đời sống kinh tế của người dân; 2. Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng; 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng; 4. Nâng cao trình độ dân trí; 5. Bảo vệ sức khỏe; 6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai1.
Theo nghĩa rộng hơn, phát triển cộng đồng được hiểu là thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự phát triển này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vai trò của đại học đối với sự phát triển của cộng đồng được đề cập đến từ rất lâu. Khổng Tử từng đề cập về “đại học” : “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện” (Dịch nghĩa: đường lối đại học ở chỗ làm cho sáng tỏ cái đức sáng, làm cho con người đổi mới luôn luôn, lo cho đến chỗ hồn tồn tốt lành mới thơi). Quan niệm về “đại học” ở đây gắn liền với một sứ mệnh cao cả đối với cộng đồng. Người học “đại học” phải hướng đến đức sáng, đến sự đổi mới và đến
những chân lý, lẽ phải và cái thiện tuyệt đối để đóng góp cho xã hội. Theo tác giả Nguyễn Kim D ung2, đứng trên bình điện cá nhân, giáo dục đại học cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân chúng ta. Hơn thế nữa, giáo dục đại học có tầm quan trọng vơ cùng to lớn đối với xã hội nói chung. N ó mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng và dân tộc. Giáo dục đại học không phải chỉ là lợi ích tư (private beneýit), mà còn là lợi ích cơng vơ
cùng quí báu (public good). Một trong các chỉ số của một xã hội thịnh
vượng là khi các công dân của xã hội đó tìm kiếm cơ hội giáo dục tốt hơn. Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp đại học các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân và chính phủ ln hướng đến mục đích