Cấu trúc và đặc điểm của hệ thốngchính trị

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 62 - 73)

I. Hệ thốngchính trị Việt Nam thời kỳ 1945-

2. Cấu trúc và đặc điểm của hệ thốngchính trị

a) Cấu trúc, đặc điểm hệ thống chính trị thời kỳ 1945 – 1946

Trên thế giới có nhiều hình thức chính thể khác nhau: quân chủ chuyên chế, quân chủ hạn chế, cộng hòa với nhiều biến thể: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa lưỡng hợp và những phương thức tổ chức thực hiện quyền lực khác nhau: phân quyền (phân quyền mềm dẻo, phân quyền cứng rắn) và tập quyền.

Theo Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước Việt Nam không theo mơ hình của bất kỳ nhà nước nào nhưng cũng thể hiện khá đầy đủ cả về khía cạnh chính trị, xã hội và kỹ thuật tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.

Ban Thường vụ

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hội đồng nhân dân cấp xã

Chủ tịch nước Nội các

Ủy ban hành chính cấp tỉnh Ủy ban hành chính Bộ

Ủy ban hành chính cấp xã Ủy ban hành chính cấp huyện

huyện

Nghị viện nhân dân Chính phủ Tòa án cấp cao

Tòa án sơ cấp Tòa án đệ nhị cấp Tịa án thượng thẩm

63

Hệ thống chính trị Việt Nam giai đoạn này có những đặc điểm nổi bật :

- Hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng và kiện toàn nhằm bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng, giữ chính quyền cách mạng và thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc trong điều kiện rất khó khăn và phức tạp. Hệ thống chính trị đã bao gồm những thành tố cơ bản: Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

- Là thể chế chính trị kiểu mới, thực sự của dân, do dân, vì dân. Đặc điểm này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 1946: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

- Hiến pháp 1946 quy định cơ cấu quyền lực nhà nước bao gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân công chức năng, nhiệm vụ của ba nhánh quyền lực. Trong đó, vị thế của Nghị viện được đề cao trong tương quan với các nhánh quyền lực khác: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, bởi Nghị viện là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hịa. Cơ quan tư pháp gồm có : Tịa án tối cao, các tòa án thượng thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.

- Mơ hình nhà nước áp dụng chế độ “hành pháp hai đầu”: một phần quyền lực hành pháp thuộc về Chủ tịch nước, một phần thuộc về Thủ tướng nhưng chủ yếu tập trung vào Chủ tịch nước. Hiến pháp 1946 quy định: Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các, Chủ tịch nước chọn Thủ tướng …. Chủ tịch nước Chủ tọa Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chọn các thành viên Nội các.

- Hiến pháp 1946 quy định thẩm quyền cụ thể của các cơ quan nhà nước đồng thời tạo cơ chế kiềm chế giữa các nhánh quyền lực nhà nước, đặc biệt là giữa lập pháp và hành pháp. Điều 31 quy định: “Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng

64

chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố”. Những quy định này liên tưởng tới quyền phủ quyết luật của Tổng thống trong Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thể hiện sự kiềm chế quyền lực giữa nhánh lập pháp và hành pháp. Tại điều 54 quy định, Nghị viện có quyền biểu quyết tín nhiệm Nội các nhưng “Trong hạn 24 giờ sau … Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại …, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức”. Quy định này tương tự cơ chế “Nghị viện giải tán chính phủ” của nhiều quốc gia đương đại.

- Hiến pháp 1946 đề cao trách nhiệm cá nhân, phân biệt trách nhiệm tập thể và cá nhân. Với các quy định: Bộ trưởng nào khơng được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức; tồn thể Nội các khơng phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi của Bộ trưởng, còn Thủ tướng là người chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các.

* Vai trị của các thành tố trong hệ thống chính trị thời kỳ 1945 – 1946

a) Đảng lãnh đạo bảo vệ và giữ chính quyền cách mạng trong điều kiện gay go, phức tạp

Công việc đầu tiên khi có chính quyền là Đảng lãnh đạo xây dựng các nguyên tắc thể chế hoạt động của hệ thống chính trị. Từ những ngày đầu nắm chính quyền đã quan tâm xây dựng một một thể chế chính trị kiểu mới, thực sự của dân, do dân và vì dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đứng đầu Chính phủ trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu và xây dựng Hiến pháp để xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam và Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Mặc dù trên thực tế, mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng do hoàn cảnh lịch sử phức tạp, nên Hiến pháp chưa đề cập công khai đến vấn đề này. Chế định Chủ tịch nước là hình thức Hiến pháp thể hiện tập trung quyền lãnh đạo của Đảng vì Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng. Thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và việc Hiến pháp ghi nhận quyền lực rất lớn của Chủ tịch nước là thắng lợi của Đảng ta, đảm bảo cho Đảng vẫn giữ được vai trò lãnh đạo trong điều kiện đã rút vào bí mật (Ngày 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải

65

tán và chỉ một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đơng Dương”. Đó là cách lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả nhất nhằm tránh đối đầu, bảo toàn lực lượng) đồng thời tạo cơ hội cho Đảng ra hoạt động cơng khai khi có điều kiện.

