CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU
5.2. Một số giải pháp đối với các NHTMCP Việt Nam
Như đã biết, với tỷ lệ sở hữu hạn chế ở mức 30% vốn điều lệ của một ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngồi chỉ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó trong một chừng mực nhất định. Họ có thể chuyển giao cho các ngân hàng Việt Nam kinh nghiệm quản trị, điều hành, đào tạo nhân sự, ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng như giúp đưa ra chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên những hỗ trợ trên muốn đi đến kết quả thì phải phụ thuộc vào cách tổ chức triển khai thực hiện cụ thể có phù hợp với tình hình thực tế hay khơng. Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam cũng phải biết tự chủ động nghiên cứu học hỏi, đổi mới phương thức quản trị để có thể thích nghi với mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và quốc tế hóa, tận dụng được sự hỗ trợ của sở hữu nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ nhân viên để có thể nhanh chóng hịa nhập vào mơi trường làm việc quốc tế cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hợp tác khi mà hiện nay vẫn còn tồn tại phần lớn các nhân viên chưa thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Ngoài ra, phong cách làm việc của người lao động Việt Nam cũng cần được cân nhắc nhằm thúc đẩy quá trình tiếp nhận những đổi mới khi quan hệ với đối tác nước ngồi.
Trong q trình hợp tác giữa NHTMCP Việt Nam và các đối tác chiến lược nước ngồi, hai bên cần tích cực khai thác cơ sở hạ tầng cơng nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.
Các ngân hàng Việt Nam khi hợp tác với đối tác nước ngồi cần có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và lộ trình hợp tác cũng như phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp tác theo ngun tắc đơi bên cùng có lợi. Có như thế thì mối quan hệ hợp tác này mới có thể lâu dài và mang lại kết quả cao.