Lý luận về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU

2.3. Lý luận về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân

ngân hàng

2.3.1. Các nghiên cứu có liên quan

Unite và Sullivan (2003) đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự thâm nhập của ngân hàng nước ngồi thì có liên quan đến việc giảm chênh lệch lãi suất và lợi nhuận ngân hàng, nhưng điều này chỉ là đối với những ngân hàng có liên quan đến nhóm doanh nghiệp gia đình. Sự thâm nhập nước ngoài làm cải thiện hơn hiệu quả hoạt động, tuy nhiên giảm trong danh mục cho vay. Tóm lại, bài nghiên cứu cho rằng sự cạnh tranh nước ngoài buộc các ngân hàng nộiđịa trở nên hiệu quả hơn, tập trung vào điều hành bởi vì rủi ro gia tăng và trở nên độc lập hơn.

+Họ đã tìm ra bằng chứng rằng chênh lệch lãi suất hẹp hơn và chi phí hoạt động sụt giảm khi sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài gia tăng.

+ Sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngồi có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng rủi ro. Các ngân hàng nội địa khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng cao buộc phải chấp nhận những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp hơn. Do đó, tổn thất trong cho vay gia tăng cùng với sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài.

Xu (2011) đã xây dựng được một chỉ số để đo lường mức độ của sự hiện diện nước ngoài ở cấp độ ngân hàng FEI. Chỉ số FEI cho thấy rằng sự thâm nhập nước ngoài đã thúc đẩy ngành ngân hàng nội địa ở Trung Quốc cạnh tranh và hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho việc ủng hộ chính sách mở cửa của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng.

Với dữ liệu mẫu 7900 quan sát các ngân hàng từ 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995, bài nghiên cứu “Sự thâm nhập nước ngoài tác động như thế nào đến thị trường ngân hàng trong nước” của Claessens et al(2001) đã cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tổng chi phí, thuế phải trả, khả năng sinh lợi giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước. Ở các nước đang phát triển, các ngân hàng nước ngồi

có thu nhập lãi cận biên, khả năng sinh lợi và các khoản thanh toán thuế cao hơn ngân hàng trong nước, trong khi đối với các nước phát triển thì ngược lại. Sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngồi làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước cùng với sự gia tăng lợi ích cho khách hàng, điều này buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh tác động tích cực, sự nới lỏng trong các quy định về gia nhập vốn nước ngồi có thể có rủi ro. Cạnh tranh ngày càng gia tăng và vì thế lợi nhuận của các ngân hàng trong nước sẽ giảm, thậm chí có thể gây ra tổn thương cho các ngân hàng này. Điều này có thể gây ra sự bất ổn lên hệ thống tài chính đặc biệt trong trường hợp các quy định và sự giám sát trong nước chưa được chặt chẽ.

Sự thâm nhập càng lớn của ngân hàng nước ngoài trong nền kinh tế thị trường mới nổi giúp cải thiện các hoạt động ngân hàng bởi vì các ngân hàng nước ngồi có xu hướng ít được kết nối về mặt chính trị và ít có khả năng gây ảnh hưởng dựa trên quyền lực quản lý (Kroszner, 1998).

Những lợi ích của việc cho phép sự thâm nhập của ngân hàng nước ngồi có thể tóm tắt như sau: (i) nâng cao chất lượng, tính sẵn có của các dịch vụ tài chính và áp dụng các kỹ năng ngân hàng hiện đại và công nghệ cao, (ii) kích thích sự phát triển của khn khổ pháp lý và giám sát về ngân hàng và (iii) tăng cường sự tiếp cận của một quốc gia đến dòng vốn quốc tế (Levine,1996).

Shen, Wu và Lu (2009) đã sử dụng hai chỉ số MacroFP và MicroFP để đo lường sự thâm nhập của sở hữu nước ngoài vào thị trường ngân hàng trong nước ở cấp độ quốc gia và cấp độ ngân hàng.