Tại Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ ngày 10 và 11/9/1945, Đảng ta đã nhận định tình hình trong nước và thế giới, đề ra những công việc trước mắt, cấp bách và cần thiết, đó là vấn đề chính quyền. Về chính trị, Đảng chủ trương huy động các nhân tài ra giúp việc, cấp tốc tổ chức các ủy ban nhân dân các làng, các phố. Đảng chủ trương liên hiệp trong tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính phủ, ủy ban soạn thảo Hiến pháp, Ủy ban chuẩn bị Tổng tuyển cử… đêu có thành phần các Đảng phái, các tổ chức chính trị, các nhân sĩ, trí thức nhưng đứng đằng sau đó, Đảng vẫn giữ vai trị lãnh đạo. Trong hồn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, Chính phủ dân chủ cộng hịa là Chính phủ liên hiệp - đa nguyên đa đảng.

Khi tổ chức các ủy ban công sở hay nhà máy, cố gắng lôi kéo mọi tầng lớp từng làm việc ở đó tham gia, đồng thời tổ chức các ủy ban công nhân ở các sở hay các nhà máy của tư nhân. Để tránh bệnh hẹp hòi, quan liêu trong tổ chức các ủy ban hành chính, Đảng chỉ đạo các phương pháp củng cố và chấn chỉnh tổ chức: mở rộng ủy ban cho các tầng lớp nhân dân ngoài Việt Minh tham gia, đồng thời tẩy trừ những kẻ phản động giấu mặt trong các ủy ban, thay thế bằng những người có uy tín. Đối với tổng lí và quan cai trị cũ, nếu họ không phải là phản động thì mời họ tham gia hoặc làm cố vấn cho các tiểu ban như cứu tế để sử dụng hết khả năng của họ và để tránh sự chia rẽ, bè phái; ủy ban nhân dân tỉnh phải liên lạc mật thiết với các công sở để cho bộ máy hành chính ăn khớp và chạy đều; thống nhất giữa các ủy ban các cấp. Đảng chỉ đạo bỏ cấp bộ cho cơng việc được nhanh chóng. Uỷ ban nhân dân tỉnh phải phái người đi kiểm soát các ủy ban nhân dân huyện và làng. Mở các lớp huấn luyện cách thức tổ chức ủy ban nhân dân cấp làng và cấp huyện.

Như vậy, bằng những phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, giữ vững định hướng chính trị của Nhà nước trong điều kiện rất khó khăn, phức tạp.

66

b) Vai trò của nhà nước trong xây dựng hệ thống chính trị

* Thể chế hành pháp

Thời kì mới thành lập, Nhà nước ta có đặc điểm là được hình thành từ phong trào cách mạng quần chúng. Đó là một nhà nước liên hiệp, kể cả liên hiệp với các đảng phái phản động, ln bị chia rẽ bởi nhiều xu thế chính trị khác nhau; là nhà nước chưa hồn thiện, các thành viên Chính phủ hầu hết chưa có kinh nghiệm quản lí hành chính; chính quyền cách mạng cấp cơ sở ở nhiều địa phương chưa được thành lập... Nhà nước phải đối mặt với ba loại kẻ thù: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ nhanh chóng thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng: tổ chức Tổng tuyển cử và ban hành Hiến pháp. “Trước đây, chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế dộ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta khơng có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Do đó, nhất định chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ”

Chỉ mấy ngày sau khi cuộc khởi nghĩa thành công, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 14 về Tổng tuyển cử, trong đó ghi rõ: Chiếu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu Đại hội ngày 16 đến 17-8-1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hịa và Chính phủ nhân dân tồn quốc sẽ do một Quốc dân Đại hội bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”; “ Tất cả công dân Việt Nam, cả trai lẫn gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc khơng bình thường” ( Điều 2)

