Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 36 - 45)

3.3. Các biến

3.3.2. Các biến độc lập

 MARKET: Là biến đại diện cho độ lớn về thị trường, nhu cầu về hàng hóa của người dân một quốc gia. Đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm khi quyết định đầu tư và thực hiện chiến lược đầu tư của họ là đầu tư để phục vụ cho quốc gia sở tại hay cho mục đích tái xuất khẩu. Hiep và Hung (2014), Narayanamurthy và cộng sự (2010), Boateng và cộng sự (2015), Ang (2008) lấy GDP đại diện cho độ lớn của thị trường một quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả dùng chỉ số GDP được lấy logarit để đại diện cho MARKET. Tác giả kỳ vọng MARKET có tác động đến việc thu hút dịng vốn FDI của một quốc gia.

 OPEN: Là biến biểu thị cho độ mở cửa thị trường của quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó cịn thể hiện quốc gia đó có đặt ra nhiều rào cản thương mại làm hạn chế hoặc gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngồi hay khơng. Tác giả đo lường biến OPEN bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị xuất nhập khẩu và GDP, cách sử dụng chỉ số này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Hiep và Hung (2014), Narayanamurthy và cộng sự (2010), Boateng và cộng sự (2015). Trong luận văn này, tác giả kỳ vọng độ mở của thị trường có tác động đến quyết định của nhà đầu tư và do đó có tác động đến dịng vốn FDI.

 WAGE: Là chi phí nhân cơng. Nguồn nhân cơng giá rẻ hay giá cao cũng góp phần vào quyết định của nhà đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp thường chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực khác. Do đó, chi phí nhân cơng trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư quan tâm để ra quyết định đầu tư. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sử dụng mức lương trung bình trong lĩnh vực sản xuất của các quốc gia để đại diện cho biến chi phí lao động WAGE và được quy đổi thành Đô la Mỹ tương đương. Tác giả sử dụng logarit cho biến WAGE và kỳ vọng WAGE có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI. Các nghiên cứu của Krzysztof và Liwiusz (2016), Hiep và Hung (2014) cũng sử dụng mức lương bình quân để đại diện cho chi phí lao động. Dữ liệu được lấy từ cơng bố của Tổ Chức Lao Động Quốc tế và công bố của một số cơ quan quốc gia như: Cục Thống kê của Malaysia, Bộ Nhân lực của Singapore, Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Trong

đó, mức lương bình qn hàng tháng của Việt Nam các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 tác giả chưa tìm thấy dữ liệu.

 HUMAIN: Biến biểu thị cho chất lượng lao động của quốc gia. Chất lượng nhân cơng có thể là tốc độ xử lý cơng việc, trình độ sử dụng máy móc, thiết bị cơng nghệ hiện đại. Tác giả sử dụng tỷ lệ giữa lao động có kỹ năng trên tổng số lao động của quốc gia. Một số nghiên cứu tính tốn biến này với lao động có kỹ năng như: chuyên gia, công nhân kỹ thuật, quản lý, công nhân lành nghề, … như Hiep và Hung (2014). Ngày nay, vốn con người (Human capital – HCI) ln được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Nó thể hiện sự đầu tư cho giáo dục (bao gồm cả giáo dục văn hóa, kỹ năng và nâng cao thể chất, chăm lo sức khỏe) của quốc gia để nâng cao chất lượng lao động, giúp quốc gia đổi mới và sáng tạo. Trong luận văn này, tác giả sử dụng tỷ lệ giữa lao động được giáo dục kỹ năng ở mức từ trung bình trở lên (medium skill) với lực lượng lao động của một quốc gia.

