Kiểm tra độ chắc chắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.5 Kiểm tra độ chắc chắn

Để chắc chắn hơn trong kết quả phân tích sự ảnh hưởng của các cú sốc này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả kế thừa nghiên cứu của Kang, Ratti và Yoon (2015) dựa trên nghiên cứu của Hamilton và Herrere (2004) và Killan

nắm bắt sự năng động trong các dữ liệu trong chu kỳ kinh doanh mơ hình thị trường hàng hóa. Ciner (2013) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng độ dài của trễ trong những cú sốc giá khi mà các cú sốc này quan sát trong vòng dưới 12 tháng sẽ cho kết quả phản ứng nghịch chiều với lợi nhuận TTCK, trong khi nếu quan sát từ 12 đến 36 tháng sẽ cho kết quả cùng chiều. Tuy nhiên do gặp vấn đề về mẫu dữ liệu không kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, nên tác giả sẽ giả định trong trường hợp này, mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi để quan sát. Nghiên cứu cho kết quả tác động tương tự như mơ hình có độ trễ 12 kỳ.

Đồng thời, để gia tăng độ chắc chắn kết quả, Kang, Ratti và Yoon (2015) nêu rằng hiệp phương sai được cịn được sử dụng theo cơng thức “Normalized” (11):

𝜆𝑘𝑚 = 𝐶𝑂𝑉𝑚

𝑘(𝑟𝜏𝑑,𝜎𝜏𝑑) 𝑣𝑜𝑙𝑚𝑘(𝜎𝜏𝑑)

Trong đó:

- 𝜆: Hiệp phương sai theo “Normalized”

- k: Đại diện Realized và Conditional tương ứng

- m: Đơn vị hàng tháng

- vol: Độ bất ổn (Volatility)

- COV: Hiệp phương sai theo công thức (8)

Công thức (11) tương tự như cách tính hệ số tương quan giữa hai biến biến thiên. Hệ số này đại diện cho sự biến động chỉ số Hiệp phương sai. Vì vậy, tác giả cũng sử dụng chỉ số này để xem xét kết quả nghiên cứu.

Các kết quả phản ứng xung của Hiệp phương sai tính theo phương pháp “Normalized” có độ bất ổn tính theo Realized được thể hiện trong hình 4.5 (λReal). Cú sốc từ phía cung dầu có mối quan hệ ngược chiều với TSSL và độ bất ổn của CK từ kỳ 16; trong khi cú sốc cầu dầu cũng cho kết quả cùng chiều, tuy nhiên kết quả này chỉ có ý nghĩa thống kê từ kỳ 19 trở đi. Cú sốc từ thị trường riêng của dầu khơng có tác động rõ ràng và kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê.

Tương tự, kết quả phản ứng xung trong mơ hình SVAR có chứa biến Conditional Covariance (λCon) được tính tốn theo cơng thức (11) được trình bày ở hình 4.6. Kết quả này cũng cho những phản ứng tương tự như phản ứng xung của mơ hình SVAR tính theo Realized và công thức (11). Tức là, cú sốc tích cực đến nhu cầu cụ thể dầu thị trường và một bất ngờ giảm trong sản lượng dầu thơ có tác động ngược chiều Hiệp phương sai, trong khi cú sốc cầu có tác động cùng chiều, tuy nhiên sự thay đổi này khơng lớn và khơng có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, theo công thức (11), kết quả phản ứng xung với các cú sốc giá dầu cấu trúc tương tự như đối với REAL_COV. Còn đối với Hiệp phương sai theo phương pháp trích lọc từ mơ hình GARCH (1,1) thì khơng cho kết quả rõ ràng và khơng có ý nghĩa.

-2 -1 0 1 2 3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALREAL to PROD

-2 -1 0 1 2 3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALREAL to REA

-2 -1 0 1 2 3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALREAL to RPO

Accumulated Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.5: Phản ứng xung của Hiệp phương sai trước các cú sốc giá dầu (λReal)

-.2 -.1 .0 .1 .2 .3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALCON to PROD

-.2 -.1 .0 .1 .2 .3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALCON to REA

-.2 -.1 .0 .1 .2 .3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of NORMALCON to RPO

Accumulated Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.6: Phản ứng xung của Hiệp phương sai trước các cú sốc giá dầu (λCon)

Khi xem xét các tác động của cú sốc giá dầu thế giới đến thị trường chứng khốn Việt Nam, kết quả nghiên cứu có khác so với kỳ vọng dấu như đã trình bày trong phần 3.3. Cụ thể:

- Cú sốc giá dầu có nguồn gốc từ phía cung có tương quan ngược chiều với TSSL và độ bất ổn TTCK Việt Nam. Điều này cho thấy, tuy Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng đây không là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỳ vọng cho nhà đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam. Giá dầu thế giới vẫn là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì khi có sự thay đổi bất ngờ trong nguồn cung ứng dầu thơ sẽ có tác động xấu đến hành vi của các nhà đầu tư. - Ngược lại, cú sốc có nguồn gốc từ cầu dầu lại có kết quả tương quan cùng

chiều và có ý nghĩa. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Chung Rou Fang (2010). Những kỳ vọng về thị trường tăng trưởng đã lấn át tác động xấu từ việc giá dầu tăng thông qua kết quả tương quan cùng chiều. Đây có thể được xem là một dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi nhu cầu thế giới gia tăng, nhà đầu tư Việt Nam có thể kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trong 24 kỳ tới.

Các cú sốc giá dầu thế giới đóng góp cao nhất đến 27% trong sự thay đổi của hiệp phương sai. Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu trong nước mà tác giả đã đề cập trong phần 2.2.2. Các cú sốc có tương quan và có tỷ lệ đóng góp khá cao cho thấy đại lượng hiệp phương sai được sử dụng là phù hợp để xem xét tác động của cú sốc giá dầu. Tuy vậy, vẫn cịn hạn chế khi kết quả chỉ có ý nghĩa cao đối với hiệp phương sai lịch sử.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi vẫn còn chịu ảnh hưởng từ sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 thì việc đánh giá được mức độ ảnh hưởng của giá dầu sẽ đóng góp một phần quan trọng vào dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Khi giá dầu tăng do nhu cầu phòng ngừa hay do gián đoạn nguồn cung dầu sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm. Đây là hướng để các nhà làm quản lý có những chính sách phù hợp giúp tránh thiệt hại nhất đến nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)