Vì mục đích Tổng tuyển cử thắng lợi, qua một quá trình đấu tranh, thương lượng và nhân nhượng với các đảng phái, lực lượng địi tham gia chính quyền,

Việt Minh đã kí với Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) (hai đảng phản động thân Tàu Tưởng) bản Biện pháp đồn kết, trong đó nhấn mạnh: độc lập đồn kết là trên hết; khơng dùng vũ lực gây rối: ủng hộ Tổng tuyển cử Quốc hội và kháng chiến; đình chỉ cơng kích lẫn nhau; mở rộng Chính phủ Lâm thời, thừa nhận 70 ghế cho Việt Quốc và Việt

67

Cách khơng qua bầu cử. Để tránh căng thẳng, đối phó với nhiều loại kẻ thù, ngày 1-1-1946, Chính phủ Lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, mời một số thành viên của Việt Quốc và Việt Cách tham gia. Đây chính là chính sách đối nội đầu tiên của Chính phủ lâm thời, mục đích là tăng cường đoàn kết, tạm thời hịa hỗn để tạo khơng khí chính trị ổn định cho Tổng tuyển cử.

* Thể chế lập pháp

Ngày 6-1-1946, vượt qua mn vàn khó khăn, thủ thách, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam đã thực hiện quyền cơng dân của mình: bầu ra 333 đại biểu Quốc hội, đại diện cho các thành phần giai cấp, tầng lớp nhân dân: 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ, 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Cùng với việc bổ sung thêm 50 ghế cho Việt Quốc và 20 ghế cho Việt Cách, Quốc hội đầu tiên có 403 đại biểu. Như vậy, bằng cuộc Tổng tuyển cử, lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả mọi công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở nên không phân biệt trai gái, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, đều có quyền dân chủ, bình đẳng, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam với sự ra đời của Nghị viện nhân dân- Quốc hội do toàn dân bầu ra.Quốc hội vừa là thành quả, vừa là yêu cầu đặt ra bức thiết của cách mạng. Đó là Quốc Hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân. Ngày 2 tháng 3 năm 1946 của Quốc hội đã họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội có gần 300 đại biểu tham dự. Do hoàn cảnh chiến tranh, một số đại biểu không dự họp được. Trong kỳ họp lịch sử này, Quốc hội đã tập trung giải quyết những công việc quan trọng sau: - Quốc Hội trịnh trọng trọng cảm ơn Chính phủ Lâm thời và theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Quốc Hội thơng qua danh sách 70 đại biểu không qua bầu cử của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội.

- Bầu các cơ quan cao cấp của Nhà nước:

+ Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu (phó chủ tịch là Nguyễn Hải Thần) và 13 vị bộ trưởng phụ trách các bộ.

+ Ban thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm trưởng ban, có 15 ủy viên chính thức và ba ủy viên dự khuyết (sau bổ sung thêm bốn đại biểu Nam

68

Bộ). Ban thường trực có quyền: góp ý với Chính phủ, phê bình Chính phủ, triệu tập Quốc hội khi cần thiết, được hỏi ý kiến khi tuyên chiến hay đình chiến.

+ Cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đảm nhiệm.

+ Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, có chức năng chuyên lo việc kháng chiến.

+ Lập Ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.

+ Quyết định những vấn đề quan trọng khác: quốc kỳ, quốc ca....

Tháng 11-1946, Quốc hội đã họp kỳ thứ hai, thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Do hồn cảnh chiến tranh, Quốc Hội đã quyết định không cần phải đưa Hiến pháp ra trưng cầu dân ý trong toàn quốc. Đồng thời, Quốc hội biểu quyết chưa ban hành Hiến pháp bằng một sắc lệnh và cho thi hành ngay.

Hiến pháp này được xây đựng theo ba nguyên tắc:

- Đồn kết tồn dân, khơng phân biệt giống nịi, trai gái, giai cấp, tơn giáo. - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

- Hiến pháp phải là cơ sở pháp lý để xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân: phải xác định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới- nhà nước dân chủ nhân dân, bộ máy nhà nước, gọn nhẹ, nhưng hoạt động có hiệu quả.

- Hiến pháp gồm có Lời nói đầu và 7 chương (70 điều). Trong chương I "Chính thể", Hiến pháp xác định hình thức chính thể của nhà nước ta là dân chủ cộng hịa, trong đó nhân dân là người chủ nắm quyền lực nhà nước. Hiến pháp cũng có những quy định cụ thể về tổ chức bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước. Trong đó, Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất, vì đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thơng qua đó nhân dân sử dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)