2 Kết quả chỉ số nghèo đa chiều của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dự án tam nông đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ ở nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 75)

Thống kê mô tả dữ liệu ở Bảng 4.4 cho thấy, mức thay đổi chỉ số thiếu hụt của từng chỉ số con ở mức rất nhỏ. Sau 2 năm triển khai dự án, chiều giáo dục giảm mức thiếu hụt trung bình 1 hộ chỉ có gần 1.6 điểm %, chỉ số thiếu hụt giảm ít nhất là khả

năng đọc viết của người trên 6 tuổi (mức giảm gần 4.2 điểm %) và chỉ số thiếu hụt

có mức giảm khá hơn là tình trạng đi học của trẻ em 6-20 tuổi (mức giảm gần 5.7

điểm %). Đầu tư cho giáo dục chỉ có thay đổi đáng kể trong dài hạn, ít nhất từ 5

năm trở lên. Vì vậy, trong thời gian 2 năm thì mức thiếu hụt về giáo dục thay đổi không đáng kể là có thể chấp nhận được..

Bảng 4.4 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về giáo dục

CHIỀU và chỉ số

Mức thiếu hụt trung bình

Năm 2011 Năm 2014

ID_EDU / CHIỀU GIÁO DỤC 0.100 0.084

Chỉ số ID1_READ

Khả năng đọc viết của người trên 6 tuổi: bị thiếu hụt nếu có ít nhất 1 người trên 6 tuổi không thể đọc - viết dễ dàng

0.388 0.347

Chỉ số ID2_SCHOOL

Tình trạng đi học: bị thiếu hụt nếu có bất kỳ trẻ

em nào trong độ tuổi đi học từ 6 đến 20 tuổi mà không đi học

0.212 0.155

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

4.2.2 - Chỉ số nghèo về Sức khỏe

Thống kê mô tả dữ liệu ở Bảng 4.5 cho thấy, mức thay đổi chỉ số thiếu hụt của từng chỉ số con ở mức tương đối nhỏ. Sau 2 năm triển khai dự án, chiều sức khỏe giảm mức thiếu hụt trung bình 1 hộ gần 5.8 điểm %, chỉ số thiếu hụt giảm nhiều nhất là tình trạng dinh dưỡng (mức giảm gần 31.3 điểm % - con số ấn tượng nhất trong tất cả các chỉ số con) và chỉ số thiếu hụt có mức giảm ít hơn là nước cho sinh hoạt (mức giảm chỉ có 3.8 điểm %). Trong ngắn hạn, nhờ có thêm thu nhập hoặc năng suất tăng đã giúp các hộ giảm số tháng đói ăn nhiều nhất, điều này cũng dễ hiểu vì khi một hộ đói ăn có kinh tế khá hơn, giảm số tháng đói ăn là ưu tiên số một của hộ.

Mức thay đổi nhiếu nhất của chỉ số tình trạng dinh dưỡng (là số tháng đói ăn của hộ) gợi ý rằng, có thể sử dụng biến số này để đo lường tác động đến tình trạng nghèo của hộ trong ngắn hạn.

Bảng 4.5 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về sức khỏe

CHIỀU và chỉ số Mức thiếu hụt trung bình

Năm 2011 Năm 2014

ID_HEA / CHIỀU SỨC KHỎE 0.115 0.057

Chỉ số ID3_UNFED

Tình trạng dinh dưỡng: bị thiếu hụt nếu gia

đình bị đói ăn ít nhất 1 tháng trong năm

0.543 0.231

Chỉ số ID4_DRINK

Tình trạng nước ăn uống: bị thiếu hụt nếu nguồn nước ăn không được bảo vệ ô nhiễm

0.146 0.108

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

4.2.3 - Chỉ số nghèo về Điều kiện sống

Thống kê mô tả dữ liệu ở Bảng 4.6 cho thấy, mức thay đổi chỉ số thiếu hụt của từng chỉ số con ở mức tương đối nhỏ. Sau 2 năm triển khai dự án, chiều điều kiện sống giảm mức thiếu hụt trung bình 1 hộ gần 3.4 điểm %, chỉ số thiếu hụt giảm nhiều nhất là sở hữu tài sản (mức giảm gần 21.0 điểm %) và chỉ số thiếu hụt có mức giảm ít nhất là sử dụng điện (mức giảm chỉ có 3.1 điểm %).

Trong ngắn hạn, nhờ vay mượn hoặc nhờ có thêm thu nhập hoặc nhờ giá cả mặt hàng ngày càng giảm đã giúp các hộ có thể sắm thêm đồ dùng gia đình, nhở đó làm giảm thiếu hụt ở chỉ số này nhiều nhất. Chỉ số về sử dụng điện ít thay đổi nhất vì ở những vùng miền núi khó khăn, địa hình phức tạp, ngành điện khá hạn chế đầu tư truyền tải điện đến vùng sâu xa nên các hộ dù có thu nhập tăng cũng vẫn khó có thể

mua được điện, do đó chỉ số này rõ ràng không dễ thay đổi theo ý muốn của các hộ gia đình mà nằm ngồi tầm kiểm sốt của dự án.

Bảng 4.6 - Mức thiếu hụt trung bình của các hộ gia đình về điều kiện sống

CHIỀU và chỉ số Mức thiếu hụt trung bình

Năm 2011 Năm 2014

ID_LIV / CHIỀU ĐIỀU KIỆN SỐNG 0.139 0.105

Chỉ số ID5_FUEL

Tình trạng sử dụng nhiên liệu nấu ăn: bị thiếu hụt nếu hộ nấu ăn bằng củi, than hoặc phân

0.936 0.812

Chỉ số ID6_TOILET

Tình trạng nhà vệ sinh: thiếu hụt nếu nhà vệ sinh khơng có hoặc có nhưng loại hố mở

0.552 0.457

Chỉ số ID7_ELECT

Tình trạng sử dụng điện của gia đình: bị thiếu hụt nếu hộ khơng có điện để sử dụng

0.063 0.033

Chỉ số ID8_FLOOR

Vật liệu làm sàn nhà: bị thiếu hụt nếu sàn nhà của hộ gia đình làm bằng đất cát

0.129 0.073

Chỉ số ID9_ASSET

Sở hữu tài sản sinh hoạt trong gia đình: bị thiếu hụt nếu hộ sở hữu ít hơn 2 trong các tài sản là TV, tủ lạnh, điện thoại, xe máy

0.406 0.196

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

Nhận xét 1: Trong thời gian 2 năm, mức thiếu hụt của chiều giáo dục ít thay đổi nhất, điều này phù hợp với các nghiên cứu khác kết luận rằng để thay đổi tình trạng giáo dục cần khoảng thời gian đủ dài từ trên 5 năm. Trong khi đó, mức thiếu hụt trung bình của chiều sức khỏe đặc biệt là chỉ số con về tình trạng dinh dưỡng của hộ có đóng góp lớn nhất để giảm mức thiếu hụt trung bình của MPIh.

4.2.4 - Chỉ số nghèo tổng hợp đa chiều của hộ

Thống kê mô tả dữ liệu ở Bảng 4.7 cho thấy, chỉ số thiếu hụt của từng chiều ở mức nhỏ. Sau 2 năm triển khai dự án, chiều giáo dục giảm mức thiếu hụt trung bình 1 hộ gần 1.6 điểm %, sức khỏe giảm gần 5.8 điểm % và điều kiện sống giảm gần 3.4

điểm %. Mức thiếu hụt đa chiều của hộ trung bình giảm gần 10.9 điểm %.

2014 trung bình các hộ gia đình thiếu hụt đã giảm đi so với năm 2014, đặc biệt chiều sức khỏe (góc dưới, bên phải) có mức giảm nhiều nhất trong số 3 chiều. Chiều "điều kiện sống" có mức thiếu hụt lớn hơn 2 chiều còn lại. Qua 2 năm, chiều "giáo dục" có mức giảm ít nhất.

Bảng 4.7 - Mức thiếu hụt từng chiều và tổng hợp của các hộ gia đình

CHIỀU và chỉ số

Mức thiếu hụt trung bình

Năm 2011 Năm 2014

(1). ID_EDU / Chiều giáo dục 0.100 0.084

(2). ID_HEA / Chiều sức khỏe 0.115 0.057

(3). ID_LIV / Chiều điều kiện sống 0.139 0.105

MPIh / Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.354 0.245

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

Hình 4.1 - Mức thiếu hụt của từng chiều năm 2011 và 2014

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

Phân tích sâu thêm về chỉ số MPIh và các chiều ở 5 huyện triển khai dự án, Bảng

4.8 cho thấy, mức thay đổi chỉ số thiếu hụt có sự chênh lệch không đáng kể. Sau 2

năm triển khai dự án, huyện Na Hang và Yên Sơn giảm mức thiếu hụt chỉ số nghèo đa chiều của hộ trung bình gần 19 điểm %, đây cũng là 2 huyện có mức thiếu hụt

trung bình của hộ cao nhất vào năm 2011, điều này phù hợp với xu hướng chung về

0 0.05 0.1 0.15Giáo dục Sức khỏe Điều kiện sống 2011 2014

tốc độ phát triển11. Đặc biệt ở 2 huyện này, mức độ giảm thiếu hụt của chiều sức khỏe trung bình mỗi hộ là lớn nhất.

