du lịch 314 142 Tổng cộng 99,840 38,645 (Nguồn: Tác giả, 2017)
Nhìn chung, tỉnh BRVT có quan tâm triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, từ việc bố trí nhân lực, phương tiện làm việc; chủ động tìm tịi, nghiên cứu xây dựng mơ hình mới theo những lợi thế của địa phương. Việc hình thành mơ hình một cửa tập trung cấp tỉnh đã thống nhất đầu mối, dễ dàng xác định nơi liên hệ; môi trường làm việc hiện đại; chất lượng công chức được chuẩn hóa. TTHC được niêm yết cơng khai bằng nhiều hình thức. Hệ thống CNTT
phục vụ tốt cho thao tác của công chức, tra cứu, tìm hiểu, giám sát của doanh nghiệp. Cơ chế kiểm tra, giám sát độc lập với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, truyền thơng giúp kiểm sốt chất lượng giải quyết hồ sơ thuận lợi hơn. Công tác tiếp dân, xử lý vướng mắc, khiếu nại được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp cịn trễ hạn; chậm được thơng báo dẫn đến phiền hà cho doanh nghiệp. Hiện tượng vô cảm, máy móc của cơng chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ còn diễn ra trong khi các quy định hành chính cịn nhiều kẽ hở. Các chỉ số điều tra, khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp liên tục sụt giảm, trong đó phải kể đến sự sụt giảm rất sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính (PAINDEX) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI), cụ thể:
Bảng 4. 3. Biến động thứ hạng 03 chỉ số của tỉnh BRVT Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 PAINDEX -------- -------- 2 8 35 29 PCI 6 21 39 24 19 17 PAPI 2 ______ 5 11 44 28 (Nguồn: Tác giả, 2017)
Qua tìm hiểu một số lĩnh vực tại Báo cáo số 96/BC-VP ngày 02/11/2017 của Văn phòng UBND tỉnh BRVT về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng thì đối với lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh BRVT thì, các loại hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định là 35 ngày làm việc tuy nhiên cả 61 hồ sơ tiếp nhận trong năm 2017 đều đều trễ hẹn nhiều ngày (trung bình khoảng giải quyết khoảng 9 tháng); hồ sơ về thẩm định đồ án, quy hoạch của Sở Xây dựng quy định thời hạn giải quyết là 32 ngày làm việc nhưng 76/120 giải quyết trễ hẹn, trong đó một số hồ sơ trễ hẹn 03 tháng; 12 hồ sơ xin điều chỉnh Đề án đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Bộ TTHC không quy định thời gian, Sở Tài nguyên – Môi trường giải quyết kéo dài đến 50 ngày làm việc (tương đương với thẩm định mới). Riêng thủ
tục giao đất, cho thuê đất có đến 230/300 hồ sơ trễ hạn so với quy định (70 ngày làm việc). Các nguyên nhân được xác định đó là quy trình giải quyết hồ sơ rườm rà, nhiều tầng nấc; cơ quan được lấy ý kiến chậm phản hồi hoặc phản hồi khơng rõ chính kiến; cơ quan chủ trì bị động, thiếu giải pháp đôn đốc hiệu quả; nể nang, sợ đụng chạm nên khơng báo cáo. Do đó, hầu hết các trường hợp này đều chờ họp xin ý kiến UBND tỉnh dẫn đến chậm trễ, kéo dài thời gian, chi phí, làm nản lịng nhà đầu tư. Ngồi ra, một số trường hợp khi nhận hồ sơ, công chức chậm kiểm tra để phát hiện sai sót và hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh hoặc hướng dẫn nhiều lần gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ.