CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Long Thành cùng tỉnh, phía tây bắc, tây và nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một đoạn sông Đồng Nai - Nhà Bè là ranh giới giữa thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch. Một đoạn sông Thị Vải là ranh giới giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch. Huyện Nhơn Trạch bao gồm 1 thị trấn và 11 xã, với tổng diện tích tự nhiên là 41.089 ha. Có tọa độ địa lý từ 106°45’16" - 107°01’55" kinh Đông và 10°31’33" - 10°46’59" vĩ Bắc.
Hình 2.1. Vị trí huyện Nhơn Trạch
Nhơn Trạch có vị trí nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng rất quan trọng ở phía Nam nước ta, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong
cả nước, là một trong những vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn. Nhơn Trạch nằm cạnh quận 2 và quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm lớn về kinh tế, cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước, có lực lượng lao động có tay nghề khá dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ. Nhơn Trạch có thể sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề cao này từ thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trong khu vực đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, phía Bắc giáp huyện Long Thành có sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến), gần cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng biển nước sâu Vũng Tàu, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 51, tỉnh lộ 25, có đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Về đường thủy có sơng Đồng Nai, sơng Thị Vải, sơng Lịng Tàu ...
Với vị trí thuận lợi như trên, Nhơn Trạch có lợi thế so sánh cao hơn so với nhiều huyện trong tỉnh và ngồi tỉnh. Do đó, cần phải phát huy lợi thế này trong phát triển kinh tế của huyện, cùng với các yếu tố khác cần tạo mọi điều kiện đẩy nhanh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai.
2.1.2. Địa hình
Đặc điểm địa lý tự nhiên huyện Nhơn Trạch có 2 dạng địa hình chính: Đồi thấp và đồng bằng ven sơng.
a) Dạng địa hình đồi thấp:
Phân bố tập trung ở khu vực phía Đơng Bắc của huyện. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 10 - 30m (cao nhất 32m). Độ dốc phổ biến từ 3 - 50. Tiêu thốt nước thuận lợi, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp. Vùng này chiếm khoảng 30,7% diện tích tự nhiên của tồn huyện. Đây là địa hình thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành công nghiệp.
Vùng này chiếm khoảng 52,3% tổng diện tích tự nhiên, có thể phân thành 3 khu vực nhỏ:
Khu vực phía bắc: Bao gồm dải đất thấp ven sông thuộc các xã: Phước
Thiền, Phú Hội, Long Tân, Đại Phước, độ cao trung bình từ 2 - 3 m, đất bằng phẳng, nước mặt dồi dào, nhưng nền đất yếu, thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.
Khu vực nằm trong hệ thống thủy lợi Ông Kèo: Bao gồm dải đất thấp ven
sơng Ơng Kèo thuộc các xã: Phú Hữu, Phú Đơng, Phước Khánh. Độ cao trung bình từ 1 - 3 m, địa hình bằng phẳng nhưng nền đất yếu, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp.
Khu vực phía nam: Độ cao phổ biến từ 0,5 - 1 m, nền đất rất yếu, bị ngập
mặn do thủy triều, thích hợp với phát triển lâm nghiệp và ni trồng thủy sản. Cần lưu ý địa hình khu vực này để tập trung phát triển và đầu tư ni trồng thủy hải sản.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 26o C - 27o C - Số giờ nắng trong năm khoảng: 2.600 - 2.700 giờ
- Lượng mưa hàng năm: 1.800 - 2.000 mm
- Độ ẩm khơng khí trung bình: 79 - 80%
Khí hậu Nhơn Trạch là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Nhiệt độ khơng khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7oC. Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
Nhiệt độ trung bình mùa khơ từ 25,4 – 26,7oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,8oC. So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8oC.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 14% lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ giữa ra hai phía Đơng và Tây của Nhơn Trạch.
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên về cảnh quan phục vụ du lịch
Do đặc điểm về địa hình cùng với hệ thống sơng, rạch phát triển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp có thể tái tạo thành khu vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái phục vụ cho nhu cầu vui chơi của dân cư trong tỉnh và của các khu vực lân cận.
b) Tài nguyên nước
Hệ thống sơng ngịi trong huyện cũng là một lợi thế cho việc tưới tiêu cũng như giao thông đường thủy với các sông lớn bao quanh như sông Đồng Nai, sông Lịng Tàu, sơng Gị Da, sơng Thị Vải,... Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đồng Nai. Theo số liệu quan trắc lưu lượng trung bình 312m3/s, lưu lượng tháng cao nhất (tháng 9) 1.083m3/s. Chất lượng nước khá tốt ở khu vực phía Bắc, mức độ nhiễm mặn tăng dần về phía hạ lưu. Có thể sử dụng nguồn nước mặt dồi dào này cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đặc biệt, có thể tập trung phát triển ni trồng thủy hải sản nước lợ tại hạ lưu tiếp xúc với biển của các con sông này.
Nguồn nước ngầm trong huyện khá dồi dào, tại huyện đã khoan thăm dò 20 giếng và khoan khai thác 5 giếng với lưu lượng 10 - 20m3/h/giếng.
c) Tài ngun đất
Tồn huyện Nhơn Trạch có diện tích đất 41.089 ha. Trong đó có 04 nhóm đất chính bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn tiềm tàng, nhóm đất cát biển mới
Ngồi ra, phía nam huyện cịn có 18.000 ha rừng ngập mặn trải dài qua các xã Long Phước - Phước Thái - Phước An - Long Thọ, nối liền với rừng sinh quyển Cần Giờ, sẽ là lá phổi xanh tự nhiên cho Nhơn Trạch.