Bảng 4.8 - Mức thiếu hụt tổng hợp của các hộ gia đình theo huyện

Huyện CHIỀU và chỉ số

Mức thiếu hụt trung bình Năm 2011 Năm 2014 Thay đổi

Chiêm Hóa

Chiều giáo dục 0.107 0.081 (-0.03) Chiều sức khỏe 0.116 0.076 (-0.04) Chiều điều kiện sống 0.148 0.107 (-0.04)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.370 0.264 (-0.11)

Hàm Yên

Chiều giáo dục 0.096 0.087 (-0.01) Chiều sức khỏe 0.072 0.042 (-0.03) Chiều điều kiện sống 0.136 0.117 (-0.02)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.303 0.246 (-0.06)

Lâm Bình

Chiều giáo dục 0.091 0.076 (-0.01) Chiều sức khỏe 0.074 0.063 (-0.01) Chiều điều kiện sống 0.120 0.116 (-0.01)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.285 0.254 (-0.03)

Na Hang

Chiều giáo dục 0.150 0.128 (-0.02) Chiều sức khỏe 0.165 0.026 (-0.14) Chiều điều kiện sống 0.159 0.133 (-0.03)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.473 0.286 (-0.19)

Sơn Dương

Chiều giáo dục 0.058 0.054 (-0.00) Chiều sức khỏe 0.106 0.060 (-0.05) Chiều điều kiện sống 0.112 0.071 (-0.04)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.277 0.185 (-0.09)

Yên Sơn

Chiều giáo dục 0.125 0.102 (-0.02) Chiều sức khỏe 0.169 0.049 (-0.12) Chiều điều kiện sống 0.160 0.108 (-0.05)

Chỉ số nghèo đa chiều của hộ 0.453 0.259 (-0.19)

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

11

Robert Solow với mơ hình tăng trưởng kinh tế đã kết luận rằng nước nghèo tăng trưởng cao hơn nước giàu, Jonathan Pincus trong một nghiên cứu năm 2012 cũng cho rằng nước thu nhập cao tăng trưởng chậm hơn nước thu nhập thấp và vì vậy thu nhập bình quân đầu người sẽ có thể “Hội tụ”.

Huyện Lâm Bình có mức thiếu hụt đa chiều của hộ trung bình giảm ít nhất, chỉ có gần 3 điểm % cho chỉ số nghèo đa chiều của hộ, các mức thiếu hụt từng chiều cũng

thay đổi ít (1 điểm % chiều giáo dục và sức khỏe) hoặc không thay đổi gì (chiều điều kiện sống). Sự khác nhau về chỉ số nghèo đa chiều của hộ MPIh giữa các năm và các huyện được minh họa trong Hình 4.2.

Hình 4.2 - Chỉ số nghèo đa chiều của hộ theo năm và theo huyện.

(Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu, N2011=1200 hộ và N2014=1200 hộ)

Nhận xét 2: Nghiên cứu này nhận thấy tình trạng dinh dưỡng đo bằng số tháng đói

ăn của hộ giảm mạnh nhất (giảm 31 điểm %, Bảng 4.5), số liệu này gợi ý rằng số tháng đói ăn có thể là 1 chỉ tiêu thích hợp để đo tác động dự án trong ngắn hạn (2-3 năm). Mức độ thay đổi chỉ số nghèo ở các huyện cũng không giống nhau, vì vậy cần

kiểm tra tính khơng đồng nhất này để biết huyện nào có tác động nhiều nhất. Dựa vào mức độ thay đổi trong chỉ số nghèo đa chiều của hộ, nghiên cứu này nhận định rằng dự án có thể có tác động đến chỉ số nghèo đa chiều của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dự án tam nông đến tình trạng nghèo đa chiều của các hộ ở nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)