Thứ nhất, với biến MacroFP, sự thâp nhập nước ngoài làm cải thiện khả năng

sinh lợi của ngân hàng trong nước nhưng khơng làm giảm chi phí. Ảnh hưởng tích cực này có thể là do sự chuyển giao cơng nghệ từ nhà đầu tư nước ngồi hay việc tạo ra môi

Thứ hai, với biến MicroFP, sự thâm nhập nước ngồi khơng có tác động đến cả

hai khả năng sinh lợi và chi phí. Một giảithích hợp lý cho hiện tượng này là khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng trong nước, cả chi phí và thu nhập đều gia tăng. Các ngân hàng sẽ tăng cường đào tạo nhân viên, đầu tư phần mềm, phần cứng cho máy tính hay giới thiệu công nghệ tiên tiến, những hoạt động này sẽ làm gia tăng chi phí trong ngắn hạn. Thêm vào đó sự khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa có thể tạo ra trở ngại trong quá trình hợp tác. Về khía cạnh thu nhập, do giai đoạn nghiên cứu mẫu ngắn nên bài nghiên cứu vẫn chưa thấy được sự gia tăng đáng kể trong thu nhập.

Tóm lại, chính sách mở cửa là đúng từ góc độ vĩ mơ. Chính phủ nên khuyến

khích các ngân hàng trong nước hợp tác với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng trong nước muốn hợp tác với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, việc xác định nguyên nhân của sự cải tiến trong hiệu quả hoạt động kinh doanh đang bị kiềm chế thì quan trọng hơn việc bán nhiều cổ phần cho nhà đầu tư ngoại quốc (Shen, Wu và Lu, 2009).

2.3.2. Các kênh tác động của sở hữu nước ngoài đến ngân hàng thương mại trong nước mại trong nước

Sự thâm nhập vốn nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có các tác động tích cực làm cho các ngân hàng trong nước có thể nâng cao được hiệu quả và khả năng sinh lợi như: chuyển giao công nghệ, đổi mới sản phẩm và cạnh tranh lành mạnh trong toàn ngành ngân hàng. Ngược lại, tác động tiêu cực đó chính là sự cạnh tranh q mức cho các khách hàng biên tế, điều này là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến các bất ổn về tài chính (Shen, Wu và Lu, 2009).

Người đứng đầu Ủy ban điều tiết ngành ngân hàng của Trung Quốc (The China Banking Regulatory Commission – CBRC), Liu Ming – Kang cũng đã ủng hộ chính sách cho phép sự thâm nhập của vốn sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng với kỳ vọng về những lợi ích mang lại như: việc cung cấp vốn và việc cải tiến quản trị doanh nghiệp cho các ngân hàng Trung Quốc.

Levine (1996) cho rằng có hai kênh mà sự hiện diện của ngân hàng nước ngồi có thể có tác động tích cực đến hiệu quả của ngân hàng trong nước. Kênh thứ nhất đó là sự chuyển giao cơng nghệ. Ơng cho rằng ngân hàng nước ngồi có thể trực tiếp mang lại những kỹ năng mới và tốt hơn, kỹ thuật quản lý, quy trình đào tạo, cơng nghệ và các sản phẩm đến thị trường nội địa. Kênh thứ hai – kênh gián tiếp đó là sự cạnh tranh. Sự thâm nhập vốn nước ngoài sẽ thúc đẩy cạnh trong thị trường tài chính nội địa cũng như sẽ tạo áp lực lên lợi nhuận, tổng chi phí và kết quả là nâng cao hiệu quả của ngành ngân hàng nội địa.

Như vậy, sở hữu nước ngồi trong lĩnh vực ngân hàng có thể có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến các ngân hàng trong nước thông qua nhiều kênh khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể tóm tắt các kênh tác động chính của sở hữu nước ngoài đối với ngành ngân hàng trong nước như sau:

+ Thứ nhất,cung cấp vốn cho khối ngân hàng + Thứ hai, tác động thông qua việc cạnh tranh + Thứ ba, kênh chuyển giao công nghệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, bài luận văn đã trình bày nội dung lý thuyết về sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được đo lường như thế nào và đi sâu vào tìm hiểu tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, chương này cũng đề cập đến kết quả của những bài nghiên cứu trước đây ở nước ngồi nói về sự thâm nhập của sở hữu nước ngồi cũng như những mặt tích cực và tiêu cực mà nó mang đến cho các ngân hàng trong nước.

Trong xu hướng mở cửa nền kinh tế hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự thâm nhập của sở hữu nước ngoài ở Việt Nam diễn ra như thế nào cũng như tác động của nó ra sao đến các ngân hàng trong nước sẽ được trình bày tiếp tục ở chương 3.

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)