 PRODUCTIVITY: Năng suất lao động. Biến này thể hiện giá trị sản phẩm mà một nhân công làm ra trong một năm. Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến năng suất lao động của quốc gia chuẩn bị đầu tư. Một quốc gia với nhân cơng có năng suất thấp sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, năng suất lao động thấp dẫn đến việc cần phải nhiều lao động hơn cho một lượng sản phẩm, làm phát sinh các chi phí về phúc lợi, an ninh trật tự. Năng suất lao động được đo lường bằng cách cách lấy GDP của một quốc gia chia cho tổng số lao động của quốc gia đó. Trong luận văn này, tác giả sử dụng logarit của PRODUCTIVITY. Các nghiên cứu trước cho kết quả thực nghiệm là năng suất lao động có tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI. Nếu năng suất lao động cao sẽ thu hút được FDI và ngược lại sẽ làm cản trở việc thu hút dòng vốn FDI. Tác giả cũng kỳ vọng năng suất lao động có tác động đến FDI tại các nước ASEAN.

 RISK: Biểu thị cho mức độ rủi ro về chính trị, chất lượng thể chế của một quốc gia. Nó thể hiện khả năng thực hiện các cam kết của chính phủ đã tuyên bố và sự tồn tại một cách vững vàng chính phủ của mình. Rủi ro chính trị là yếu tố mà các nhà đầu tư luôn quan tâm. Sự bất ổn chính trị, đấu tranh chính trị nội bộ, thay đổi chính

phủ, … có nguy cơ làm mất tài sản của nhà đầu tư, mất đi cam kết ban đầu của chính phủ về ưu đãi đầu tư và các rủi ro khác như biểu tình, phá hoại, ngưng trệ sản xuất, mất ổn định thị trường tài chính, tỷ giá hối đoái, lạm phát phi mã, … Do đó, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng sự ổn định chính trị được cho là sẽ thu thút được dịng vốn đầu tư nước ngồi và ngược lại như nghiên cứu của Monireh và Maryam (2017), Hiep và Hung (2014) chứng minh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Liu và Dejphanomporn (2018) khơng tìm thấy tác động động yếu tố rủi ro chính trị đối với việc thu hút đồng vốn FDI tại Thái Lan. Chỉ số rủi ro chính trị trong nghiên cứu này được sử dụng từ nguồn dữ liệu được công bố bởi Tổ chức hướng dẫn Quốc tế về rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide - ICRG) của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Chỉ số này có thang điểm từ 0 đến 12 điểm tương ứng với mức độ ổn định chính trị từ thấp đến cao. Chỉ số ổn định chính trị được ICRG đo lường bằng ba thành phần chính là: sự đồn kết của chính phủ, sức mạnh lập pháp và sự ủng hộ của dân chúng. Điểm cho mỗi thành phần được cho tương ứng từ 0 đến 4 điểm. Hiep và Hung (2014) đã lấy chỉ số sự ổn định thể chế được công bố từ ICRG để biểu thị cho rủi ro chính trị trong các nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng logarit chỉ số ổn định thể chế để biểu thị cho RISK và kỳ vọng sự ổn định chính trị có tác động tích cực đến việc thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á.

 CORRUPTION: Tham nhũng. Chỉ số này đo lường mức độ thực thi các quy định pháp luật của một quốc gia có được minh bạch khơng, quyền lực cơng có được sử dụng để tạo thuận lợi và thịnh vượng, hạnh phúc của người dân không. Chỉ số này được ICRG công bố hàng năm với thang điểm từ -2.5 đến +2.5, điểm số càng cao chứng tổ quốc gia đó có sự kiểm sốt tham nhũng tốt. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, chỉ số này thường có điểm tương đối thấp. Quốc gia có điểm số cao nhất cho việc kiểm sốt tốt tham nhũng cũng chỉ ở mức cao nhất là 1 điểm đó là Singapore. Ngân hàng Thế giới cho rằng, tham nhũng cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngồi (ICRG 2017) và ngược lại, kiểm sốt tốt tham nhũng sẽ có tác động tích cực đến sự thu thút dòng vốn FDI (Hiep và Hung, 2014). Tham nhũng sẽ làm giảm hiệu

công tham nhũng sẽ làm khó khăn, gây cản trở cho nhà đầu tư trong việc hoàn thành các thủ tục đầu tư và các quyết toán về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu, xây dựng nhà máy, …. Những khoản chi phí hàng năm cho thanh tra, kiểm tra, chi phí “bơi trơn”, … cũng làm tăng giá thành sản phẩm. Tham nhũng gây ra xung đột lợi ích dẫn đến những ưu ái cho ngành này nhưng lại bất lợi cho ngành khác. Tham nhũng dẫn đến quan liêu, thực thi quyền lực công theo nhiệm kỳ ảnh hưởng đến nhà đầu tư, khiến họ không an tâm đầu tư dài hạn và ln lo lắng có sự thay đổi chính sách của địa phương. Trong luận văn này, tác giả dùng chỉ số tham nhũng được công bố bởi ICRG và được lấy logarit để thực hiện nghiên cứu và kỳ vọng kết quả là tham nhũng có tác động cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

 INFLATION: Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia. Lạm phát là sự gia tăng mức giá trung bình trong một đơn vị thời gian. Điều này đồng nghĩa với sự suy giảm sức mua của đồng tiền quốc gia đó. Lạm phát cao có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, do đó có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, lạm phát cao lại làm bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu, làm tăng giá thành sản xuất đối với những hàng hóa dùng nguyên liệu nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát cao cũng phản ảnh sự bất ổn định của nền kinh tế, có thể gây cản trở sự thu hút đầu tư. Vì các lý do trên mà nghiên cứu của Hiep va Hung (2014) đã khơng tìm thấy tác động của lạm phát đến dòng vốn FDI. Trong luận văn, tác giả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để biểu thị cho lạm phát. Các nghiên cứu của Abdul và cộng sự (2018), Xaypanya và cộng sự (2015), Hiep và Hung (2014) cũng đã sử dụng CPI làm dữ liệu nghiên cứu tác động của lạm phát đến việc thu hút dịng vốn FDI. Như đã phân tích trên, sự bù trừ từ tác động tích cực và tiêu cực của làm phát có thể làm giảm tác dụng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả kỳ vọng tìm thấy bằng chứng tác động của lạm phát đến việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

 INTEREST: Lãi suất. Phản ảnh chi phí vốn mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi muốn sử dụng vốn vay tại quốc gia mà họ đầu tư. Do đó, lãi suất cao hay thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra các kết quả khác nhau về tác động của lãi suất đến dòng vốn FDI. Nghiên cứu

thực nghiệm của Abdul và cộng sự (2018) khơng tìm thấy tác động của lãi suất đến việc thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hiep và Hung (2014) lại tìm thấy tác động của lãi suất đến việc thu hút dòng vốn FDI. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lãi suất thực biểu thị cho biến INTEREST và kỳ vọng tìm thấy mối liên hệ giữa lãi suất và dòng vốn FDI theo chiều hướng lãi suất cao sẽ làm cản trở việc thu hút dòng vốn FDI.

 FINANCE: Sự phát triển tài chính, được đo lường bằng tỷ lệ % của tín dụng trong nước do các ngân hàng cung thương mại của quốc gia đó cấp so với GDP. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, nhà đầu tư ln hiểu rằng sau khi rót vốn đầu tư đủ như đăng ký với cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh sau đó của họ sẽ cần thêm vốn. Do đó, sự phát triển tài chính của quốc gia sở tại sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Khả năng đáp ứng tài chính của các ngân hàng thương mại tại quốc gia sở tại phản ánh sự phát triển tài chính của một quốc gia. Nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư tại một quốc gia ngoài xem xét các yếu tố như sự ổn định của thể chế, rủi ro chính trị, chi phí lao động, năng suất lao động, … còn quan tâm đến sự phát triển thị trường tài chính. Các nghiên cứu thực nghiệm của Hiep và Hung (2014), Ang (2008) đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự phát triển thị trường tài chính và sự thu hút dịng vốn FDI. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước so với GDP để biểu thị cho biến FINANCE và kỳ vọng có tương quan với FDI.  INFRASTRUCTURE: Cơ sở hạ tầng. Sự phát triển và chất lượng của cơ sở hạ tầng tốt cũng là một quan tâm của các nhà đầu tư. Hạ tầng viễn thông là nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao. Hạ tầng viễn thơng phát triển cũng phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả và giảm chi phí. Trong nghiên cứu này, tác giả dùng số lượng điện thoại cố định và điện thoại di động trên 100 dân để dại diện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Hiep và Hung (2014) cũng sử dụng chỉ số này để đại diện cho biến cơ sở hạ tầng. Các nghiên cứu của Hiep và Hung (2014), Ang (2008) đã tìm thấy sự tác động của cơ sở hạ tầng đến sự thu hút

thấy bằng chứng sự tác động của biến cơ sở hạ tầng đến sự thu hút dịng vốn FDI. Tác giả cũng kỳ vọng tìm thấy sự tác động của hai yếu tố trong nghiên cứu này.  EXCHANGE: Tỷ giá hối đoái. Đa số nhà đầu tư đầu tư ra nước ngồi để tìm nguồn chi phí sản xuất rẻ, các ưu đãi đầu tư để có giá thành sản phẩm thấp, tăng khả năng cạnh tranh khi suất khẩu ngược lại nước khác. Do đó, một tỷ giá hối đối cao (đồng tiền bản tệ mất giá) sẽ làm cho lượng tiền họ nhận được khi chuyển đổi sang đồng tiền của nước nhận đầu tư nhiều hơn. Mặt khác, tỷ giá hối đoái cao cũng sẽ hỗ trợ họ xuất khẩu tốt hơn. Do đó, tác giả kỳ vọng tỷ giá hối đối có tác động đến việc sự thu hút dịng vốn FDI. Trong luận văn này, tác giả sử dụng logarit tỷ giá giữa đồng tiền của nước sở tại so với Đô la Mỹ. Các nghiên cứu thực nghiệm của Bình (2015), Hiep và Hung (2014) chỉ ra rằng tỷ giá có tác động yếu đến sự thu hút dịng vốn FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu của Liu và Dejphanomporn (2018) cho thấy tỷ giá không tác động đến sự thu hút dòng vốn FDI.

Tuy các quốc gia được nghiên cứu trong luận văn này là các nước có vị trí địa lý nằm trong cùng một khu vực, có sự phát triển kinh tế tương đối đồng đều và có nhiều điểm tương đồng ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhưng cũng có quốc gia có sự phát triển vượt trội nhất nhóm như Singapore có thể gây ra sự chênh lệch giá trị trung bình do các quan sát đó có giá trị q cách biệt so với các quan sát của các quốc gia khác. Ví dụ, ta lấy GDP trung bình của từng quốc gia như sau:

Biểu đồ 3.1: GDP trung bình của từng quốc gia Nguồn: World Bank 2018

Rõ ràng rằng GDP trung bình của Singapore cao hơn nhiều so với các nước khác làm cho đường trung bình gấp khúc một cách bất thường. Điều này có thể gây ra kết quả hồi quy khơng cịn là ước lượng đáng tin cậy.

Tương tự ta xét GDP bình quân theo năm tương ứng với từng quốc gia:

Biểu đồ 3.2: GDP bình quân theo năm Nguồn: World Bank 2018

Biểu đồ trên cho thấy đường trung bình của GDP theo năm khơng truyền tải được ý nghĩa của nó do các quan sát bất thường phía xa kéo nó về phía trên các giá trị tập trung. Do đó, trong nghiên cứu này, để loại bỏ bản chất số có giá trị lớn của các biến như GDP, WAGE, PRODUCTIVITY, … tác giả sử dụng logarit các biến này để biểu thị tỷ lệ tăng trưởng của các biến. Ngoài ra, các biến độc lập độ lớn thị trường MARKET, độ mở thị trường OPEN, chi phí lao động WAGE, vốn con người HUMAIN, năng suất lao động PRODUCTIVITY, lạm phát INFLATION, cơ sở hạ tầng INFRASTRUCTURE, tỷ giá hối đoái EXCHANGE, lãi suất INTEREST, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)